Mục từ này cần được bình duyệt
Khác biệt giữa các bản “Uốn ván”
Dòng 40: Dòng 40:
  
 
Chuỗi nặng bao gồm hai miền cũng nối liền bởi liên kết disulfide, thực hiện các chức năng vận động. Đầu carboxy (C) gắn vào những thụ thể cần cho nhập bào; đầu amino (N) hỗ trợ vận chuyển trong sợi trục và ở neuron đệm là chuyển vị phân tử độc tố ra bào tương.{{sfn|Roper et al.|2018|p=1054}} Chuỗi nhẹ mang độc tính của tetanospasmin là một endopeptidase kẽm. Khi hoạt động, nó chẻ synaptobrevin là protein cần cho các túi chứa chất dẫn truyền thần kinh xuất bào.{{sfn|Burtis|Dobbs|2009|p=428}} Không có synaptobrevin nguyên vẹn, túi không thể dung hợp với màng và chất dẫn truyền thần kinh không được giải phóng. Hệ quả là neuron ức chế mất khả năng kìm hãm neuron vận động khiến neuron này tăng tốc độ phóng gây cứng cơ. Thêm nữa các cơ đối vận không giãn được bình thường gây co thắt nếu có sự vận động hay kích thích.{{sfn|Nathan|Bleck|2011|p=286}}
 
Chuỗi nặng bao gồm hai miền cũng nối liền bởi liên kết disulfide, thực hiện các chức năng vận động. Đầu carboxy (C) gắn vào những thụ thể cần cho nhập bào; đầu amino (N) hỗ trợ vận chuyển trong sợi trục và ở neuron đệm là chuyển vị phân tử độc tố ra bào tương.{{sfn|Roper et al.|2018|p=1054}} Chuỗi nhẹ mang độc tính của tetanospasmin là một endopeptidase kẽm. Khi hoạt động, nó chẻ synaptobrevin là protein cần cho các túi chứa chất dẫn truyền thần kinh xuất bào.{{sfn|Burtis|Dobbs|2009|p=428}} Không có synaptobrevin nguyên vẹn, túi không thể dung hợp với màng và chất dẫn truyền thần kinh không được giải phóng. Hệ quả là neuron ức chế mất khả năng kìm hãm neuron vận động khiến neuron này tăng tốc độ phóng gây cứng cơ. Thêm nữa các cơ đối vận không giãn được bình thường gây co thắt nếu có sự vận động hay kích thích.{{sfn|Nathan|Bleck|2011|p=286}}
 +
 +
Tetanospasmin có thể hoạt động ở giao điểm thần kinh cơ, tủy sống, não, và hệ thần kinh tự chủ.{{sfn|Roper et al.|2018|p=1055}}
  
 
== Tham khảo ==
 
== Tham khảo ==

Phiên bản lúc 15:54, ngày 3 tháng 3 năm 2023

Uốn ván
Opisthotonus in a patient suffering from tetanus - Painting by Sir Charles Bell - 1809.jpg
Thế ưỡn cong ở người bị uốn ván, tranh của Sir Charles Bell, 1809.
Nguyên nhânClostridium tetani
Phòng ngừaVaccine uốn ván

Uốn ván là một bệnh cấp tính gây bởi ngoại độc tố của vi khuẩn Clostridium tetani.[1] Đặc trưng của bệnh là biểu hiện co thắt cơ, cứng cơ, và rối loạn tự chủ.[2] Tình trạng co cứng thường bắt đầu ở hàm và cổ rồi lan ra toàn thân.[1]

Tác nhân

Clostridium tetani tồn tại bền lâu nhờ nội bào tử. Hình vẽ mô tả vi khuẩn, vi khuẩn đang hình thành bào tử, và chỉ bào tử.

Uốn ván là bệnh trung gian độc tố do vi khuẩn Clostridium tetani gây ra.[3] C. tetani là trực khuẩn sinh bào tử, Gram dương, kỵ khí bắt buộc,[4] điển hình có chiều dài 2–2,5 μm, bề ngang 0,3–0,5 μm.[5] Mặc dù được phân loại là vi khuẩn Gram dương nhưng kết quả nhuộm có thể thay đổi, nhất là trong mô hoặc mẻ cấy cũ.[6] C. tetani có năng lực di động hạn chế và nhiều roi bao quanh trong thời kỳ sinh trưởng.[6] Nhiệt độ phù hợp cho sinh trưởng là 14–43 °C, tối ưu 33–37 °C.[5] Vi khuẩn trưởng thành mất roi và thường hình thành nội bào tử ở một đầu, làm nên hình dạng như dùi trống hay vợt tennis (hoặc vợt bóng quần).[3][6] Chúng nhạy cảm với nhiệt và không thể sống sót trong môi trường có oxy.[1]

Bào tử của C. tetani thì ngược lại, rất bền bỉ nên hiện diện ở mọi nơi trên thế giới.[7][8] Bào tử phân tán rộng khắp trong đất, ruột và phân động vật.[1] Ở những vùng nông thôn, nhiều người trưởng thành mang bào tử trong đường tiêu hóa và trên da.[3] Chúng có thể tồn tại nhiều tháng đến nhiều năm nếu không tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.[9] Chúng chịu được cực điểm nhiệt và ẩm, nhiều chất sát khuẩn và hóa chất như phenol, ethanol, formalin.[6] Trong nồi hấp, bào tử bị tiêu diệt tại nhiệt độ 121 °C và áp suất 103 kPa (15 psi) sau 15 phút.[3][6]

C. tetani sản sinh hai ngoại độc tố: tetanolysintetanospasmin.[1] Vai trò của tetanolysin chưa được biết rõ, nhưng nó có thể thúc đẩy hoại tử mô và vi khuẩn sinh sôi tại vết thương.[3][10] Tetanospasmin là độc tố thần kinh và nguyên nhân gây ra những biểu hiện của uốn ván.[1] Đây là một trong những độc tố mạnh nhất được biết, liều tử vong tối thiểu cho người ước tính là 2,5 ng trên 1 kg trọng lượng cơ thể.[1]

Uốn ván thường được liên hệ với gỉ sét, nhất là đinh gỉ. Gỉ thực chất không gây uốn ván nhưng những vật thể bị gỉ thường ở ngoài trời, đặc biệt là trong đất hay trên bề mặt đất, nơi thường có vi khuẩn hoặc bào tử. Giẫm phải đinh gỉ có nguy cơ bị uốn ván bởi đinh gỉ dễ mang bào tử vi khuẩn và nó nhọn đâm xuyên da đưa bào tử vào sâu bên trong chỗ vết thương là môi trường thiếu oxy thuận lợi cho bào tử sinh trưởng. 'Gỉ sét là nguyên nhân gây uốn ván' là quan niệm sai lầm phổ biến.[11][12]

Bệnh sinh

Con đường lây nhiễm chủ yếu là vết thương hở tiếp xúc với đất lẫn vi khuẩn, bệnh không lây từ người sang người.[13] Khi đã ở môi trường đủ thiếu khí, bào tử nảy mầm, sinh sôi và giải phóng độc tố.[7] Chỉ những chủng sinh tetanospasmin mới có thể gây bệnh.[14] Tetanospasmin hay độc tố uốn ván là một protein được sản sinh nội bào và giải phóng khi tế bào tự phân hủy.[9] Ban đầu nó được tổng hợp là một chuỗi polypeptide đơn 150 kDa bất hoạt.[3][10] Sau khi ra khỏi tế bào chết, chuỗi này bị protease vi khuẩn chẻ ra thành một chuỗi nặng 100 kDa và chuỗi nhẹ 50 kDa nối liền qua liên kết disulfide, là dạng hoạt tính của độc tố.[9][15]

Tiếp theo, độc tố lan đến ngã giao thần kinh cơ hoặc hệ bạch huyết, từ đó đi vào dòng máu dẫn đến phát tán toàn thân và hấp thu diện rộng. Độc tố thâm nhập neuron vận động alpha nhờ một quá trình gắn tuần tự thụ thể kép rồi nhập bào qua trung gian clathrin. Ở trong, độc tố được vận chuyển nghịch sợi trục đến thân neuron rồi chuyển bào sang neuron ức chế kề bên. Trong neuron ức chế, chuỗi nhẹ được chuyển ra bào tương bởi chuyển vị màng qua một kênh được tạo ra ở màng túi. Liên kết disulfide đứt gãy, thả chuỗi nhẹ tự do để nó bắt đầu phát huy độc tính.[16]

Chuỗi nặng bao gồm hai miền cũng nối liền bởi liên kết disulfide, thực hiện các chức năng vận động. Đầu carboxy (C) gắn vào những thụ thể cần cho nhập bào; đầu amino (N) hỗ trợ vận chuyển trong sợi trục và ở neuron đệm là chuyển vị phân tử độc tố ra bào tương.[9] Chuỗi nhẹ mang độc tính của tetanospasmin là một endopeptidase kẽm. Khi hoạt động, nó chẻ synaptobrevin là protein cần cho các túi chứa chất dẫn truyền thần kinh xuất bào.[13] Không có synaptobrevin nguyên vẹn, túi không thể dung hợp với màng và chất dẫn truyền thần kinh không được giải phóng. Hệ quả là neuron ức chế mất khả năng kìm hãm neuron vận động khiến neuron này tăng tốc độ phóng gây cứng cơ. Thêm nữa các cơ đối vận không giãn được bình thường gây co thắt nếu có sự vận động hay kích thích.[15]

Tetanospasmin có thể hoạt động ở giao điểm thần kinh cơ, tủy sống, não, và hệ thần kinh tự chủ.[17]

Tham khảo

  1. a b c d e f g Tiwari et al. 2021, tr. 315.
  2. Tiwari 2017, tr. 160.
  3. a b c d e f Tiwari 2017, tr. 158.
  4. Kimberlin et al. 2021, tr. 750.
  5. a b Roper et al. 2018, tr. 1053.
  6. a b c d e Nathan & Bleck 2011, tr. 284.
  7. a b Thwaites & Yen 2022, tr. 1211.
  8. Thwaites & Thwaites 2020, tr. 548.
  9. a b c d Roper et al. 2018, tr. 1054.
  10. a b Cook et al. 2001.
  11. O'Connor 2005.
  12. Mcvean 2018.
  13. a b Burtis & Dobbs 2009, tr. 428.
  14. Thwaites & Yen 2022, tr. 1212.
  15. a b Nathan & Bleck 2011, tr. 286.
  16. Roper et al. 2018, tr. 1054-1055.
  17. Roper et al. 2018, tr. 1055.

Tạp chí

  • Cook, T.M.; Protheroe, R.T.; Handel, J.M. (tháng 9 năm 2001), "Tetanus: a review of the literature", British Journal of Anaesthesia, 87 (3): 477–487, doi:10.1093/bja/87.3.477, PMID 11517134, S2CID 14040429

Sách

  • Roper, Martha H.; Wassilak, Steven G.F.; Scobie, Heather M.; Ridpath, Alison D.; Orenstein, Walter A. (2018), "Tetanus Toxoid", trong Plotkin, Stanley A.; Orenstein, Walter A.; Offit, Paul A.; Edwards, Kathryn M (bt.), Plotkin's Vaccines (lxb. 7), Elsevier, tr. 1052–1079.e18, ISBN 978-0-323-35761-6

Web