Mục từ này cần được bình duyệt
Khác biệt giữa các bản “Tóc vấn trần”
 
(Không hiển thị 2 phiên bản của cùng người dùng ở giữa)
Dòng 7: Dòng 7:
 
Trong khoảng một thế kỉ từ đạo dụ nhất thống [[y phục]] hồi năm 1832 của [[Nguyễn Thánh Tổ]] đế, lối vấn [[tóc]] quanh đầu rồi độn trong tấm [[khăn lươn]] đã trở thành tác phong căn bản của [[nữ lưu]] [[Bắc Kỳ|Bắc]]-[[Trung Kỳ]], chỉ riêng [[nữ lưu]] [[Nam Kỳ]] do chịu ảnh hưởng sâu đậm của [[văn hóa]] [[Minh Hương]] nên chỉ búi [[tóc]] sau gáy. Quan niệm [[Nho giáo|nho gia]] coi [[đàn bà]] nào không dùng mảnh [[khăn]] che đầu là "thiếu đứng đắn", gắt hơn thì "lố lăng đĩ thõa".
 
Trong khoảng một thế kỉ từ đạo dụ nhất thống [[y phục]] hồi năm 1832 của [[Nguyễn Thánh Tổ]] đế, lối vấn [[tóc]] quanh đầu rồi độn trong tấm [[khăn lươn]] đã trở thành tác phong căn bản của [[nữ lưu]] [[Bắc Kỳ|Bắc]]-[[Trung Kỳ]], chỉ riêng [[nữ lưu]] [[Nam Kỳ]] do chịu ảnh hưởng sâu đậm của [[văn hóa]] [[Minh Hương]] nên chỉ búi [[tóc]] sau gáy. Quan niệm [[Nho giáo|nho gia]] coi [[đàn bà]] nào không dùng mảnh [[khăn]] che đầu là "thiếu đứng đắn", gắt hơn thì "lố lăng đĩ thõa".
  
Vào những năm đầu thập niên 1930, khi trào lưu giải phóng [[nữ quyền]] từ [[Nam Kỳ]] dội ngược ra các thành thị [[Bắc Kỳ|Bắc]] [[Trung Kỳ]], giới [[trí thức]] tân học đã cảm thấy cần phải sửa đổi dần ý thức [[xã hội]] để người [[phụ nữ]] có nhiều cơ hội tham dự các sinh hoạt cộng đồng hơn. Việc trước tiên là phải cải cách [[y phục]] [[răng]] [[tóc]] như một sự "cởi trói" về thân thể, để [[nữ phái]] được mạnh dạn khoe [[nhan sắc]] hơn.
+
Những năm đầu thập niên 1930, khi trào lưu giải phóng [[nữ quyền]] từ [[Nam Kỳ]] dội ngược ra các thành thị [[Bắc Kỳ|Bắc]] [[Trung Kỳ]], giới [[trí thức]] tân học đã cảm thấy cần phải sửa đổi dần ý thức [[xã hội]] để người [[phụ nữ]] có nhiều cơ hội tham dự các sinh hoạt cộng đồng hơn. Việc trước tiên là phải cải cách [[y phục]] [[răng]] [[tóc]] như một sự "cởi trói" về thân thể, để [[nữ phái]] được mạnh dạn khoe [[nhan sắc]] hơn.
  
 
Từ các số đầu tuần báo [[Ngày Nay]], [[Tự Lực văn đoàn]] đã tích cực quảng cáo cho kiểu [[tóc]] vấn trần do ông Lemur [[Nguyễn Cát Tường]] chủ trương. Ngay lập tức, trong công luận [[Hà Nội]] đã dấy lên một làn [[sóng]] tranh cãi khá gay gắt, vì đa phần ý kiến chưa thấy hài lòng với lối tư duy quá mới này. Để trấn an dư luận, ông [[Nguyễn Cát Tường|Cát Tường]] phải chụp ảnh [[vợ]] mình - bà [[Nguyễn Thị Nội]] - với kiểu [[tóc]] ấy, rồi thuê mấy cô [[người mẫu]] đều con nhà danh giá trưng diện khi đi bát [[phố]]. Mặc dù, dần dà kiểu [[đầu]] [[tóc]] cải cách này cũng được đám đông chấp nhận, nhưng ở thập niên 1930-40 chỉ có các [[thanh nữ]] [[thành thị]] ưa để, những người [[đàn bà]] đã kết hôn hoặc lớp người chín tuổi vẫn trung thành với lối cũ.
 
Từ các số đầu tuần báo [[Ngày Nay]], [[Tự Lực văn đoàn]] đã tích cực quảng cáo cho kiểu [[tóc]] vấn trần do ông Lemur [[Nguyễn Cát Tường]] chủ trương. Ngay lập tức, trong công luận [[Hà Nội]] đã dấy lên một làn [[sóng]] tranh cãi khá gay gắt, vì đa phần ý kiến chưa thấy hài lòng với lối tư duy quá mới này. Để trấn an dư luận, ông [[Nguyễn Cát Tường|Cát Tường]] phải chụp ảnh [[vợ]] mình - bà [[Nguyễn Thị Nội]] - với kiểu [[tóc]] ấy, rồi thuê mấy cô [[người mẫu]] đều con nhà danh giá trưng diện khi đi bát [[phố]]. Mặc dù, dần dà kiểu [[đầu]] [[tóc]] cải cách này cũng được đám đông chấp nhận, nhưng ở thập niên 1930-40 chỉ có các [[thanh nữ]] [[thành thị]] ưa để, những người [[đàn bà]] đã kết hôn hoặc lớp người chín tuổi vẫn trung thành với lối cũ.
{{cquote|''Tháng chạp là tháng cưới... Bốn cô phù dâu trong đám cưới cô [[Huguette Tholance]]<ref>Nữ nhiếp ảnh gia [[Huguette Jane Augusta Thérèse Tholance]], bản tin vắn về đám cưới của bà với hôn phu [[Auguste Eugène Ludovic Tholance]], ngày [[11 tháng 1]] năm 1925 tại [[Hà Nội]].</ref> : Cô Nguyễn Thị Vân, cô [[Vũ Thị Hiền]], cô [[Hồ Thị Môn Chi]], cô [[Vi Thị Kim Ngọc]]. Áo [[nhung]] [[trắng]], quần [[trắng]], có chếp nếp, giầy [[nhung]] [[đỏ]] ; [[tóc]] vấn trần. Mỗi cô cầm một bó [[hoa]] [[đỏ]].''|||Tuần báo [[Ngày Nay (tuần báo)|Ngày Nay]] số 1, ra ngày 30 tháng 1 năm 1935}}
+
<center><gallery>Hình:Elégante de Hué.jpg|Thiếu nữ tân thời [[Huế]]
 +
Hình:Jeunes filles de Lemur (1).jpg|Các thiếu nữ giới thiệu kiểu áo tân thời Lemur
 +
Hình:Jeunes filles de Lemur (2).jpg|Các thiếu nữ giới thiệu kiểu áo tân thời Lemur
 +
Hình:Trịnh Thị Điền (1912 - 1996).jpg|Phu nhân [[Trịnh Thị Điền]]</gallery></center>
 +
{{cquote|''Tháng chạp là tháng cưới... Bốn cô phù dâu trong đám cưới cô [[Huguette Tholance]]<ref>Nữ nhiếp ảnh gia [[Huguette Jane Augusta Thérèse Tholance]], bản tin vắn về đám cưới của bà với hôn phu [[Auguste Eugène Ludovic Tholance]], ngày [[11 tháng 1]] năm 1925 tại [[Hà Nội]].</ref> : Cô Nguyễn Thị Vân, cô [[Vũ Thị Hiền]], cô [[Hồ Thị Môn Chi]], cô [[Vi Thị Kim Ngọc]]. Áo [[nhung]] [[trắng]], quần [[trắng]], có chếp nếp, giầy [[nhung]] [[đỏ]] ; [[tóc]] vấn trần. Mỗi cô cầm một bó [[hoa]] [[đỏ]].''|||Tuần báo [[Ngày Nay (tuần báo)|Ngày Nay]] số 1, ra ngày 30 tháng 01 năm 1935}}
 
==Đặc trưng==
 
==Đặc trưng==
 
Mái [[tóc]] không bện, mà có xảo thuật nào đó quấn quanh đầu giả như kiểu vấn [[khăn]], rất khéo. Nhưng đặc thù của kiểu này là [[tóc]] phải đủ dài để không dễ xổ ra, vậy nên theo nhu cầu lại sinh ra nghề thu mua [[tóc]] rối, [[tóc]] giả được độn vào [[tóc]] thật, chuốt thẳng rồi mới quấn lại. Thú vấn trần khiến cho [[đầu]] [[tóc]] nhẹ nhàng mượt mà hơn, đồng thời vẻ duyên dáng yêu kiều của [[nữ phái]] được nhân lên gấp bội so với lối vấn [[khăn]] cũ.
 
Mái [[tóc]] không bện, mà có xảo thuật nào đó quấn quanh đầu giả như kiểu vấn [[khăn]], rất khéo. Nhưng đặc thù của kiểu này là [[tóc]] phải đủ dài để không dễ xổ ra, vậy nên theo nhu cầu lại sinh ra nghề thu mua [[tóc]] rối, [[tóc]] giả được độn vào [[tóc]] thật, chuốt thẳng rồi mới quấn lại. Thú vấn trần khiến cho [[đầu]] [[tóc]] nhẹ nhàng mượt mà hơn, đồng thời vẻ duyên dáng yêu kiều của [[nữ phái]] được nhân lên gấp bội so với lối vấn [[khăn]] cũ.
Dòng 21: Dòng 25:
 
Hình:Huế en 1920s. Jeune femme (5).jpg|Kiểu 2A
 
Hình:Huế en 1920s. Jeune femme (5).jpg|Kiểu 2A
 
Hình:Huế en 1920s. Jeune femme (6).jpg|Kiểu 2B</gallery></center>
 
Hình:Huế en 1920s. Jeune femme (6).jpg|Kiểu 2B</gallery></center>
<center><gallery>Hình:Elégante de Hué.jpg|Thiếu nữ [[Huế]]
 
Hình:Jeunes filles de Lemur (1).jpg|Các thiếu nữ giới thiệu kiểu áo tân thời Lemur
 
Hình:Jeunes filles de Lemur (2).jpg|Các thiếu nữ giới thiệu kiểu áo tân thời Lemur
 
Hình:Trịnh Thị Điền (1912 - 1996).jpg|Phu nhân [[Trịnh Thị Điền]]</gallery></center>
 
 
==Tham khảo==
 
==Tham khảo==
 
* [[Khăn vấn]]
 
* [[Khăn vấn]]

Bản hiện tại lúc 11:01, ngày 11 tháng 11 năm 2020

Tóc vấn trần[1] là cách gọi một lối tạo mẫu tóc dành cho nữ lưu thịnh hành trong khoảng thập niên 1930-40 ở Bắc-Trung Kỳ, cho đến khoảng thập niên 1970 vẫn còn hiện diện lác đác ở các thành thị phía Nam vĩ tuyến 17.

Kiểu tóc này do ông Lemur Nguyễn Cát Tường khởi xướng nhằm thay thế tấm khăn đóng đã tỏ ra kém tiện dụng trước thời đại mới[2].

Lịch sử[sửa]

Thanh nữ Hà Nội vấn tóc trần đi bát phố.

Trong khoảng một thế kỉ từ đạo dụ nhất thống y phục hồi năm 1832 của Nguyễn Thánh Tổ đế, lối vấn tóc quanh đầu rồi độn trong tấm khăn lươn đã trở thành tác phong căn bản của nữ lưu Bắc-Trung Kỳ, chỉ riêng nữ lưu Nam Kỳ do chịu ảnh hưởng sâu đậm của văn hóa Minh Hương nên chỉ búi tóc sau gáy. Quan niệm nho gia coi đàn bà nào không dùng mảnh khăn che đầu là "thiếu đứng đắn", gắt hơn thì "lố lăng đĩ thõa".

Những năm đầu thập niên 1930, khi trào lưu giải phóng nữ quyền từ Nam Kỳ dội ngược ra các thành thị Bắc Trung Kỳ, giới trí thức tân học đã cảm thấy cần phải sửa đổi dần ý thức xã hội để người phụ nữ có nhiều cơ hội tham dự các sinh hoạt cộng đồng hơn. Việc trước tiên là phải cải cách y phục răng tóc như một sự "cởi trói" về thân thể, để nữ phái được mạnh dạn khoe nhan sắc hơn.

Từ các số đầu tuần báo Ngày Nay, Tự Lực văn đoàn đã tích cực quảng cáo cho kiểu tóc vấn trần do ông Lemur Nguyễn Cát Tường chủ trương. Ngay lập tức, trong công luận Hà Nội đã dấy lên một làn sóng tranh cãi khá gay gắt, vì đa phần ý kiến chưa thấy hài lòng với lối tư duy quá mới này. Để trấn an dư luận, ông Cát Tường phải chụp ảnh vợ mình - bà Nguyễn Thị Nội - với kiểu tóc ấy, rồi thuê mấy cô người mẫu đều con nhà danh giá trưng diện khi đi bát phố. Mặc dù, dần dà kiểu đầu tóc cải cách này cũng được đám đông chấp nhận, nhưng ở thập niên 1930-40 chỉ có các thanh nữ thành thị ưa để, những người đàn bà đã kết hôn hoặc lớp người chín tuổi vẫn trung thành với lối cũ.

Tháng chạp là tháng cưới... Bốn cô phù dâu trong đám cưới cô Huguette Tholance[3] : Cô Nguyễn Thị Vân, cô Vũ Thị Hiền, cô Hồ Thị Môn Chi, cô Vi Thị Kim Ngọc. Áo nhung trắng, quần trắng, có chếp nếp, giầy nhung đỏ ; tóc vấn trần. Mỗi cô cầm một bó hoa đỏ.

— Tuần báo Ngày Nay số 1, ra ngày 30 tháng 01 năm 1935

Đặc trưng[sửa]

Mái tóc không bện, mà có xảo thuật nào đó quấn quanh đầu giả như kiểu vấn khăn, rất khéo. Nhưng đặc thù của kiểu này là tóc phải đủ dài để không dễ xổ ra, vậy nên theo nhu cầu lại sinh ra nghề thu mua tóc rối, tóc giả được độn vào tóc thật, chuốt thẳng rồi mới quấn lại. Thú vấn trần khiến cho đầu tóc nhẹ nhàng mượt mà hơn, đồng thời vẻ duyên dáng yêu kiều của nữ phái được nhân lên gấp bội so với lối vấn khăn cũ.

Tham khảo[sửa]

Liên kết[sửa]

  1. Tóc vấn
  2. Tóc vấn má hồng
  3. Nữ nhiếp ảnh gia Huguette Jane Augusta Thérèse Tholance, bản tin vắn về đám cưới của bà với hôn phu Auguste Eugène Ludovic Tholance, ngày 11 tháng 1 năm 1925 tại Hà Nội.