Res Gestae Divi Augusti
Phiên bản vào lúc 23:21, ngày 21 tháng 10 năm 2020 của Hadubrandlied (Thảo luận | đóng góp)
UnderCon icon.svg Mục từ này chưa được bình duyệt và có thể cần sự giúp đỡ của bạn để hoàn thiện.

Res Gestae Divi Augusti (tạm dịch Augustus chí thánh công nghiệp kí hoặc Augustus chí thánh kỉ công bi văn) là nhan đề hậu thế đặt cho bài minh văn trên đồng trụ tại lăng mộ sa hoàng Augustus.

Tác phẩm được xác nhận là một trong những tài liệu cổ đại nguyên vẹn nhất còn tới nay.

Lịch sử

Cứ văn bản, tác phẩm được soạn ngay sau khi sa hoàng Augustus băng hà (năm 14 Công Nguyên), nhưng có lẽ đã được thực hiện trước đó nhiều năm và qua nhiều lần sửa đổi. Văn bản này được Augustus chỉ định làm di chúc của mình nên yêu cầu nguyên lão viện tiến hành điêu khắc.

Nguyên bản được chạm trên đôi đồng trụ trước cửa lăng mộ sa hoàng Augustus, nay án ngữ khu cổ tích Campus Martius thuộc đô thành Roma. Qua biến động thời gian, đôi đồng trụ ấy đã mất.

Tuy nhiên, trong thời kì La Mã đế quốc hưng thịnh, bài minh được sao thành nhiều bản khắc trên thạch bi rất nhiều thần điện trải khắp không gian đế quốc, mà đa số tồn tại ở dạng song ngữ Hi-La. Nhờ thế, học giới hiện đại dựa vào bản khắc hoàn hảo nhất tại Ankara để phục chế nội dung tác phẩm này.

Toàn bài minh gồm 35 đoạn, chia 4 chương, kèm lời tựa và bạt. Tựu trung lược thuật hành trạng và những tuyên ngôn chính trị của sa hoàng Augustus. Tác phẩm để lại cho hậu thế sự am hiểu nhất định về lối hành văn Cổ La Mã.

Xem thêm

Tham khảo