Mục từ này cần được bình duyệt
Ngọc Ông Trọng/đang phát triển
Phiên bản vào lúc 09:55, ngày 15 tháng 11 năm 2020 của Taitamtinh (Thảo luận | đóng góp) (Taitamtinh đã đổi Ngọc Ông Trọng thành Ngọc Ông Trọng/đang phát triển: Quá 30 ngày chưa bình duyệt nên chuyển sang không gian bài đang phát triển)
(khác) ← Phiên bản cũ | xem phiên bản hiện hành (khác) | Phiên bản mới → (khác)

Ngọc Ông Trọng (Hán văn : 玉翁仲) là một loại trang sức quý[1].

Lịch sử[sửa]

Ngọc Ông Trọng minh diễn là "Ông Trọng được tạc bằng ngọc bích". Nguyên là một trang sức đeo hông (móc vào đai áo bằng một đoạn dây thao) nam giới, tạc một quan viên chắp tay hoặc cầm hốt. Ngoài chức năng làm đẹp còn để tịch tà.

Theo Việt điện u linh tập, Ông Trọng có tên Lý Thân[2][3] nên được gọi Lý Ông Trọng (ở thời Trần, Lý phải đọc là Nguyễn), là một tráng đinh quê ở thôn Từ Liêm (cổ âm : Tlem, Chèm), có công phù tá Tần Thủy Hoàng dẹp rợ Hồ, đến khoảng niên hiệu Trinh Nguyên triều Đường lại hiển linh, nên được các đô hộ quan và triều đại An Nam gia phong mĩ tự. Cũng theo sách, do Lý Ông Trọng có thân hình lực lưỡng nên giặc cứ thấy là khiếp đảm, vì vậy sau khi ông mất, Tần vương sai đúc tượng ông ở lăng mộ và biên ải, giặc thấy thế mà tan chạy. Từ đấy có tục tạc thạch Ông Trọng (石翁仲, 石像生 / thạch tượng sinh) trấn yểm lăng mộ[4]. Đại Minh hội điển quy định, ngoài hoàng đế, chỉ quan viên nhất nhị phẩm được dựng thạch Ông Trọng, kẻ chưa đủ tư cách mà trái lệnh thì bị phạt, cho nên thạch Ông Trọng cũng là cách đánh giá địa vị chủ nhân.

Theo các sử liệu Trung Hoa, tục dựng thạch Ông Trọng đã có từ triều Hán hoặc sớm hơn một chút, phát xuất từ văn hóa thờ ngẫu tượng Hung Nô[5][6][7]. Ban sơ những tượng này được tạc bằng đồng để trang trí cung điện, được gọi kim nhân (金人), đồng nhân (銅人), kim địch (金狄), trường địch (長狄), hà địch (遐狄)[8]. Sang triều Tống thì rộ lên tục đeo ngọc bích tạc Ông Trọng trong giới quyền quý[9][10].

Hình ảnh[sửa]

Trung Hoa
Việt Nam

Văn hóa[sửa]

Theo tiến sĩ Lê Chí Quế, chữ Trọng (仲) giống các từ Gióng/Dóng, Đổng về nghĩa, duy có lối phát âm hơn khác. Đây là cách phát âm của người Việt cổ, có lẽ tương đương từ Đồng (銅), Trường (長) hoặc Khổng (空).

Ngày nay, tại một số bác vật quán nghệ thuật lớn tại Bắc Mĩ có trưng bày các bộ sưu tập Ngọc Ông Trọng quý hiếm.

Tham khảo[sửa]

Liên kết[sửa]

  1. 那志良著(1990). "中國古玉圖釋" Page 327 - Page 329)。漢八刀係指漢代玉器工匠只以七、八刀之雕刻刀法便可完工製成玉器的簡單玉雕技術。1 , 20100616062918 http://edu.ocac.gov.tw/culture/chinese/cul_chculture/vod21html/vod21_09.htm Kiểm tra ngày tháng ở: |date= (trợ giúp); Thiếu |title= (trợ giúp)2, 20100617010126 http://edu.ocac.gov.tw/culture/chinese/cul_chculture/vod21html/vod21_15.htm Kiểm tra ngày tháng ở: |date= (trợ giúp); Thiếu |title= (trợ giúp)
  2. 李零.《翁仲考》,載《入山與出塞》[M].北京: 文物出版社,2004. p.41-69.
  3. 龐希雲,李志峰. 文化傳遞中的想像與重構——中越“翁仲”的流傳與變異[J]. 上海師範大學學報(哲學社會科學版),2013,02:76-85.
  4. 昭陵的建筑——扑朔迷离的石象生
  5. 劉永連. 突厥石人新探[J]. 貴州民族研究,2006,02:139-144.
  6. 任寶磊. 略論新疆地區突厥石人分佈與特徵[J]. 西域研究,2013,03:87-94+155-156.
  7. 任寶磊. 新疆地區的突厥遺存與突厥史地研究[D].西北大學,2013.
  8. 陳凌. 突厥葬俗和祭祀有關的幾個問題[A]. 上海社會科學院歷史研究所.第二屆傳統中國研究國際學術討論會論文集(二)[C].上海社會科學院歷史研究所:, 2007:12.
  9. 劉文鎖. 突厥的墓上祭祀[A]. 上海社會科學院歷史研究所.第二屆傳統中國研究國際學術討論會論文集(二)[C].上海社會科學院歷史研究所:,2007:24.
  10. 包桂紅. 從“薩滿”思想解讀亞歐草原石人及其手中盃[J]. 世界宗教文化,2013,05:74 -82.

Tài liệu[sửa]

  • 那志良[台灣故宮博物院玉器顧問]著(1990). "中國古玉圖釋", 南天書局有限公司,台北市,台灣, ISBN 957-9482-24-1
  • 香港特區政府核准註冊 "中國文物世界Art of China"1993年12月100期紀念專號 中國古玉特輯 Page 103 內容及圖22(Page 105)玉翁仲 漢代(公元前206年–公元220年)撰文︰中國上海博物館 張明華
  • 中國河南省海燕出版社, 中國史學會編, "彩圖版中國通史History of China", Page 112 內容及圖 東漢(公元88年–公元220年)玉翁仲, ISBN 7-5350-2267-7

Tư liệu[sửa]