Khác biệt giữa các bản “Nốt nhạc”
Dòng 15: Dòng 15:
 
== Đặc tính âm nhạc ==
 
== Đặc tính âm nhạc ==
 
[[File:Diapason - ministudio.jpg|Diapason_-_ministudio|nhỏ|200px|Thanh diapason.]]Về mặt âm nhạc, chúng ta có nhiều nốt nhạc để cấu thành các giai điệu. Sự lựa chọn những nốt với tần số gốc cụ thể gắn với mỗi nền văn hoá hay mỗi thời kì cụ thể. Hiện nay, theo tiêu chuẩn quốc tế '''ISO 16''' nốt '''La''' với tần số '''440 Hz''' (A440, viết nhạc là A4) được lựa chọn làm nốt chuẩn để từ đây canh chỉnh những nốt nhạc khác. Trong dàn nhạc giao hưởng hiện đại, trước khi trình diễn, các nhạc cụ cần phải được chỉnh tông cho thống nhất và một kèn Oboe (tiếng Pháp : Hautbois) sẽ thổi nốt La 440 Hz và các nhạc cụ khác sẽ canh lại nốt la của mình theo đó. Ngoài kèn Oboe, thông dụng vẫn dùng công cụ '''diapason''' (tiếng Anh : tuning folk) để phát nốt La chuẩn.<br>
 
[[File:Diapason - ministudio.jpg|Diapason_-_ministudio|nhỏ|200px|Thanh diapason.]]Về mặt âm nhạc, chúng ta có nhiều nốt nhạc để cấu thành các giai điệu. Sự lựa chọn những nốt với tần số gốc cụ thể gắn với mỗi nền văn hoá hay mỗi thời kì cụ thể. Hiện nay, theo tiêu chuẩn quốc tế '''ISO 16''' nốt '''La''' với tần số '''440 Hz''' (A440, viết nhạc là A4) được lựa chọn làm nốt chuẩn để từ đây canh chỉnh những nốt nhạc khác. Trong dàn nhạc giao hưởng hiện đại, trước khi trình diễn, các nhạc cụ cần phải được chỉnh tông cho thống nhất và một kèn Oboe (tiếng Pháp : Hautbois) sẽ thổi nốt La 440 Hz và các nhạc cụ khác sẽ canh lại nốt la của mình theo đó. Ngoài kèn Oboe, thông dụng vẫn dùng công cụ '''diapason''' (tiếng Anh : tuning folk) để phát nốt La chuẩn.<br>
Từ nốt La chuẩn này, người ta xây dựng tiếp tần số cho các nốt nhạc khác thông qua các '''quãng''' (tiếng Pháp: intervalle).
+
Từ một nốt chuẩn, người ta xây dựng tiếp tần số cho các nốt nhạc khác thông qua các '''quãng''' (tiếng Pháp: intervalle).
 
=== Quãng ===
 
=== Quãng ===
 
Quãng là khoảng cách cao độ giữa hai nốt nhạc. Về mặt vật lý, nó thể hiện thông qua một '''tỷ lệ hữu tỷ''' của hai tần số gốc ứng với hai nốt nhạc đó. Mỗi tỷ lệ hữu tỷ sẽ có một cách gọi quãng tương ứng. Nhờ vào tỷ lệ hữu tỷ này, các nốt sẽ hoà âm một cách hài hoà và tạo cảm giác phù hợp với thính giác con người. Về mặt vật lý, các sóng âm khi có một tỷ lệ hữu tỷ chung nào đó về tần số sẽ không triệt tiêu biên độ của nhau theo thời gian. Trong âm nhạc phương tây, từ lúc đầu, chỉ một số tỷ lệ - quãng nào đó được lựa chọn để xây dựng lý thuyết âm nhạc dựa trên các nguyên tắc toán học và quan điểm về tự nhiên, điều này là khách quan khi mà vào những thời kỳ đầu tiên, nghệ thuật âm nhạc còn song hành với toán học, triết học,...<br>
 
Quãng là khoảng cách cao độ giữa hai nốt nhạc. Về mặt vật lý, nó thể hiện thông qua một '''tỷ lệ hữu tỷ''' của hai tần số gốc ứng với hai nốt nhạc đó. Mỗi tỷ lệ hữu tỷ sẽ có một cách gọi quãng tương ứng. Nhờ vào tỷ lệ hữu tỷ này, các nốt sẽ hoà âm một cách hài hoà và tạo cảm giác phù hợp với thính giác con người. Về mặt vật lý, các sóng âm khi có một tỷ lệ hữu tỷ chung nào đó về tần số sẽ không triệt tiêu biên độ của nhau theo thời gian. Trong âm nhạc phương tây, từ lúc đầu, chỉ một số tỷ lệ - quãng nào đó được lựa chọn để xây dựng lý thuyết âm nhạc dựa trên các nguyên tắc toán học và quan điểm về tự nhiên, điều này là khách quan khi mà vào những thời kỳ đầu tiên, nghệ thuật âm nhạc còn song hành với toán học, triết học,...<br>

Phiên bản lúc 13:22, ngày 3 tháng 1 năm 2023

Nốt nhạc là một hiện tượng âm thanh gắn với khả năng cảm quan của con người. Nốt nhạc phân biệt với các hiện tượng âm thanh khác như tiếng ồn, tín hiệu, tiếng nói, ... nhờ vào một số đặc tính vật lý riêng biệt và sự cảm nhận từ hệ thống thần kinh của con người.

Đặc tính vật lý

Minh họa tiếng ồn với tần số, cường độ biến thiên vô định theo thời gian.

Nhìn chung, nốt nhạc (nốt) là một hiện tượng vật lý, một sự lan toả của sóng cơ học (sóng âm) trong môi trường, được thể hiện thông qua các thông số vật lý như tần số, biên độ dao động, cường độ, độ lớn, ... Để gọi là nốt nhạc và phân biệt được với các âm thanh khác, nốt cần phải được thể hiện bằng một tần số nhất định, ví dụ như nốt La với tần số 440 Hz.

Các âm thanh trong môi trường là một tập hợp các nốt với các tần số nhất định nhập nhằng với nhau theo thời gian và cường độ biến thiên và kết quả cho ra là một hỗn tạp âm thanh thường được gọi là tiếng ồn.

Cao độ

Sóng âm được con người cảm nhận thông qua các đặc tính vật lý của nó, trong đó tần số sóng âm là đặc tính quan trọng để từ đó hình thành các tính chất âm nhạc của sóng âm.
Khi sóng âm có tần số càng lớn, thính giác con người sẽ cảm nhận âm càng cao và ngược lại. Tai người là một bộ phận cảm nhận âm thanh rất hiệu quả, tuy nhiên, tai chỉ có thể cảm nhận được sóng âm trong một khoảng tần số nhất định. Độ nhạy của tai người đạt giá trị lớn nhất trong khoảng 1000 đến 4000 Hz, và độ nhạy sẽ giảm dần khi vượt qua khoảng này. Sóng âm từ 20 Hz trở xuống và từ 20.000 Hz trở lên sẽ không tạo ra cảm giác âm thanh rõ ràng cho hầu hết mọi người.
Các nhạc cụ giọng cao (sáo, sáo piccolo, vĩ cầm, clarinet, ...) thường khai thác khoảng tần số lý tưởng 1000 - 4000 Hz, khoảng này ứng với 2 quãng tám từ Đô C6 đến Đô C8. Dương cầm (piano) có nốt cao nhất là Đô C8 (4186 Hz) và nốt thấp nhất là La A0 (27.5 Hz).

Âm sắc

Trên thực tế, các nốt nhạc được tạo ra từ các nhạc cụ và mỗi nhạc cụ khác nhau sẽ cho ra những cảm giác âm thanh không giống nhau khi phát ra cùng một nốt nhạc. Chúng ta dễ dàng phân biệt nốt La (440 Hz) của vĩ cầm, của dương cầm, của sáo,... đây là một tính chất được gọi là âm sắc (timbre) của mỗi loại nhạc cụ.

Minh họa âm sắc của hai loại nhạc cụ khác nhau.
Biểu đồ âm có âm sắc, thể hiện tính chu kì cụ thể

Mỗi nốt nhạc được định hình bằng một tần số nhất định, ví dụ như nốt La với tần số 440 Hz (f0), nếu chỉ vậy, tất cả các loại nhạc cụ sẽ chỉ cho ra âm thanh nốt La hoàn toàn giống nhau, tuy nhiên, nhờ vào tính chất của cấu trúc, vật liệu cấu tạo, cách thức trình diễn, ... mà mỗi loại nhạc cụ sẽ tạo ra thêm một chuỗi các tần số là bội số của tần số nốt La (2f0 - 880 Hz, 3f0 - 1320 Hz, 4f0 - 1760 Hz, v.v.) gọi là bồi âm và tất cả các tần số này sẽ hoà nhập vào tần số gốc 440 Hz để tạo ra một nốt La thú vị hơn. Mỗi loại nhạc cụ với cấu trúc, vật liệu khác nhau sẽ có một tập hợp nhất định các tần số bồi âm với cường độ mỗi bồi âm khác nhau, từ đó định hình những nốt La riêng biệt từ tần số gốc 440 Hz.

Không chỉ dựa vào cấu trúc và vật liệu, cả cách thức kích âm cũng góp phần vào việc làm giàu âm sắc cho nốt nhạc, ví dụ như sự cọ xát của vĩ lên dây đàn vĩ cầm tạo ra nhiều hơn các bồi âm so với cách gẩy ngón tay trên dây đàn guitar.

Đặc tính âm nhạc

Thanh diapason.

Về mặt âm nhạc, chúng ta có nhiều nốt nhạc để cấu thành các giai điệu. Sự lựa chọn những nốt với tần số gốc cụ thể gắn với mỗi nền văn hoá hay mỗi thời kì cụ thể. Hiện nay, theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 16 nốt La với tần số 440 Hz (A440, viết nhạc là A4) được lựa chọn làm nốt chuẩn để từ đây canh chỉnh những nốt nhạc khác. Trong dàn nhạc giao hưởng hiện đại, trước khi trình diễn, các nhạc cụ cần phải được chỉnh tông cho thống nhất và một kèn Oboe (tiếng Pháp : Hautbois) sẽ thổi nốt La 440 Hz và các nhạc cụ khác sẽ canh lại nốt la của mình theo đó. Ngoài kèn Oboe, thông dụng vẫn dùng công cụ diapason (tiếng Anh : tuning folk) để phát nốt La chuẩn.

Từ một nốt chuẩn, người ta xây dựng tiếp tần số cho các nốt nhạc khác thông qua các quãng (tiếng Pháp: intervalle).

Quãng

Quãng là khoảng cách cao độ giữa hai nốt nhạc. Về mặt vật lý, nó thể hiện thông qua một tỷ lệ hữu tỷ của hai tần số gốc ứng với hai nốt nhạc đó. Mỗi tỷ lệ hữu tỷ sẽ có một cách gọi quãng tương ứng. Nhờ vào tỷ lệ hữu tỷ này, các nốt sẽ hoà âm một cách hài hoà và tạo cảm giác phù hợp với thính giác con người. Về mặt vật lý, các sóng âm khi có một tỷ lệ hữu tỷ chung nào đó về tần số sẽ không triệt tiêu biên độ của nhau theo thời gian. Trong âm nhạc phương tây, từ lúc đầu, chỉ một số tỷ lệ - quãng nào đó được lựa chọn để xây dựng lý thuyết âm nhạc dựa trên các nguyên tắc toán học và quan điểm về tự nhiên, điều này là khách quan khi mà vào những thời kỳ đầu tiên, nghệ thuật âm nhạc còn song hành với toán học, triết học,...

Quãng năm đúng - Gam Pythagore

Lấy ví dụ, từ nốt La A4 440 Hz đến nốt Mi E5 660 Hz tỷ lệ tần số E5/A4 là 3/2, về mặt âm nhạc, tỷ lệ này được gọi là quãng năm đúng ( tiếng Pháp : quinte, tiếng Anh : perfect fifth). Theo nguyên tắc quãng năm đúng này, chúng ta sẽ có tiếp nốt Si B5 990 Hz và các nốt khác. Quãng tám chỉ đơn thuần là tỷ lệ gấp đôi và sẽ cho ra một nốt tương tự cao hơn chứ không tạo ra một nốt nhạc hoàn toàn khác ( ví dụ A4 440 Hz và A5 880 Hz), tuy nhiên đây lại là sự hoà âm tuyệt đối.

Bảng nốt - tần số theo quãng năm đúng xây dựng từ nốt La chuẩn
A4 E5 B5 F6#/G6b C7#/D7b G7#/A7b D8#/E8b A8#/B8b F9 C10 G10 D11 A11
 440 Hz  660 Hz 990 Hz 1485 Hz 2227.5 Hz 3341.25 Hz 5011.875 Hz 7517.8125 Hz 11276.71875 Hz 16915.078125 Hz 25372.6171875Hz 38058.92578125 Hz 57088.388671875 Hz
La Mi Si Fa thăng / Sol giáng Đô thăng / Rê giáng Sol thăng / La giáng Rê thăng / Mi giáng La thăng / Si giáng Fa Đô Sol La

Minh họa hình học cụ thể các nốt thông qua cách thức này được gọi là vòng tròn quãng năm đúng (tiếng Anh: Circle of Fifths).

Chu trình các nốt được tạo bởi Gam Pythagore

Sự kết hợp giữa quãng tám và quãng năm đúng đã tạo nên một cách xây dựng các nốt nhạc và nó có thể bắt đầu từ bất cứ nốt chuẩn nào (không nhất thiết phải là A 440 Hz) và phương pháp này đã được áp dụng rộng rãi trong quá khứ từ thời Cổ đại cho đến thời kì Trung cổ và được gọi là Gam Pythagore (nhà toán học). Thực tế, trong quá khứ, không hẳn các nốt đã được gọi tên giống như hiện nay, các diễn giải trên dùng các tên gọi nốt hiện đại để minh hoạ phương pháp. Ưu điểm của phương pháp này là các nốt sẽ rất hài hoà với nhau (tính chất consonance) vì quãng năm đúng là một quãng cho cảm nhận rất hoà hợp theo thính giác của con người và lại còn được thể hiện qua một tỷ lệ toán học rất đơn giản (3/2). Tuy nhiên, phương pháp Pythagore vẫn không hoàn toàn hoàn hảo vì mỗi phường nhạc, mỗi địa phương sẽ có những bộ nốt khác nhau và hơn hết nó tạo ra các quãng không đồng nhất giữa các nốt.
Về mặt toán học, với việc cứ tiếp tục nhân 3/2 vào tần số nốt đầu tiên sẽ không bao giờ cho lại một nốt đầu tiên cao hơn một số quãng tám nào đó. Gọi f0 là tần số nốt đầu tiên, để lập lại nốt đầu tiên cao hơn theo phương pháp Pythagore, ta có phương trình :
f0 x (3/2)n = f0 x 2m <=> 3n = 2m+n
Phương trình trên là vô nghiệm với mọi m, n là số tự nhiên khác không vì một vế luôn cho số lẻ và vế còn lại luôn cho số chẵn.
Sự bất cập này dễ được thấy trong bảng nốt - tần số, nốt La A4 sẽ được lập lại tại A11 với gấp 27 lần (7 quãng tám) tần số 440 Hz là 56.320 Hz trong khi kết quả là hơn 57 nghìn Hz.

Gam tempérée

Tham khảo :

  1. La musique, est - elle une science ? - A. Schuhl, J.-L. Schwartz - ISSN 1625-1245-2.74650257.7 - Nhà xuất bản Le Pommier.