Mục từ này cần được bình duyệt
Khác biệt giữa các bản “Kháng nguyên”
Dòng 4: Dòng 4:
  
 
Kháng nguyên có thể là [[protein]], [[polysaccharide]], [[lipid]], nucleic acid, hay phân tử sinh học khác.{{sfn|Cruse|Lewis|Wang|2004|p=17}}{{sfn|Abbas|Lichtman|Pillai|2017|p=110}} Những hóa chất nhỏ như [[dinitrophenol]] có thể bám vào kháng thể nhưng không thể kích hoạt [[tế bào B]] nên là bán kháng nguyên.{{sfn|Abbas|Lichtman|Pillai|2017|p=110}} Trong khi đó những phân tử như protein, polysaccharide, nucleic acid có kích cỡ lớn nên kháng thể chỉ gắn vào một phần của chúng gọi là [[epitope]] hay yếu tố quyết định kháng nguyên.{{sfn|Abbas|Lichtman|Pillai|2017|p=110}} Một kháng nguyên có thể có vài epitope khác nhau.{{sfn|Cruse|Lewis|Wang|2004|p=17}}
 
Kháng nguyên có thể là [[protein]], [[polysaccharide]], [[lipid]], nucleic acid, hay phân tử sinh học khác.{{sfn|Cruse|Lewis|Wang|2004|p=17}}{{sfn|Abbas|Lichtman|Pillai|2017|p=110}} Những hóa chất nhỏ như [[dinitrophenol]] có thể bám vào kháng thể nhưng không thể kích hoạt [[tế bào B]] nên là bán kháng nguyên.{{sfn|Abbas|Lichtman|Pillai|2017|p=110}} Trong khi đó những phân tử như protein, polysaccharide, nucleic acid có kích cỡ lớn nên kháng thể chỉ gắn vào một phần của chúng gọi là [[epitope]] hay yếu tố quyết định kháng nguyên.{{sfn|Abbas|Lichtman|Pillai|2017|p=110}} Một kháng nguyên có thể có vài epitope khác nhau.{{sfn|Cruse|Lewis|Wang|2004|p=17}}
 +
 +
Kháng nguyên có thể được phân loại theo nguồn gốc bao gồm kháng nguyên ngoại sinh và tự kháng nguyên (hay kháng nguyên ta).
  
 
Hệ miễn dịch nhận diện kháng nguyên để tiêu hủy chúng và diệt trừ nguồn sản sinh ra chúng (như vi khuẩn, tế bào nhiễm virus).{{sfn|Male|2006|p=10}}
 
Hệ miễn dịch nhận diện kháng nguyên để tiêu hủy chúng và diệt trừ nguồn sản sinh ra chúng (như vi khuẩn, tế bào nhiễm virus).{{sfn|Male|2006|p=10}}

Phiên bản lúc 21:07, ngày 8 tháng 11 năm 2021

Kháng nguyên gây phản ứng miễn dịch bằng cách tương tác với một kháng thể khớp với cấu trúc phân tử của kháng nguyên (ấn vào hình)

Kháng nguyên (Ag), theo định nghĩa truyền thống, là một chất hay phân tử kích thích sự sản sinh kháng thể đặc hiệu hay tế bào miễn dịch, hoặc tương tác với những sản phẩm này của phản ứng miễn dịch.[1][2] Hiện tại, kháng nguyên được xem là chất mà có thể gắn kết với phân tử kháng thể hoặc thụ thể tế bào T.[2][3] Chất gây phản ứng miễn dịch và phản ứng với sản phẩm của nó được gọi là chất sinh miễn dịch hay kháng nguyên hoàn chỉnh.[1][2] Chất không gây phản ứng miễn dịch nhưng phản ứng với sản phẩm của nó được gọi là kháng nguyên không hoàn chỉnh hay bán kháng nguyên.[2]

Kháng nguyên có thể là protein, polysaccharide, lipid, nucleic acid, hay phân tử sinh học khác.[2][3] Những hóa chất nhỏ như dinitrophenol có thể bám vào kháng thể nhưng không thể kích hoạt tế bào B nên là bán kháng nguyên.[3] Trong khi đó những phân tử như protein, polysaccharide, nucleic acid có kích cỡ lớn nên kháng thể chỉ gắn vào một phần của chúng gọi là epitope hay yếu tố quyết định kháng nguyên.[3] Một kháng nguyên có thể có vài epitope khác nhau.[2]

Kháng nguyên có thể được phân loại theo nguồn gốc bao gồm kháng nguyên ngoại sinh và tự kháng nguyên (hay kháng nguyên ta).

Hệ miễn dịch nhận diện kháng nguyên để tiêu hủy chúng và diệt trừ nguồn sản sinh ra chúng (như vi khuẩn, tế bào nhiễm virus).[4]

Tham khảo

  1. a b Sela, Michael (ngày 14 tháng 7 năm 1998), "Antigens", Encyclopedia of Immunology (lxb. 2), Elsevier Science, tr. 201–207, doi:10.1006/rwei.1999.0055
  2. a b c d e f Cruse, Lewis & Wang 2004, tr. 17.
  3. a b c d Abbas, Lichtman & Pillai 2017, tr. 110.
  4. Male 2006, tr. 10.

Sách