Mục từ này cần được bình duyệt
Kỷ Carbon
Phiên bản vào lúc 00:45, ngày 20 tháng 4 năm 2023 của Marrella (Thảo luận | đóng góp)
Kỷ Carbon (359–299 triệu năm trước)
Đại dương Rheic dần biến mất khi Laurussia và Gondwana tiến đến va chạm, 330 triệu năm trước.
Meganeura monyi, loài côn trùng khổng lồ giống chuồn chuồn ngô với sải cánh có thể hơn 70 cm sống vào Carbon Muộn.

Kỷ Carbon hay kỷ Than Đá là một kỷ địa chất kéo dài 60 triệu năm từ lúc kỷ Devon kết thúc 359 triệu năm trước đến khi kỷ Permi bắt đầu 299 triệu năm trước.[1] Như tên gọi, đây tương ứng là một giai đoạn địa tầng (hệ Carbon) có liên quan đến than đá.[2] Khối lượng lớn than đá tích lũy trong thời kỳ này đã tiếp sức cho cách mạng công nghiệp thế kỷ 18 và góp phần gây ấm lên toàn cầu ngày nay.[3] Đây là một trong những kỷ địa chất lộn xộn và phức tạp nhất về khoản phân loại địa tầng.[4] Vì sự bất đồng quá khứ giữa các nhà địa chất châu Âu và Bắc Mỹ, Carbon là hệ/kỷ duy nhất trong liên đại Hiển Sinh được chia thành hai phân hệ/kỷ là Mississippia hay Hạ Carbon/Carbon Sớm và Pennsylvania hay Thượng Carbon/Carbon Muộn.[5] Kỷ Carbon là thời gian mà sinh địa quyển Trái Đất đã có những chuyển biến quan trọng.[4]

Chính trong kỷ Carbon, đa số những lục địa đơn lẻ trước đó đã hợp nhất tạo thành Pangaea, siêu lục địa duy nhất trong liên đại Hiển Sinh.[5] Sự kiện lớn là hai đại lục LaurussiaGondwana sáp nhập vào khoảng 320 Ma, gần như khép lại đại dương Rheic.[5][6] Laurussia trôi nhanh về phía đông bắc và đụng xiên với Gondwana, từ vị trí 0–30 độ vĩ nam lúc đầu kỷ lên 0–30 độ vĩ bắc lúc hết kỷ.[7][8] Che phủ hầu hết phần bề mặt Trái Đất còn lại vẫn là đại dương Panthalassa.[7] Paleotethys, đại dương lớn thứ hai nằm ở phía bắc Gondwana và đông Laurussia, không thay đổi nhiều về diện tích xuyên suốt kỷ Carbon.[9] Một số lục địa đáng kể khác bao gồm Siberia, Amuria, Annamia, Hoa Bắc, Hoa Nam nằm chủ yếu ở Bắc Bán cầu và trôi dạt riêng lẻ.[7][8]

Tham khảo

  1. Cohen, K.M.; Finney, S.C.; Gibbard, P.L.; Fan, J.X. (tháng 4 năm 2023), "The ICS International Chronostratigraphic Chart" (PDF), stratigraphy.org, International Commission on Stratigraphy, truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2023
  2. Gradstein et al. 2020, tr. 811.
  3. Feulner, Georg (ngày 9 tháng 10 năm 2017), "Formation of most of our coal brought Earth close to global glaciation", Proceedings of the National Academy of Sciences, 114 (43): 11333–11337, doi:10.1073/pnas.1712062114, PMC 5664543, PMID 29073052, S2CID 20949723
  4. a b Gradstein et al. 2020, tr. 812.
  5. a b c Torsvik & Cocks 2016, tr. 160.
  6. Nance, R. Damian; Gutiérrez-Alonso, Gabriel; Keppie, J. Duncan; Linnemann, Ulf; Murphy, J. Brendan; Quesada, Cecilio; Strachan, Rob A.; Woodcock, Nigel H. (tháng 3 năm 2010), "Evolution of the Rheic Ocean", Gondwana Research, 17 (2–3): 194–222, Bibcode:2010GondR..17..194N, doi:10.1016/j.gr.2009.08.001
  7. a b c Domeier, Mathew; Torsvik, Trond H. (tháng 5 năm 2014), "Plate tectonics in the late Paleozoic", Geoscience Frontiers, 5 (3): 303–350, doi:10.1016/j.gsf.2014.01.002, S2CID 129766968
  8. a b Torsvik & Cocks 2016, tr. 161.
  9. Torsvik & Cocks 2016, tr. 161, 162.

Sách