Mục từ này cần được bình duyệt
Khác biệt giữa các bản “Heli”
Dòng 7: Dòng 7:
 
[[Cấu hình electron]] của heli là 1s<sup>2</sup>, hạt nhân của nó có hai proton và ít nhất một neutron.{{sfn|Halka|Nordstrom|2010|p=64−65}} Nguyên tử heli đối xứng hoàn hảo và nhỏ hơn mọi nguyên tố khác trong bảng tuần hoàn.{{sfn|"Bo" Sears|2015|p=9}} So với nguyên tử đơn giản nhất là [[hydro]] chỉ có một proton và một electron; nguyên tử heli với hai proton, hai neutron và hai electron còn có đường kính bé hơn.{{sfn|"Bo" Sears|2015|p=9}} Heli tồn tại tự nhiên là hai đồng vị bền heli 3 và heli 4 với heli 4 chiếm khoảng 99,9999%;<ref name="PubChem"/>{{sfn|Halka|Nordstrom|2010|p=65, 70}} ngoài ra heli còn có sáu đồng vị phóng xạ.{{sfn|Newton|2010|p=243}} Heli 3 là sản phẩm phân rã phóng xạ của [[triti]], còn heli 4 là sản phẩm trong chuỗi phân rã của [[urani]] và [[thori]].<ref name="PubChem"/>
 
[[Cấu hình electron]] của heli là 1s<sup>2</sup>, hạt nhân của nó có hai proton và ít nhất một neutron.{{sfn|Halka|Nordstrom|2010|p=64−65}} Nguyên tử heli đối xứng hoàn hảo và nhỏ hơn mọi nguyên tố khác trong bảng tuần hoàn.{{sfn|"Bo" Sears|2015|p=9}} So với nguyên tử đơn giản nhất là [[hydro]] chỉ có một proton và một electron; nguyên tử heli với hai proton, hai neutron và hai electron còn có đường kính bé hơn.{{sfn|"Bo" Sears|2015|p=9}} Heli tồn tại tự nhiên là hai đồng vị bền heli 3 và heli 4 với heli 4 chiếm khoảng 99,9999%;<ref name="PubChem"/>{{sfn|Halka|Nordstrom|2010|p=65, 70}} ngoài ra heli còn có sáu đồng vị phóng xạ.{{sfn|Newton|2010|p=243}} Heli 3 là sản phẩm phân rã phóng xạ của [[triti]], còn heli 4 là sản phẩm trong chuỗi phân rã của [[urani]] và [[thori]].<ref name="PubChem"/>
  
Heli là nguyên tố phổ biến thứ hai trong vũ trụ sau hydro nhưng không dễ để tìm thấy nó trên Trái Đất.{{sfn|Halka|Nordstrom|2010|p=67−68}} Trong khí quyển Trái Đất, tỷ phần heli chỉ vào khoảng 0,0005%.<ref name="PubChem"/> Lượng nhỏ heli này không bị ràng buộc bởi lực hấp dẫn và liên tục thoát vào không gian.<ref name="PubChem"/>
+
Heli là nguyên tố phổ biến thứ hai trong vũ trụ sau hydro nhưng không dễ để tìm thấy nó trên Trái Đất.{{sfn|Halka|Nordstrom|2010|p=67−68}} Trong khí quyển Trái Đất, tỷ phần heli chỉ vào khoảng 0,0005%.<ref name="PubChem"/> Lượng nhỏ heli này không bị ràng buộc bởi lực hấp dẫn và liên tục thoát vào không gian.<ref name="PubChem"/> Nguồn gốc của heli trong khí quyển là từ vỏ Trái Đất; ở đó, các [[hạt alpha]] sinh ra từ chuỗi phân rã urani−thori bắt giữ hai electron để trở thành nguyên tử heli.{{sfn|"Bo" Sears|2015|p=71}} Heli được tạo ra tìm đường len qua các kẽ nứt trong vỏ để đi vào khí quyển.{{sfn|"Bo" Sears|2015|p=71}}
  
 
{{clear}}
 
{{clear}}

Phiên bản lúc 16:36, ngày 12 tháng 9 năm 2023

Ống phóng điện chứa khí Heli được tạo hình chữ 'He', ký hiệu của nguyên tố.

Helinguyên tố hóa học có ký hiệu Hesố nguyên tử 2.[1][2] Trong bảng tuần hoàn, heli thuộc nhóm 18 bao gồm các nguyên tố được gọi chung là khí hiếm hay khí trơ.[3] 'Trơ' ý nói nguyên tố kém hoạt động:[3] nguyên tử của nó rất ổn định với vỏ electron hoàn thiện nên rất khó tạo thành hợp chất.[4] Thực tế là chưa từng có một hợp chất hóa học nào của heli được tạo ra.[5] Heli có thể bị ion hóa thành các ion He+ và He2+ nhưng nguyên tử heli không liên kết với nguyên tử heli hay bất kỳ nguyên tố nào khác.[6] Bởi vậy, không có gì để nói về tính chất hóa học của heli và mọi nghiên cứu về nó đều liên quan đến tính chất vật lý.[2]

Heli là khí không màu, không mùi sở hữu những đặc điểm thú vị.[4] Một ví dụ là nó có điểm sôi thấp nhất trong mọi nguyên tố: −268,93 °C, tức nó chuyển từ lỏng sang khí ở gần không độ tuyệt đối.[1][7] Điểm nóng chảy/đông đặc của heli là −272,2 °C;[1] đây là khí duy nhất không thể hóa rắn chỉ bằng việc hạ nhiệt độ mà đòi hỏi còn phải tăng áp suất.[8] Tại nhiệt độ khoảng −271 °C (điểm Lambda), heli biến đổi bất thường: nó vẫn là lỏng nhưng có thêm những đặc tính lạ, một trong số đó là siêu lỏng.[8] Vì hai dạng heli lỏng quá khác biệt nên chúng được đặt tên riêng: trên −271 °C là heli I và dưới −271 °C là heli II.[8]

Cấu hình electron của heli là 1s2, hạt nhân của nó có hai proton và ít nhất một neutron.[6] Nguyên tử heli đối xứng hoàn hảo và nhỏ hơn mọi nguyên tố khác trong bảng tuần hoàn.[9] So với nguyên tử đơn giản nhất là hydro chỉ có một proton và một electron; nguyên tử heli với hai proton, hai neutron và hai electron còn có đường kính bé hơn.[9] Heli tồn tại tự nhiên là hai đồng vị bền heli 3 và heli 4 với heli 4 chiếm khoảng 99,9999%;[1][10] ngoài ra heli còn có sáu đồng vị phóng xạ.[11] Heli 3 là sản phẩm phân rã phóng xạ của triti, còn heli 4 là sản phẩm trong chuỗi phân rã của uranithori.[1]

Heli là nguyên tố phổ biến thứ hai trong vũ trụ sau hydro nhưng không dễ để tìm thấy nó trên Trái Đất.[12] Trong khí quyển Trái Đất, tỷ phần heli chỉ vào khoảng 0,0005%.[1] Lượng nhỏ heli này không bị ràng buộc bởi lực hấp dẫn và liên tục thoát vào không gian.[1] Nguồn gốc của heli trong khí quyển là từ vỏ Trái Đất; ở đó, các hạt alpha sinh ra từ chuỗi phân rã urani−thori bắt giữ hai electron để trở thành nguyên tử heli.[13] Heli được tạo ra tìm đường len qua các kẽ nứt trong vỏ để đi vào khí quyển.[13]

Tham khảo

  1. a b c d e f g "Helium", PubChem, National Center for Biotechnology Information, 2023, truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2023
  2. a b Halka & Nordstrom 2010, tr. 65.
  3. a b Newton 2010, tr. 239.
  4. a b "Bo" Sears 2015, tr. 1.
  5. Halka & Nordstrom 2010, tr. 64.
  6. a b Halka & Nordstrom 2010, tr. 64−65.
  7. "Bo" Sears 2015, tr. 8.
  8. a b c Newton 2010, tr. 242.
  9. a b "Bo" Sears 2015, tr. 9.
  10. Halka & Nordstrom 2010, tr. 65, 70.
  11. Newton 2010, tr. 243.
  12. Halka & Nordstrom 2010, tr. 67−68.
  13. a b "Bo" Sears 2015, tr. 71.

Sách