Dòng 21: | Dòng 21: | ||
Trước [[thập niên 1960]], học giới [[Pháp]] và [[Việt Nam]] cũng thường ngờ vực tính chân thực của nhân vật [[lịch sử]] Đinh Hạng Lang. Thậm chí có quan điểm cho là sót lầm của sử gia [[trung đại]] khi khảo hành trạng đôi nhân vật [[Đinh Liễn]] và [[Đinh Tuyền]]. Hơn nữa, hành trạng nhân vật Đinh Hạng Lang phần nhiều được gợi bằng huyền tích trong dân gian vùng Nam [[sông Hồng]] [[cận đại]], độ khả tín rất thấp. | Trước [[thập niên 1960]], học giới [[Pháp]] và [[Việt Nam]] cũng thường ngờ vực tính chân thực của nhân vật [[lịch sử]] Đinh Hạng Lang. Thậm chí có quan điểm cho là sót lầm của sử gia [[trung đại]] khi khảo hành trạng đôi nhân vật [[Đinh Liễn]] và [[Đinh Tuyền]]. Hơn nữa, hành trạng nhân vật Đinh Hạng Lang phần nhiều được gợi bằng huyền tích trong dân gian vùng Nam [[sông Hồng]] [[cận đại]], độ khả tín rất thấp. | ||
− | + | [[Hình:Codohoalu2010k92.jpg|nhỏ|giữa|222px|Kinh trụ ''Phật-đỉnh Tôn-thắng Đà-la-ni'' tại bảo tàng cố đô [[Hoa Lư]].]] | |
Năm 1963, trong quá trình khai quật khu cổ tích [[Hoa Lư]] (tỉnh [[Ninh Bình]], [[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa|Việt Nam dân quốc]]), đoàn khảo cổ do giáo sư [[Hà Văn Tấn]] dẫn đầu đã phát hiện một cột đá khắc kinh [[Phật]] được cho là do Nam Việt vương [[Đinh Liễn]] sai người dựng, mà động thái này trực tiếp liên đới vụ ám sát hoàng thái tử Hạng Lang. Tuy nhiên, thời điểm sơ khởi, các học giả còn bán tín bán nghi. | Năm 1963, trong quá trình khai quật khu cổ tích [[Hoa Lư]] (tỉnh [[Ninh Bình]], [[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa|Việt Nam dân quốc]]), đoàn khảo cổ do giáo sư [[Hà Văn Tấn]] dẫn đầu đã phát hiện một cột đá khắc kinh [[Phật]] được cho là do Nam Việt vương [[Đinh Liễn]] sai người dựng, mà động thái này trực tiếp liên đới vụ ám sát hoàng thái tử Hạng Lang. Tuy nhiên, thời điểm sơ khởi, các học giả còn bán tín bán nghi. | ||
Dòng 27: | Dòng 27: | ||
Ngày nay, những kinh trụ này được trưng bày tại bảo tàng cố đô [[Hoa Lư]] và thuộc số rất ít cổ vật trực tiếp liên đới hoàng phái. | Ngày nay, những kinh trụ này được trưng bày tại bảo tàng cố đô [[Hoa Lư]] và thuộc số rất ít cổ vật trực tiếp liên đới hoàng phái. | ||
− | |||
==Tham khảo== | ==Tham khảo== | ||
* [[Triều Đinh]] | * [[Triều Đinh]] |
Phiên bản lúc 12:17, ngày 11 tháng 11 năm 2020
Đinh Hạng Lang (Hán văn : 丁項郎, ? - 979) là húy một hoàng thái tử triều Đinh.
Sinh bình
- Nguyên danh : Đinh Hạng Lang (丁項郎)
- Pháp danh : Đính-noa Tăng-noa (頂帑僧帑)
- Tôn xưng : Hoàng thái tử
Chính sử
Các bộ chính sử cổ nhất đều không chép năm sinh của hoàng thái tử Đinh Hạng Lang, cũng không rõ mẹ ông là ai. Nhưng sử kí cũng xác nhận rằng, trong ba vị hoàng tử Đinh Liễn, Đinh Tuyền, Đinh Hạng Lang, thì Hạng Lang là út theo vai vế và thứ theo độ tuổi. Có lẽ ông sinh trước năm Đinh Tiên Hoàng đăng cơ (968).
Năm Mậu Dần (978), Đinh Tiên Hoàng sách phong ông Đinh Hạng Lang làm thái tử. Việc này khiến hoàng trưởng tử Đinh Khuông Liễn vô cùng bất bình, bởi ông này vừa là con cả vừa theo cha xung trận nhiều năm, có giai đoạn còn phải làm con tin ở triều đình nhị vương rồi suýt bị đem ra thí mạng khi Đinh Tiên Hoàng vây Cổ Loa thành. Một lí do hùng hồn nữa, là năm 973 Nam Việt vương đã được đích thân Tống Thái Tổ phong Tĩnh Hải quân tiết độ sứ, đặc tiến Kiểm hiệu Thái sư, nghĩa là đủ tư cách kế ngôi Đinh Tiên Hoàng.
Theo Đại Việt sử kí toàn thư, mùa xuân năm Kỉ Mão (979), Nam Việt vương Đinh Liễn ngầm sát hại thái tử Đinh Hạng Lang.
Khoảng tháng 10 cùng năm, cả hoàng trưởng tử Đinh Liễn và Đinh Tiên Hoàng đều bị liêu thuộc Đỗ Thích ám hại. Hoàng thái hậu Dương Thị phải vội vã lập hoàng tử Đinh Tuyền còn nhỏ tuổi làm hoàng đế.
Những tai ương dồn dập với mạng vận hoàng triều khiến sự kiện thái tử Đinh Hạng Lang chìm vào dĩ vãng trong khoảng ngàn năm.
[979] Kỷ Mão, [Thái Bình] năm thứ 10, (Tống Thái Bình Hưng Quốc năm thứ 4). Mùa xuân, Nam Việt vương Liễn giết hoàng thái tử Hạng Lang. Liễn là con trưởng của vua, thuở hàn vi cùng chịu gian khổ, đến khi định yên thiên hạ, ý vua muốn truyền ngôi cho, mới phong làm Nam Việt vương, lại từng xin mệnh và nhận tước phong của nhà Tống. Sau, vua sinh con nhỏ là Hạng Lang, rất mực yêu quý, lập làm thái tử. Liễn vì vậy bất bình, sai người ngầm giết đi.
Sử thần Ngô Sĩ Liên bàn : Nối ngôi dùng con đích là đạo thường muôn đời, bỏ đạo ấy, chưa từng không gây loạn. Cũng có khi nhân thời loạn mà lập thái tử, thì trước hết chọn người có công, hoặc con đích trưởng quá ác phải bỏ thì sau mới lập con thứ. Thế là xử việc lúc biến mà vẫn được đúng đắn, người xưa vẫn từng làm. Nam Việt vương Liễn là con trưởng, lại có công, chưa thấy lầm lỗi gì. Tiên hoàng yêu con thứ mà quên con trưởng, cho như thế mới đủ tỏ tình yêu quý, không biết như thế là làm hại con. Liễn lại nhẫn tâm, đến nỗi giết em, thiên đạo nhân luân mất hết, chuốc họa chết thiệt thân, còn liên lụy cả cha nữa, há chẳng rùng rợn lắm thay ! Không thế thì tội đại ác của Đỗ Thích do đâu nảy ra để hợp với lời sấm được ?— Lê triều Quốc Sử viện, Đại Việt sử kí toàn thư
[978] Mậu Dần, [Thái Bình] năm thứ 9, (Tống Thái Bình Hưng Quốc năm thứ 3). Tháng Giêng, mùa xuân - Động đất. Lập con nhỏ là Hạng Lang làm thái tử, phong con thứ là Toàn làm Vệ vương. Tháng Hai - Mưa đá.
Lời chua : Mưa đá - Mưa thành băng, bởi vì khí dương bị khí âm lấn lướt, không dung nạp được nhau, nên tan ra thành mưa đá.
Tháng Sáu, mùa hạ - Hạn hán.
Lời bàn của Nguyễn Nghiễm, người làng Tiên Điền : Về việc Tiên Hoàng lập Hạng Lang, trước đó thì có động đất, sau đó thì có mưa đá, có hạn hán. Trời kia răn bảo trờ trờ ra đấy ; thế mà cứ coi làm thường, không sớm tỉnh ngộ ! Vậy, muốn không mất, phỏng được chăng ?— Nguyễn triều Quốc Sử quán, Khâm định Việt sử thông giám cương mục
Ngoại sử
Có quan điểm cho rằng, nguyên danh 丁項郎 (Đinh Hạng Lang) khá tương đồng 丁匡璉 (Đinh Khuông Liễn) cả âm và nghĩa. Tuy nhiên, Nam Việt vương vốn danh Đinh Liễn, vì có lòng mến mộ Khuông Việt thiền sư (匡越大師) nên thêm pháp danh ngài vào nguyên danh mình. Quan niệm cũ cho rằng, cả Hạng Lang và Khuông Liễn là âm Việt cổ, không hiểu được theo Hán văn, nay quan niệm này đã bị bác nhờ sự tiến triển khảo cổ học.
Trước thập niên 1960, học giới Pháp và Việt Nam cũng thường ngờ vực tính chân thực của nhân vật lịch sử Đinh Hạng Lang. Thậm chí có quan điểm cho là sót lầm của sử gia trung đại khi khảo hành trạng đôi nhân vật Đinh Liễn và Đinh Tuyền. Hơn nữa, hành trạng nhân vật Đinh Hạng Lang phần nhiều được gợi bằng huyền tích trong dân gian vùng Nam sông Hồng cận đại, độ khả tín rất thấp.
Năm 1963, trong quá trình khai quật khu cổ tích Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình, Việt Nam dân quốc), đoàn khảo cổ do giáo sư Hà Văn Tấn dẫn đầu đã phát hiện một cột đá khắc kinh Phật được cho là do Nam Việt vương Đinh Liễn sai người dựng, mà động thái này trực tiếp liên đới vụ ám sát hoàng thái tử Hạng Lang. Tuy nhiên, thời điểm sơ khởi, các học giả còn bán tín bán nghi.
Năm 1964 thêm một cột kinh được phát hiện, năm 1978 lại có 14 cột kinh nữa. Tất cả đều khắc bài Phật-đỉnh Tôn-thắng Đà-la-ni (佛頂尊勝陀羅尼經 / Uṣṇīṣa Vijaya Dhāraṇī sūtra), mà hàm ý tụng niệm cho vong hồn người chết (ở đây là hoàng thái tử Đinh Hạng Lang) được siêu thoát. Cứ bài thuyết tình của giáo sư Hà Văn Tấn, "theo ba cột kinh này, thì Đinh Khuông Liễn đã dựng thảy 100 chiếc như vậy để cầu siêu cho người em là Đính Noa Tăng Noa đã bị Liễn giết. Người em này, theo sử thì được biết là Hạng Lang. Chúng ta cần chú ý là chữ Đính (頂) rất gần với chữ Hạng (項)". Nội dung cột kinh cũng cho biết, dụng ý Nam Việt vương nhằm làm nguôi lòng cha mẹ sau hành động tày trời.
Ngày nay, những kinh trụ này được trưng bày tại bảo tàng cố đô Hoa Lư và thuộc số rất ít cổ vật trực tiếp liên đới hoàng phái.