Mục từ này cần được bình duyệt
Khác biệt giữa các bản “Đinh Hạng Lang”
Dòng 13: Dòng 13:
 
Những tai ương dồn dập với mạng vận hoàng triều khiến sự kiện thái tử Đinh Hạng Lang chìm vào dĩ vãng trong khoảng ngàn năm.
 
Những tai ương dồn dập với mạng vận hoàng triều khiến sự kiện thái tử Đinh Hạng Lang chìm vào dĩ vãng trong khoảng ngàn năm.
 
===Ngoại sử===
 
===Ngoại sử===
 +
Có quan điểm cho rằng, nguyên danh 丁項郎 (Đinh Hạng Lang) khá tương đồng 丁匡璉 (Đinh Khuông Liễn) cả âm và nghĩa. Tuy nhiên, Nam Việt vương vốn danh Đinh Liễn, vì có lòng mến mộ [[Khuông Việt]] thiền sư (匡越大師) nên thêm pháp danh ngài vào nguyên danh mình.
 +
 
Trước [[thập niên 1960]], học giới [[Pháp]] và [[Việt Nam]] thường ngờ vực tính chân thực của nhân vật [[lịch sử]] Đinh Hạng Lang. Thậm chí có quan điểm cho là sót lầm của sử gia [[trung đại]] khi khảo hành trạng đôi nhân vật [[Đinh Liễn]] và [[Đinh Tuyền]]. Hơn nữa, hành trạng nhân vật Đinh Hạng Lang phần nhiều được gợi lại bằng huyền tích trong dân gian vùng Nam [[sông Hồng]] [[cận đại]].
 
Trước [[thập niên 1960]], học giới [[Pháp]] và [[Việt Nam]] thường ngờ vực tính chân thực của nhân vật [[lịch sử]] Đinh Hạng Lang. Thậm chí có quan điểm cho là sót lầm của sử gia [[trung đại]] khi khảo hành trạng đôi nhân vật [[Đinh Liễn]] và [[Đinh Tuyền]]. Hơn nữa, hành trạng nhân vật Đinh Hạng Lang phần nhiều được gợi lại bằng huyền tích trong dân gian vùng Nam [[sông Hồng]] [[cận đại]].
  

Phiên bản lúc 11:48, ngày 11 tháng 11 năm 2020

Đinh Hạng Lang (Hán văn : 丁項郎, ? - 979) là húy một hoàng thái tử triều Đinh.

Sinh bình

Chính sử

Các bộ chính sử cổ nhất đều không chép năm sinh của hoàng thái tử Đinh Hạng Lang, cũng không rõ mẹ ông là ai. Nhưng sử kí cũng xác nhận rằng, trong ba vị hoàng tử Đinh Liễn, Đinh Tuyền, Đinh Hạng Lang, thì Hạng Lang là út theo vai vế và thứ theo độ tuổi. Có lẽ ông sinh trước năm Đinh Tiên Hoàng đăng cơ (968).

Năm Mậu Dần (978), Đinh Tiên Hoàng sách phong ông Đinh Hạng Lang làm thái tử. Việc này khiến hoàng trưởng tử Đinh Khuông Liễn vô cùng bất bình, bởi ông này vừa là con cả vừa theo cha xung trận nhiều năm, có giai đoạn còn phải làm con tin ở triều đình nhị vương rồi suýt bị đem ra thí mạng khi Đinh Tiên Hoàng vây Cổ Loa thành.

Theo Đại Việt sử kí toàn thư, mùa xuân năm Kỉ Mão (979), Nam Việt vương Đinh Liễn ngầm sát hại thái tử Đinh Hạng Lang.

Khoảng tháng 10 cùng năm, cả hoàng trưởng tử Đinh LiễnĐinh Tiên Hoàng đều bị liêu thuộc Đỗ Thích ám hại. Hoàng thái hậu Dương Thị phải vội vã lập hoàng tử Đinh Tuyền còn nhỏ tuổi làm hoàng đế.

Những tai ương dồn dập với mạng vận hoàng triều khiến sự kiện thái tử Đinh Hạng Lang chìm vào dĩ vãng trong khoảng ngàn năm.

Ngoại sử

Có quan điểm cho rằng, nguyên danh 丁項郎 (Đinh Hạng Lang) khá tương đồng 丁匡璉 (Đinh Khuông Liễn) cả âm và nghĩa. Tuy nhiên, Nam Việt vương vốn danh Đinh Liễn, vì có lòng mến mộ Khuông Việt thiền sư (匡越大師) nên thêm pháp danh ngài vào nguyên danh mình.

Trước thập niên 1960, học giới PhápViệt Nam thường ngờ vực tính chân thực của nhân vật lịch sử Đinh Hạng Lang. Thậm chí có quan điểm cho là sót lầm của sử gia trung đại khi khảo hành trạng đôi nhân vật Đinh LiễnĐinh Tuyền. Hơn nữa, hành trạng nhân vật Đinh Hạng Lang phần nhiều được gợi lại bằng huyền tích trong dân gian vùng Nam sông Hồng cận đại.

Năm 1963, trong quá trình khai quật khu cổ tích Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình, Việt Nam dân quốc), đoàn khảo cổ do giáo sư Hà Văn Tấn dẫn đầu đã phát hiện một cột đá khắc kinh Phật được cho là do Nam Việt vương Đinh Liễn sai người dựng, mà động thái này trực tiếp liên đới vụ ám sát hoàng thái tử Hạng Lang. Tuy nhiên, thời điểm sơ khởi, các học giả còn bán tín bán nghi.

Năm 1964 thêm một cột kinh được phát hiện, năm 1978 lại có 14 cột kinh nữa. Tất cả đều khắc bài Phật-đỉnh Tôn-thắng Đà-la-ni (佛頂尊勝陀羅尼經 / Uṣṇīṣa Vijaya Dhāraṇī sūtra), mà hàm ý tụng niệm cho vong hồn người chết (ở đây là hoàng thái tử Đinh Hạng Lang) được siêu thoát.

Tham khảo

Liên kết