Chúa Bầu
Phiên bản vào lúc 23:10, ngày 16 tháng 10 năm 2020 của Hadubrandlied (Thảo luận | đóng góp)

Chúa Bầu (Nôm : 主抔, Hán : 裒主) là tục danh một dòng thủ lĩnh cát cứ khu vực Tuyên QuangHưng Hóa giai đoạn 1527 - 1689.

Lịch sử

Lĩnh địa chúa Bầu (màu cam) năm 1650.

Thời Lê Chiêu Tông, triều chính An Nam sa vào những cuộc thoán đoạt lẫn nhau, biên thùy phía Bắc vượt tầm kiểm soát. Nhân đấy, một lực điền là Võ Văn Uyên nổi dậy cướp mấy châu ở mạn Tuyên Quang mà xưng vương. Võ Văn Uyên nguyên quán Ba Động thôn, Gia Phúc huyện, Hải Dương trấn (nay là thôn Ba Động, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương), vì phạm tội đồ nên phải trốn lên Đại Đồng trấn Tuyên Quang phủ[1]. Điều lí thú là cùng năm đó, một người cùng quê với ông là trọng thần Mạc Đăng Dung cũng tiếm ngôi triều Lê và xưng đế.

Thủ lĩnh Võ Văn Uyên cho đắp thành lũy ở khau Bầu trên nền đồn Việt Tĩnh ở châu Thu Vật, nên sau được gọi chúa Bầu[2]. Trong khoảng ít năm, chúa Bầu đã bành trướng ra toàn phủ Tuyên Quang sang một phần đạo Hưng Hóa. Khi cựu thần Nguyễn Cam dấy nghĩa phò Lê diệt Mạc ở đạo Thanh Hoa, chúa Võ Văn Uyên tuyên bố ủng hộ. Trong giai đoạn trung hưng Lê triều (1533 - 1592), các chúa Bầu nhiều lần cất quân ứng nghĩa, hiệp trợ khí tài và lương thảo để quân phò Lê kéo ra công phá Đông Kinh. Tuy nhiên, sau khi triều Mạc đổ, phải chạy lên mạn Cao Bình, chúa Bầu lại quay sang tán trợ. Nhìn chung, do nằm giữa nhiều thế lực mạnh, mục đích sau cùng của chúa Bầu chỉ là củng cố vị thế ở khu Tây Bắc An Nam, dựa vào địa hình hiểm trở để cát cứ lâu dài.

Năm 1689, quân chúa Trịnh bắt giết được chúa Võ Công Tuấn, triệt hạ thành Bầu thì thế lực này mới dứt[3]. Một người trong họ là Võ Công Đĩnh được ăn lộc 7 xã để giữ hương hỏa tổ tiên. Nội trị Đàng Ngoài nhờ thế căn bản thống nhất được 1 thế kỉ.

Tước
Danh
Cai trị
Thụy
Khánh Dương hầu
慶陽侯
Võ Văn Uyên
武文淵
1527 - 1557
Gia quốc công
嘉國公
Võ Văn Mật
武文密
1557 - ? An Tây vương (安西王)
Nhơn quốc công
仁郡公
Võ Công Kỉ
武公紀
? - ?
Hòa quận công
和郡公
Võ Đức Cung
武德恭
? - ? Long Bình vương (隆平王)
Tông quận công
宗郡公
Võ Công Đức
武公悳
? - 1669
Khoan quận công
寬郡公
Võ Công Tuấn
武公俊
1669 - 1689 Tiểu Giao Cương vương (小交岡王)

Ảnh hưởng

Thế kỉ XVIII-XIX khi đạo Mẫu hưng khởi tại An Nam, trong dân gian mạn ngược lưu truyền về nhân vật Võ Thị Ngọc On (武氏玉英), được cho là ái nữ chúa Võ Văn Mật, do có công dạy dân việc nông canh mà được thờ làm bà chúa kho, bà chúa Bầu[4][5][6][7]. Tuy nhiên, nhân vật và truyền thuyết đều chưa được xác thực ở giác độ khoa học.

Theo Quyết Định số 3832/QĐ-BVHTTDL, ngày 31 tháng 10 năm 2013, thành Bầu ở xã An Khang, thành phố Tuyên Quang, được liệt hạng di tích quốc gia Việt Nam.

Xem thêm

Tham khảo

  1. 高伯适《敏軒說類》,收錄於《越南漢文小說叢刊》第二輯第五冊《筆記小說類》,臺灣學生書局版,207頁;牛軍凱《王室後裔與叛亂者──越南莫氏家族與中國關係研究》,世界圖書出版公司,238頁。
  2. 高伯适《敏軒說類》,收錄於《越南漢文小說叢刊》第二輯第五冊《筆記小說類》,臺灣學生書局版,207─208頁。
  3. Di tích thành Bầu trên đất Tuyên Quang
  4. 17 di tích lịch sử Yên Bái - Chùa Hang São (động Hương Thảo) xã Tân Lập huyện Lục Yên
  5. Những điều kì thú ở di tích thành Bầu
  6. Vùng đất linh thiêng: Chùa trong hang núi
  7. Du lịch nơi đất ngọc

Tài liệu

  • 吳士連等, 大越史記全書 (trong 中文), 陳荊和編校, 東京大學東洋文化硏究所附屬東洋學文獻センター(昭和59-61年)(1984-1986)
  • 高伯適(即高伯适)、張國用, 敏軒說類》(收錄於《越南漢文小說叢刊》第二輯第五冊《筆記小說類》), 臺北: 臺灣學生書局民國八十一年)(1992年)
  • 李國祥主編, 《明實錄類纂·涉外史料卷》 (trong 中文), 武漢: 武漢出版社(1991)ISBN 7543004577
  • 嚴從簡, 殊域周咨錄 (trong 中文), 北京: 中華書局(2000)ISBN 7101006078
  • 牛軍凱, 《王室後裔與叛亂者──越南莫氏家族與中國關係研究》, 廣州: 世界圖書出版公司(2012)ISBN 9787510054129

Tư liệu