Mục từ này cần được bình duyệt
Sao Kim
Phiên bản vào lúc 00:57, ngày 29 tháng 9 năm 2024 của Marrella (Thảo luận | đóng góp) (Marrella đã đổi Sao kim thành Sao Kim: chưa thống nhất, tạm sang cách viết phổ biến)
(khác) ← Phiên bản cũ | xem phiên bản hiện hành (khác) | Phiên bản mới → (khác)
Ảnh ghép màu giả Sao kim từ Mariner 10 với mây mờ che phủ hoàn toàn bề mặt (7 tháng 2 năm 1974).[1]

Sao Kimhành tinh thứ hai tính từ Mặt Trời[2][3] và là vật thể tự nhiên sáng nhất trên bầu trời đêm của Trái Đất sau Mặt Trăng.[4] Sao Kim quanh một vòng quanh Mặt Trời hết 224,7 ngày Trái Đất.[2][5] Ngày Mặt trờingày thiên văn của Sao Kim lần lượt là 116,75 và 243 ngày Trái đất.[5] Sao Kim quay quanh trục lâu hơn mọi hành tinh khác trong Hệ Mặt Trời và nó quay ngược chiều với tất cả trừ Sao Thiên Vương.[6] Do đó trên hành tinh này Mặt trời sẽ mọc ở đằng tây và lặn đằng đông.[7] Sao Kim không có vệ tinh tự nhiên giống như Sao Thủy,[6] điều khác biệt với mọi hành tinh còn lại trong Hệ Mặt Trời.

Sao Kim là hành tinh đất đá[6] và đôi khi được gọi là "hành tinh chị em" của Trái Đất[6] vì có nhiều điểm tương đồng như kích cỡ, khối lượng, thành phần, khoảng cách tới Mặt Trời.[8][4] Tuy nhiên bên cạnh đó nó cũng có những điểm rất khác Trái Đất.[8] Khí quyển Sao Kim đặc và nóng hơn nhiều, trong đó carbon dioxide chiếm tới 96,5%.[9] Áp suất khí quyển tại bề mặt Sao Kim bằng khoảng 93 lần áp suất khí quyển tại mực nước biển Trái Đất.[5] Mặc dù Sao Thủy là hành tinh gần Mặt Trời hơn nhưng Sao Kim mới là hành tinh có bề mặt nóng hơn[10] với nhiệt độ trung bình 737 K (464 °C, 867 °F).[5] Sao Kim bị che phủ bởi một lớp mây mờ acid sulfuric khiến không thể quan sát bề mặt của nó bằng ánh sáng thường từ không gian.[11] Trong quá khứ có thể từng có những đại dương nước tồn tại trên hành tinh này[12][4] nhưng chúng đã bay hơi hết khi mà nhiệt độ tăng do hiệu ứng nhà kính mất kiểm soát.[13][14] Hơi nước khả năng đã bị quang ly[15] thành hydro và oxy rồi hydro sau đó đã nhanh chóng thoát vào không gian.[14] Sao Kim không có từ trường[16] hoặc từ trường rất yếu, chỉ bằng 1/100.000 từ trường Trái Đất.[17]

Do ở gần Trái đất, Sao Kim là mục tiêu thăm dò được chú ý ban đầu. Đây là hành tinh đầu tiên ngoài Trái Đất được một tàu không gian ghé thăm (Mariner 2 năm 1962)[18] và đổ bộ thành công (Venera 7 năm 1970).[18] Lớp mây dày khiến cho việc quan sát bề mặt của Sao Kim trong phổ khả kiến là không thể và đến năm 1991 mới có bản đồ chi tiết đầu tiên nhờ tàu Magellan.[19] Các kế hoạch đưa xe tự hành hay những nhiệm vụ phức tạp hơn đã được đề xuất nhưng gặp trở ngại bởi điều kiện bề mặt khắc nghiệt. Từ lâu con người đã xét đoán về khả năng tồn tại sự sống trên hành tinh này và công tác nghiên cứu hiện vẫn tiếp tục.[20] Cơ hội cho sự sống ngày nay tuy thấp nhưng có và có lẽ chỉ ở trong những lớp mây khí quyển.[12][20]

Trong tiếng Việt, Sao Kim còn có những tên gọi khác như Sao Hôm và Sao Mai liên quan đến việc hành tinh này đạt độ sáng lớn nhất gần lúc bình minh hay hoàng hôn.[21]

Tham khảo[sửa]

  1. Gill, Kevin M. (ngày 8 tháng 6 năm 2020), "Newly-Processed Views of Venus from Mariner 10", solarsystem.nasa.gov, NASA/JPL-Caltech, truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2021
  2. a b Spohn, Breuer & Johnson 2014, tr. 325.
  3. Tsang, Constantine, Venus, McGraw-Hill Professional, doi:10.1036/1097-8542.730100, truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2021
  4. a b c Taylor, Fredric W.; Svedhem, Håkan; Head, James W. (ngày 23 tháng 1 năm 2018), "Venus: The Atmosphere, Climate, Surface, Interior and Near-Space Environment of an Earth-Like Planet", Space Science Reviews, 214 (1), Bibcode:2018SSRv..214...35T, doi:10.1007/s11214-018-0467-8, S2CID 117058484
  5. a b c d Catling & Kasting 2017, tr. 371.
  6. a b c d Grego 2008, tr. 72.
  7. Grego 2008, tr. 73.
  8. a b Basilevsky, Alexander T; Head, James W (ngày 10 tháng 9 năm 2003), "The surface of Venus", Reports on Progress in Physics, 66 (10): 1699–1734, Bibcode:2003RPPh...66.1699B, doi:10.1088/0034-4885/66/10/R04, S2CID 13338382
  9. Catling & Kasting 2017, tr. 370.
  10. Grego 2008, tr. 106.
  11. Catling & Kasting 2017, tr. 373.
  12. a b Izenberg, Noam R.; Gentry, Diana M.; Smith, David J.; Gilmore, Martha S.; Grinspoon, David H.; Bullock, Mark A.; Boston, Penelope J.; Słowik, Grzegorz P. (ngày 1 tháng 10 năm 2021), "The Venus Life Equation", Astrobiology, 21 (10): 1305–1315, Bibcode:2021AsBio..21.1305I, doi:10.1089/ast.2020.2326
  13. Grego 2008, tr. 102.
  14. a b Spohn, Breuer & Johnson 2014, tr. 321.
  15. Catling & Kasting 2017, tr. 381.
  16. O'Neill, Craig (ngày 7 tháng 9 năm 2021), "End‐Member Venusian Core Scenarios: Does Venus Have an Inner Core?", Geophysical Research Letters, 48 (17), Bibcode:2021GeoRL..4895499O, doi:10.1029/2021GL095499
  17. den Hond, Bas (ngày 21 tháng 12 năm 2020), "A Field Guide to the Magnetic Solar System", Eos, 101, doi:10.1029/2020EO152467
  18. a b Siddiqi 2018, tr. 1.
  19. Siddiqi 2018, tr. 173.
  20. a b Seager, Sara; Petkowski, Janusz J.; Gao, Peter; Bains, William; Bryan, Noelle C.; Ranjan, Sukrit; Greaves, Jane (ngày 1 tháng 10 năm 2021), "The Venusian Lower Atmosphere Haze as a Depot for Desiccated Microbial Life: A Proposed Life Cycle for Persistence of the Venusian Aerial Biosphere", Astrobiology, 21 (10): 1206–1223, Bibcode:2021AsBio..21.1206S, doi:10.1089/ast.2020.2244, PMID 32787733
  21. Đặng Vũ Tuấn Sơn (2016), Từ điển Thiên văn học và Vật lý thiên văn, NXB Tri thức, tr. 378

Sách[sửa]