Mục từ này cần được bình duyệt
Kỷ Permi
Phiên bản vào lúc 17:04, ngày 4 tháng 8 năm 2022 của Marrella (Thảo luận | đóng góp)
Cổ Tethys Dương vào khoảng 290 triệu năm trước. Lúc này, địa thể Cimmeria ở rìa bắc Gondwana chuẩn bị tách ra rồi trôi dạt lên phía bắc, mở ra Tân Tethys Dương.
Dimetrodon grandisEryops, Permi Sớm, Bắc Mỹ.

Kỷ Permi hay kỷ Nhị Điệp là một kỷ địa chất kéo dài 47 triệu năm từ lúc kỷ Carbon kết thúc 299 triệu năm trước đến khi kỷ Trias bắt đầu 252 triệu năm trước.[1][2] Tên gọi Permi (gốc Permian) do Roderick Murchison đề xuất vào năm 1841 dựa trên một khu vực rộng lớn bao hàm vương quốc cổ Permiathành phố Perm nằm về phía sườn tây dãy Ural.[3][4] Murchison nhận xét rằng "động thực vật kỷ Permi, dù chủ yếu là những loài mới, nhưng nhìn chung liên hệ với những loài có trước hay thời Carbon, trong khi gần như khác hoàn toàn kỷ kế tiếp là Trias."[5] Kỷ (hệ) Permi bao gồm ba thế (thống) là Cisural, Guadalupe, và Loping;[1] lần lượt chúng tương đồng với Permi Sớm/Hạ Permi, Permia Giữa/Trung Permi, và Permi Muộn/Thượng Permi.[4] Permi là kỷ cuối cùng của đại Cổ Sinh, kỷ Trias tiếp theo thuộc đại Trung Sinh.[1]

Trong kỷ Permi, siêu lục địa Pangaea đạt trạng thái hoàn thiện nhất và vận động dịch bắc xoay ngược chiều kim đồng hồ.[6][7] Vận động này khiến khối tâm của nó chuyển dời từ 30°N lúc bắt đầu kỷ lên 10°N lúc kết thúc kỷ.[6] Kiến tạo sơn Ural khởi nguồn từ va chạm LaurussiaKazakhstania đã bắt đầu từ Carbon Giữa và tiếp diễn trong Permi Sớm đến khoảng 290 Ma.[7] Cùng thời gian, rìa phía bắc của Gondwana rạn nứt, cuối cùng tách ra và trôi dạt lên phía bắc là địa thể Cimmeria, mở ra đại dương Tân Tethys.[6] Ở phía đông bắc Pangaea, đại dương Cổ Á tiếp tục thu hẹp rồi biến mất khi Amuria hợp nhất với Hoa Bắc vào khoảng 250 Ma, lúc kỷ Permi khép lại.[6][8]

Tham khảo

  1. a b c Cohen, K.M.; Finney, S.C.; Gibbard, P.L.; Fan, J.X. (tháng 2 năm 2022), "The ICS International Chronostratigraphic Chart" (PDF), stratigraphy.org, International Commission on Stratigraphy, truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2022
  2. Gradstein et al. 2020, tr. 877.
  3. Benton, Michael J.; Sennikov, Andrey G.; Newell, Andrew J. (tháng 1 năm 2010), "Murchison's first sighting of the Permian, at Vyazniki in 1841", Proceedings of the Geologists' Association, 121 (3): 313–318, doi:10.1016/j.pgeola.2010.03.005, S2CID 96424496
  4. a b Gradstein et al. 2020, tr. 876.
  5. Murchison, Roderick Impey (1872), Siluria: A History of the Oldest Rocks in the British Isles and Other Countries; with Sketches of the Origin and Distribution of Native Gold, the General Succession of Geological Formations, and Changes of the Earth's Surface (lxb. 5), John Murray, tr. 308–309, ... the animals and plants of Permian era, though chiefly of new species, are generically connected with those of the preceding or Carboniferous epoch, whilst they are almost wholly dissimilar to those of the next succeeding period, the Trias.
  6. a b c d Domeier, Mathew; Torsvik, Trond H. (tháng 5 năm 2014), "Plate tectonics in the late Paleozoic", Geoscience Frontiers, 5 (3): 303–350, doi:10.1016/j.gsf.2014.01.002, S2CID 129766968
  7. a b Torsvik & Cocks 2016, tr. 179.
  8. Zhang, Donghai; Huang, Baochun; Zhao, Guochun; Meert, Joseph G.; Williams, Simon; Zhao, Jie; Zhou, Tinghong (tháng 8 năm 2021), "Quantifying the Extent of the Paleo‐Asian Ocean During the Late Carboniferous to Early Permian", Geophysical Research Letters, 48 (15), Bibcode:2021GeoRL..4894498Z, doi:10.1029/2021GL094498, S2CID 238714243

Sách