Mục từ này cần được bình duyệt
Ngân Hà
Phiên bản vào lúc 23:53, ngày 30 tháng 4 năm 2022 của Marrella (Thảo luận | đóng góp)
Cảnh tượng Ngân Hà hướng về chòm sao Nhân Mã (bao gồm tâm Ngân Hà) từ Sa mạc Black Rock, Nevada. Thiên thể sáng ngời ở góc dưới bên phải là Sao Mộc, ngay trên Antares.

Ngân Hàthiên hà chứa Hệ Mặt trời của chúng ta.[1] Nhìn từ Trái đất vào buổi đêm, Ngân Hà hiện lên như một dải ánh sáng mờ vắt qua bầu trời.[2] Con người đã trông thấy dải ánh sáng này từ thưở bình minh của lịch sử,[3] thế nhưng phải đến đầu thế kỷ 17 Galileo Galilei nhờ kính viễn vọng mới khám phá ra ánh sáng của nó đến từ vô số vì sao đơn lẻ.[4] Vào năm 1785 William và Caroline Herschel vận dụng phương pháp đếm số sao trên bầu trời đã đi đến kết luận Ngân Hà có dạng đĩa phẳng[↓ 1]Mặt trời nằm gần tâm đĩa.[7] Giờ thì chúng ta biết rằng Ngân Hà đúng là có dạng đĩa,[↓ 2] nhưng Mặt trời không nằm gần tâm của nó.[8]

Ngân Hà là thiên hà xoắn ốc có thanh[9] chứa một phần đĩa tròn, quay, sáng nhất có đường kính khoảng 100.000 năm ánh sáng[10] và độ dày 2.000 năm ánh sáng.[11] Sao, khí và bụi không phân bổ đều khắp đĩa mà tập trung ở thanh giữa và các nhánh xoắn ốc.[12] Ở trung tâm, tập hợp các ngôi sao tạo thành một chỗ phình có dạng ellipsoid, rộng 20.000 năm ánh sáng[13] và dày 6.000[14] đến 10.000 năm ánh sáng.[15] Trái ngược với đĩa là nơi có nhiều sao tương đối trẻ, đa số sao ở chỗ phình là sao khổng lồ đỏ già.[16] Bao quanh đĩa và chỗ phình là quầng dạng cầu chứa các cụm sao cầu và sao già rải rác.[17] Tổng khối lượng của Ngân Hà là khoảng 1,08×1012 lần khối lượng mặt trời, trong đó vật chất tối chiếm đến khoảng 90%.

Chú thích

  1. Hoặc dạng bánh xe[5] hay đá mài.[6]
  2. Không quá phẳng, ở giữa hơi phình.[8]

Tham khảo

  1. Greenstein 2013, tr. 453.
  2. Bennett et al. 2016, tr. 581; Greenstein 2013, tr. 454; Nicolson 1999, tr. 197; Fraknoi et al. 2016, tr. 895.
  3. Nicolson 1999, tr. 197; Waller 2013, tr. 10.
  4. Bennett et al. 2016, tr. 581; Nicolson 1999, tr. 197; Fraknoi et al. 2016.
  5. Fraknoi et al. 2016, tr. 896.
  6. Greenstein 2013, tr. 458.
  7. Fraknoi et al. 2016, tr. 896; Nicolson 1999, tr. 198.
  8. a b Nicolson 1999, tr. 198; Bennett et al. 2016, tr. 581.
  9. Nicolson 1999.
  10. Bennett et al. 2016, tr. 581; Fraknoi et al. 2016, tr. 899; Waller 2013, tr. 82.
  11. Nicolson 1999, tr. 198; Fraknoi et al. 2016, tr. 899; Waller 2013, tr. 244.
  12. Fraknoi et al. 2016, tr. 900.
  13. Nicolson 1999, tr. 198; Fraknoi et al. 2016, tr. 901; Waller 2013, tr. 222.
  14. Nicolson 1999, tr. 198.
  15. Waller 2013, tr. 222.
  16. Nicolson 1999, tr. 200; Waller 2013, tr. 224.
  17. Nicolson 1999, tr. 200; Fraknoi et al. 2016, tr. 902.

Sách

  • Greenstein, George (2013), Understanding the Universe, Cambridge University Press, doi:10.1017/CBO9781139022477, ISBN 978-1-139-02247-7
  • Fraknoi, Andrew; Morrison, David; Wolff, Sidney C. (2016), Astronomy, OpenStax, ISBN 978-1-947172-24-1
  • Bennett, Jeffrey O.; Donahue, Megan O.; Schneider, Nicholas; Voit, Mark (2016), The Cosmic Perspective (lxb. 8), Pearson, ISBN 978-0-134-07382-8
  • Nicolson, Iain (1999), Unfolding our Universe, Cambridge University Press, doi:10.1017/CBO9780511584626, ISBN 978-0-511-58462-6
  • Waller, William H. (2013), The Milky Way: An Insider's Guide, Princeton University Press, ISBN 978-1-4008-4737-2