Leukemia
UnderCon icon.svg Mục từ này chưa được bình duyệt và có thể cần sự giúp đỡ của bạn để hoàn thiện.
Bệnh bạch cầu
Tên khácMáu trắng, Lơ-xê-mi (Leukemia)
Acute leukemia-ALL.jpg
Chất hút tủy xương của một người mắc bệnh bạch cầu nguyên bào bạch huyết B cấp tính, nhuộm Wright
Chuyên khoaHuyết học, ung thư học
Triệu chứngChảy máu, bầm tím, mệt mỏi, sốt, nguy cơ nhiễm trùng tăng[1]
Khởi phátMọi độ tuổi,[2] phổ biến nhất là 60 đến 80.[3]
Nguyên nhânYếu tố môi trường và di truyền[4]
Yếu tố nguy cơHút thuốc, tiền sử gia đình, bức xạ ion hóa, một số hóa chất, đã từng hóa trị, hội chứng Down.[2][4]
Chẩn đoánXét nghiệm máu, sinh thiết tủy xương[1]
Điều trịHóa trị, xạ trị, liệu pháp đích, ghép tủy, chăm sóc hỗ trợ[2]
Tiên lượngTỷ lệ sống 5 năm 57% (Mỹ)[3]
Số người mắc2,3 triệu (2015)[5]
Số người chết353.500 (2015)[6]

Bệnh bạch cầu, máu trắng, hay lơ-xê-mi (leukemia; từ tiếng Hy Lạp cổ λευκός—leukós: trắng + αἷμα—haîma: máu) là nhóm bệnh ung thư máu thường khởi phát ở tủy xương và dẫn đến một số lượng lớn tế bào máu bất thường.[7] Các tế bào máu này không phát triển đầy đủ và được gọi là tế bào non (nguyên bào) hay tế bào máu trắng (lơ-xê-mi).[1] Triệu chứng có thể bao gồm chảy máu và bầm tím, mệt mỏi, sốt, nguy cơ nhiễm trùng tăng.[1] Các triệu chứng này xảy ra là do thiếu những tế bào máu bình thường.[1] Cách thức chẩn đoán thường là xét nghiệm máu hoặc sinh thiết tủy xương.[1]

Con người vẫn chưa biết nguyên nhân chính xác gây bệnh bạch cầu.[4] Sự kết hợp của yếu tố di truyền và yếu tố môi trường (không thừa hưởng) được tin là có vai trò.[4] Yếu tố nguy cơ gồm có hút thuốc, bức xạ ion hóa, một số hóa chất (như benzene), tiền sử hóa trị, hội chứng Down, và lịch sử gia đình có người mắc bệnh bạch cầu.[4][2] Có bốn loại bệnh bạch cầu chính: [bệnh] bạch cầu nguyên bào bạch huyết cấp tính (ALL), bạch cầu tủy bào cấp tính (AML), bạch cầu bạch huyết bào mạn tính (CLL), bạch cầu tủy bào mạn tính (CML); cùng một số loại hiếm gặp hơn.[2][8] Cả bệnh bạch cầu và u bạch huyết (lymphoma) đều thuộc một nhóm bệnh ung bướu bao quát hơn tác động đến máu, tủy xương, và hệ bạch huyết, gọi là u mô bạch huyết và tạo máu.[9][10]

Chữa trị có thể bao gồm kết hợp hóa trị, xạ trị, liệu pháp đích, ghép tủy, cộng thêm chăm sóc hỗ trợchăm sóc giảm nhẹ khi cần.[2] Một số loại bệnh bạch cầu nhất định có thể xử lý bằng cách theo dõi và chờ đợi.[2] Mức độ thành công phụ thuộc vào loại bệnh và tuổi của bệnh nhân. Kết quả đã được cải thiện tại các nước phát triển.[8] Tỷ lệ sống 5 năm bình quân ở Mỹ là 57%.[3] Với trẻ em dưới 15 tuổi, con số này từ lớn hơn 60% đến 90%, tùy thuộc vào loại bệnh.[11] Ở trẻ em bị bệnh bạch cầu cấp tính đã khỏi sau 5 năm, bệnh không có vẻ sẽ tái phát.[11]

Trong năm 2015 trên thế giới có 2,3 triệu người mắc và 353.500 người chết vì bệnh bạch cầu.[5][6] Đây là dạng ung thư phổ biến nhất ở trẻ em với 3/4 ca thuộc loại nguyên bào bạch huyết cấp tính.[2] Tuy nhiên, hơn 90% số ca bệnh bạch cầu được chẩn đoán là ở người lớn, trong đó phổ biến nhất là hai loại tủy bào cấp tính và bạch huyết bào mạn tính.[2][12] Bệnh thường gặp hơn ở các nước phát triển.[8]

Dấu hiệu và triệu chứng

Các triệu chứng phổ biến của bệnh bạch cầu cấp tính và mạn tính.

Triệu chứng thường gặp nhất ở trẻ em là da dễ nổi vết thâm tím hay nhợt nhạt, sốt, và gan hoặc lách to lên.[13]

Tổn thương đến tủy xương theo kiểu những tế bào tủy xương bình thường bị thay thế bằng số lượng lớn bạch cầu không trưởng thành dẫn đến thiếu hụt tiểu cầu, nhân tố quan trọng trong quá trình đông máu. Điều này đồng nghĩa người bị bệnh bạch cầu có thể dễ xuất hiện bầm tím, chảy máu quá mức, hoặc phát triển những đốm xuất huyết.

Bạch cầu, loại tế bào tham gia chiến đấu chống mầm bệnh, có thể bị áp chế hoặc loạn chức năng. Hậu quả là hệ miễn dịch của bệnh nhân không thể đẩy lui một bệnh nhiễm trùng đơn giản hoặc bắt đầu tấn công những tế bào khác của cơ thể. Vì bệnh bạch cầu ngăn chặn hệ miễn dịch hoạt động một cách bình thường, một số người đã trải qua nhiễm trùng thường xuyên, phạm vi từ viêm nhiễm amidan, lở loét ở miệng, tiêu chảy đến những nhiễm trùng cơ hội hay viêm phổi đe dọa tính mạng.

Cuối cùng, sự thiếu hụt hồng cầu dẫn đến thiếu máu có thể gây khó thởxanh xao.

Một số người trải nghiệm triệu chứng khác như cảm thấy mệt mỏi, ốm, sốt, ớn lạnh, đổ mồ hôi đêm và những triệu chứng giống cúm khác. Ở một vài người xuất hiện buồn nôn hoặc cảm giác đầy bụng do láchgan to lên, điều này có thể dẫn đến sụt cân không chủ ý. Tế bào non bị ảnh hưởng bởi căn bệnh có thể tập hợp lại làm sưng gan hoặc hạch bạch huyết gây đau đớn và dẫn đến buồn nôn.[14]

Tham khảo

  1. a b c d e f "What You Need To Know About™ Leukemia", National Cancer Institute, ngày 23 tháng 12 năm 2013, lưu trữ từ tài liệu gốc ngày 6 tháng 7 năm 2014, truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2014
  2. a b c d e f g h i "A Snapshot of Leukemia", NCI, lưu trữ từ tài liệu gốc ngày 4 tháng 7 năm 2014, truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2014
  3. a b c SEER Stat Fact Sheets: Leukemia, National Cancer Institute, 2011, lưu trữ từ tài liệu gốc 16 tháng 7 2016
  4. a b c d e Hutter, JJ (tháng 6 năm 2010), "Childhood leukemia.", Pediatrics in Review, 31 (6): 234–41, doi:10.1542/pir.31-6-234, PMID 20516235
  5. a b GBD 2015 Disease and Injury Incidence and Prevalence, Collaborators. (ngày 8 tháng 10 năm 2016), "Global, regional, and national incidence, prevalence, and years lived with disability for 310 diseases and injuries, 1990–2015: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2015.", Lancet, 388 (10053): 1545–1602, doi:10.1016/S0140-6736(16)31678-6, PMC 5055577, PMID 27733282
  6. a b GBD 2015 Mortality and Causes of Death, Collaborators. (ngày 8 tháng 10 năm 2016), "Global, regional, and national life expectancy, all-cause mortality, and cause-specific mortality for 249 causes of death, 1980–2015: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2015.", Lancet, 388 (10053): 1459–1544, doi:10.1016/s0140-6736(16)31012-1, PMC 5388903, PMID 27733281
  7. "Leukemia", NCI, ngày 1 tháng 1 năm 1980, lưu trữ từ tài liệu gốc ngày 27 tháng 5 năm 2014, truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2014, Cancer that starts in blood-forming tissue, such as the bone marrow, and causes large numbers of abnormal blood cells
  8. a b c Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên WCR2014
  9. Vardiman, JW; Thiele, J; Arber, DA; Brunning, RD; Borowitz, MJ; Porwit, A; Harris, NL; Le Beau, MM; Hellström-Lindberg, E; Tefferi, A; Bloomfield, CD (ngày 30 tháng 7 năm 2009), "The 2008 revision of the World Health Organization (WHO) classification of myeloid neoplasms and acute leukemia: rationale and important changes.", Blood, 114 (5): 937–51, doi:10.1182/blood-2009-03-209262, PMID 19357394, S2CID 3101472
  10. Cătoi, Alecsandru Ioan Baba, Cornel (2007), Comparative oncology, Bucharest: The Publishing House of the Romanian Academy, tr. Chapter 17, ISBN 978-973-27-1457-7, lưu trữ từ tài liệu gốc ngày 10 tháng 9 năm 2017
  11. a b American Cancer Society (ngày 2 tháng 3 năm 2014), Survival rates for childhood leukemia, lưu trữ từ tài liệu gốc ngày 14 tháng 7 năm 2014
  12. "Chronic Lymphocytic Leukemia (CLL) - Hematology and Oncology", MSD Manual Professional Edition (trong English), truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2020
  13. Clarke, RT; Van den Bruel, A; Bankhead, C; Mitchell, CD; Phillips, B; Thompson, MJ (tháng 10 năm 2016), "Clinical presentation of childhood leukaemia: a systematic review and meta-analysis.", Archives of Disease in Childhood, 101 (10): 894–901, doi:10.1136/archdischild-2016-311251, PMID 27647842
  14. Leukemia, Columbia Electronic Encyclopedia, 6th Edition, truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2011