Phobos là vệ tinh lớn hơn trong hai vệ tinh tự nhiên của Sao Hỏa.[1][2] Dù vậy nó là một thiên thể nhỏ với kích cỡ khoảng 26 × 23 × 18 km, đường kính trung bình 22 km.[3] Khối lượng của Phobos vào cỡ 1,07×1016 kg,[4] quá nhẹ nên trọng lực không thể biến nó thành hình cầu.[5] Nó có hình dạng không đều và bề mặt rất nhấp nhô với nhiều hố.[5] Vệ tinh này đã bị hàng ngàn vẫn thạch bắn phá và từng gần như vỡ tan bởi một vụ va chạm khổng lồ.[1]
Quỹ đạo của Phobos là gần tròn, đồng phẳng xích đạo; nó quay một vòng quanh Sao Hỏa mất 7 giờ 39 phút ở khoảng cách chỉ 5.989 km tính đến bề mặt hành tinh.[5] Cứ mỗi năm Phobos lại tiến gần Sao Hỏa 1,8 cm và như vậy thì trong khoảng 50−100 triệu năm tới nó sẽ đâm vào Sao Hỏa hoặc vỡ vụn thành một đai vật chất quanh hành tinh.[1][5] Tốc độ quỹ đạo của Phobos nhanh gấp 3 lần tốc độ tự quay của Sao Hỏa, do đó người quan sát trên Sao Hỏa sẽ thấy Phobos mọc ở đằng tây và lặn đằng đông, điều bất thường trong số các vệ tinh.[5][2]
Tham khảo
- ↑ a b c "Phobos", science.nasa.gov, National Aeronautics and Space Administration, truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2024
- ↑ a b Coles, Kenneth S.; Tanaka, Kenneth L.; Christensen, Philip R. (ngày 22 tháng 8 năm 2019), "Moons: Phobos and Deimos", The Atlas of Mars, Cambridge University Press, tr. 244–246, doi:10.1017/9781139567428.036
- ↑ Ernst, Carolyn M.; Daly, R. Terik; Gaskell, Robert W.; Barnouin, Olivier S.; Nair, Hari; Hyatt, Benjamin A.; Al Asad, Manar M.; Hoch, Kielan K. W. (ngày 25 tháng 6 năm 2023), "High-resolution shape models of Phobos and Deimos from stereophotoclinometry", Earth, Planets and Space, Springer Science and Business Media LLC, 75 (1): 103, Bibcode:2023EP&S...75..103E, doi:10.1186/s40623-023-01814-7, ISSN 1880-5981, PMC 10290967, PMID 37378051
- ↑ Kuramoto, Kiyoshi (ngày 23 tháng 7 năm 2024), "Origin of Phobos and Deimos Awaiting Direct Exploration", Annual Review of Earth and Planetary Sciences, Annual Reviews, 52 (1): 495–519, Bibcode:2024AREPS..52..495K, doi:10.1146/annurev-earth-040522-110615, ISSN 0084-6597
- ↑ a b c d e "Martian moons: Phobos", Science & Technology, European Space Agency, ngày 1 tháng 9 năm 2019, truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2024