Tuyệt chủng là sự kết thúc của một sinh vật hoặc một nhóm sinh vật, thường là một loài. Thời điểm tuyệt chủng nhìn chung được xem là lúc cá thể cuối cùng của loài chết đi, dù cho khả năng sinh sản và hồi phục có thể đã không còn từ trước đó. Việc xác định thời điểm này là khó bởi phạm vi phân bổ tiềm năng của các loài có thể rất lớn. Khó khăn này dẫn tới hiện tượng thí dụ như taxon Lazarus, ở đó một loài được cho là đã tuyệt chủng đột nhiên tái xuất sau một thời gian vắng mặt rõ ràng.
Ước tính hơn 5 tỷ loài, tương ứng trên 99% tổng số loài từng tồn tại trên Trái Đất,[1] đã tuyệt chủng.[2][3][4][5] Số loài nhân thực hiện tại được cho vào khoảng 8,7 triệu[6] và nếu tính thêm vi sinh vật như vi khuẩn thì con số sẽ lớn hơn nhiều. Vào năm 2016 các nhà khoa học thông báo hiện trên Trái Đất có gần 1.000 tỷ loài với chỉ một phần ngàn % (0,001%) số đó đã được mô tả.[7]
Qua tiến hóa, loài xuất hiện nhờ hình thành loài, quá trình mà ở đó các giống sinh vật mới phát sinh và phát triển khi chúng có thể tìm tòi và khai thác hốc sinh thái, và loài tuyệt chủng khi chúng không còn khả năng cạnh tranh hay sinh tồn trong hoàn cảnh biến đổi. Quan hệ giữa các loài động vật và hốc sinh thái của chúng đã được thiết lập một cách vững chãi.[8] Một loài điển hình đi đến tuyệt chủng trong vòng 10 triệu năm kể từ lần xuất hiện đầu tiên,[5] dù vậy một số loài, gọi là hóa thạch sống, tồn tại mà gần như không có sự biến đổi về hình thái trong suốt hàng trăm triệu năm.
Tham khảo
- ↑ Kunin, W.E.; Gaston, Kevin, bt. (1996), The Biology of Rarity: Causes and consequences of rare–common differences, ISBN 978-0412633805, truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2015
- ↑ Jablonski, D. (2004), "Extinction: past and present", Nature, 427 (6975): 589, Bibcode:2004Natur.427..589J, doi:10.1038/427589a, PMID 14961099, S2CID 4412106
- ↑ Stearns, Beverly Peterson; Stearns, S.C.; Stearns, Stephen C. (2000), Watching, from the Edge of Extinction, Yale University Press, tr. preface x, ISBN 978-0-300-08469-6, truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2017
- ↑ Novacek, Michael J. (ngày 8 tháng 11 năm 2014), "Prehistory's Brilliant Future", The New York Times, truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2014
- ↑ a b Newman, Mark (1997), "A model of mass extinction", Journal of Theoretical Biology, 189 (3): 235–252, arXiv:adap-org/9702003, doi:10.1006/jtbi.1997.0508, PMID 9441817, S2CID 9892809
- ↑ Mora, Camilo; Tittensor, Derek P.; Adl, Sina; Simpson, Alastair G. B.; Worm, Boris (2011), "How Many Species Are There on Earth and in the Ocean?", PLOS Biology, 9 (8): e1001127, doi:10.1371/journal.pbio.1001127, PMC 3160336, PMID 21886479
- ↑ "Researchers find that Earth may be home to 1 trillion species", National Science Foundation, ngày 2 tháng 5 năm 2016, truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2016
- ↑ Sahney, S.; Benton, M.J.; Ferry, P.A. (2010), "Links between global taxonomic diversity, ecological diversity and the expansion of vertebrates on land", Biology Letters, 6 (4): 544–547, doi:10.1098/rsbl.2009.1024, PMC 2936204, PMID 20106856