Đồng thoại/đang phát triển
Phiên bản vào lúc 09:28, ngày 9 tháng 10 năm 2020 của Hadubrandlied (Thảo luận | đóng góp)
Đồng thoại là một thể tài văn học dành cho đối tượng thiếu nhi, có tính thông tục và thường tồn tại ở phương pháp tường thoại.
Thuật ngữ
Trong học giới quốc tế hiện có hai cách gọi thể tài này :
- Märchen, conte de fées, fairy tale, wonder tale, magic tale... : Tạm hiểu "truyền thuyết kì ảo", vì đa số tác phẩm đều chủ trương nhân cách hóa những sự vật và hiện tượng trong tự nhiên.
- 童話 (Đồng thoại) : Nghĩa là "truyền thuyết kể cho trẻ em", bởi lí do, thể tài này được công chúng tiếp nhận ở hình thức tường thoại và chủ yếu đối tượng tiếp nhận là thiếu niên nhi đồng.
Ngoài ra, còn một cách gọi bao quát hơn là dân thoại (Volksmärchen, folk tale), do yếu tố khẩu truyền và hiếm khi xác định được tác giả cũng như thời đại sáng tác. Tuy nhiên, lối định danh này ít phổ biến.
Tại Việt Nam, giới truyền thông thường gọi phiếm thể tài này là cổ tích (thậm chí gọi sai truyện cổ-tích). Cách gọi xơ cứng này bắt nguồn từ việc tiếp nhận ấn phẩm Kho tàng cổ tích Việt Nam (tác giả Nguyễn Đổng Chi, ấn hành giai đoạn 1957 - 1982).