Ngân Hà là thiên hà chứa Hệ Mặt trời của chúng ta.[1] Nhìn từ Trái đất vào buổi đêm, Ngân Hà hiện lên như một dải ánh sáng mờ vắt qua bầu trời.[2] Con người đã trông thấy dải ánh sáng này từ thuở sơ khai,[3] thế nhưng phải đến đầu thế kỷ 17 Galileo Galilei nhờ kính viễn vọng mới khám phá ra ánh sáng của nó đến từ vô số vì sao đơn lẻ.[4] Vào năm 1785 William và Caroline Herschel vận dụng phương pháp đếm số sao trên bầu trời đã đi đến kết luận Ngân Hà có dạng đĩa phẳng[↓ 1] và Mặt trời nằm gần tâm đĩa.[7] Giờ thì chúng ta biết rằng Ngân Hà đúng là có dạng đĩa, nhưng Mặt trời không nằm gần tâm của nó.[8]
Ngân Hà là thiên hà xoắn ốc có thanh[9] chứa một phần đĩa tròn, quay, sáng nhất có đường kính khoảng 100.000 năm ánh sáng[10] và độ dày 2.000 năm ánh sáng.[11] Sao, khí và bụi không phân bổ đều khắp đĩa mà tập trung ở thanh giữa và các nhánh xoắn ốc.[12] Ở trung tâm, tập hợp các ngôi sao tạo thành một chỗ phình có dạng ellipsoid, rộng 20.000 năm ánh sáng[13] và dày 10.000 năm ánh sáng.[14] Trái ngược với đĩa là nơi có nhiều sao tương đối trẻ, đa số sao ở chỗ phình là sao khổng lồ đỏ già.[15] Bao quanh đĩa và chỗ phình là quầng dạng cầu chứa các cụm sao cầu và sao già rải rác.[16] Tổng khối lượng của Ngân Hà là khoảng 1,08×1012 lần khối lượng Mặt trời, trong đó vật chất tối chiếm đến khoảng 90%.[17] Số lượng sao trong Ngân Hà là hơn 100 tỷ,[18] và Ngân Hà cũng chỉ là một trong số hơn 100 tỷ thiên hà ở vũ trụ.[↓ 2][20]
Toàn bộ Ngân Hà đang quay và mỗi ngôi sao quay theo một quỹ đạo riêng quanh tâm Ngân Hà.[21] Sao càng gần tâm thì càng hoàn thành quỹ đạo sớm hơn,[22] điều này có thể lý giải cho sự hình thành các nhánh xoắn ốc nhưng cấu trúc này không tồn tại vĩnh viễn.[23] Mặt trời nằm gần rìa trong của một nhánh ngắn tên là Orion,[24] cách tâm khoảng 27.000 năm ánh sáng.[25] Tâm của Ngân Hà nằm về hướng chòm sao Nhân Mã và ở đó tồn tại một nguồn sóng vô tuyến lạ không có dấu hiệu chuyển động.[26] Nguồn này, tên gọi Nhân Mã A*, gần như là một lỗ đen siêu khối lượng có khối lượng gấp 4 triệu lần Mặt trời trong khi kích cỡ chỉ bằng 17 lần.[27]
Ngân Hà hình thành vào khoảng 13 tỷ năm trước từ một đám mây tiền thiên hà có dạng gần cầu chứa hydro và heli.[28] Vài trăm triệu năm sau, đám mây này suy sụp bởi lực hấp dẫn, cuối cùng tạo ra một đĩa mỏng quay.[29] Một mô hình khác chỉ ra Ngân Hà hình thành từ sự sát nhập các đám khí nhỏ hơn và quá trình tương tự vẫn đang diễn ra.[30] Các thiên hà nhỏ ở quá gần Ngân Hà bị giằng xé và các ngôi sao của chúng bị kéo vào quỹ đạo quay trong quầng Ngân Hà, tạo ra những dòng sao.[31] Trong tương lai, khoảng 4 tỷ năm tới, Ngân Hà sẽ va chạm với thiên hà Tiên Nữ và 2 tỷ năm sau đó chúng sẽ hợp nhất thành một thiên hà.[32]
Ngân Hà là thiên hà lớn thứ hai trong Nhóm Địa phương, một nhóm gồm hơn 50 thiên hà có phạm vi 10 triệu năm ánh sáng.[33] Nhiều thiên hà nhỏ hơn trong nhóm này là vệ tinh của Ngân Hà, tiêu biểu như Đám mây Magellan Lớn và Đám mây Magellan Nhỏ.[34]
Chú thích
Tham khảo
- ↑ Greenstein 2013, tr. 453.
- ↑ Bennett et al. 2016, tr. 581; Greenstein 2013, tr. 454; Nicolson 1999, tr. 197; Fraknoi et al. 2016, tr. 895.
- ↑ Nicolson 1999, tr. 197; Waller 2013, tr. 10.
- ↑ Bennett et al. 2016, tr. 581; Nicolson 1999, tr. 197; Fraknoi et al. 2016.
- ↑ Fraknoi et al. 2016, tr. 896.
- ↑ Greenstein 2013, tr. 458.
- ↑ Fraknoi et al. 2016, tr. 896; Nicolson 1999, tr. 198.
- ↑ Nicolson 1999, tr. 198; Bennett et al. 2016, tr. 581.
- ↑ Nicolson 1999.
- ↑ Bennett et al. 2016, tr. 581; Fraknoi et al. 2016, tr. 899; Waller 2013, tr. 82.
- ↑ Nicolson 1999, tr. 198; Fraknoi et al. 2016, tr. 899; Waller 2013, tr. 244.
- ↑ Fraknoi et al. 2016, tr. 900.
- ↑ Nicolson 1999, tr. 198; Fraknoi et al. 2016, tr. 901; Waller 2013, tr. 222.
- ↑ Waller 2013, tr. 222.
- ↑ Nicolson 1999, tr. 200; Waller 2013, tr. 224.
- ↑ Nicolson 1999, tr. 200; Fraknoi et al. 2016, tr. 902.
- ↑ Cautun et al. 2020, tr. 1, 19.
- ↑ Nicolson 1999, tr. 198; Waller 2013, tr. 82; Bennett et al. 2016, tr. 581.
- ↑ Conselice et al. 2016.
- ↑ a b Castelvecchi 2016.
- ↑ Nicolson 1999, tr. 200; Bennett et al. 2016, tr. 582.
- ↑ Nicolson 1999, tr. 200.
- ↑ Fraknoi et al. 2016, tr. 907–908; Greenstein 2013, tr. 465–466.
- ↑ Fraknoi et al. 2016, tr. 906.
- ↑ Nicolson 1999, tr. 198; Bennett et al. 2016, tr. 581; Waller 2013, tr. 52.
- ↑ Nicolson 1999, tr. 203; Bennett et al. 2016, tr. 597.
- ↑ Fraknoi et al. 2016, tr. 915; Bennett et al. 2016, tr. 597.
- ↑ Fraknoi et al. 2016, tr. 921; Bennett et al. 2016, tr. 595.
- ↑ Fraknoi et al. 2016, tr. 921–922; Bennett et al. 2016, tr. 595.
- ↑ Bennett et al. 2016, tr. 595–596.
- ↑ Fraknoi et al. 2016, tr. 922–924.
- ↑ Cowen 2012.
- ↑ Redd 2017.
- ↑ Nicolson 1999, tr. 213–214; Redd 2017.
Tạp chí
- Cautun, Marius; Benítez-Llambay, Alejandro; Deason, Alis J; Frenk, Carlos S; Fattahi, Azadeh; Gómez, Facundo A; Grand, Robert J J; Oman, Kyle A; Navarro, Julio F; Simpson, Christine M (ngày 17 tháng 4 năm 2020), "The milky way total mass profile as inferred from Gaia DR2", Monthly Notices of the Royal Astronomical Society, 494 (3): 4291–4313, arXiv:1911.04557v2, Bibcode:2020MNRAS.494.4291C, doi:10.1093/mnras/staa1017, S2CID 207863711
- Conselice, Christopher J.; Wilkinson, Aaron; Duncan, Kenneth; Mortlock, Alice (ngày 13 tháng 10 năm 2016), "The Evolution of Galaxy Number Density at z < 8 and its Implications", The Astrophysical Journal, 830 (2): 83, arXiv:1607.03909v2, doi:10.3847/0004-637X/830/2/83, S2CID 17424588
- Castelvecchi, Davide (ngày 14 tháng 10 năm 2016), "Universe has ten times more galaxies than researchers thought", Nature, doi:10.1038/nature.2016.20809, S2CID 125550751
- Cowen, Ron (ngày 31 tháng 5 năm 2012), "Andromeda on collision course with the Milky Way", Nature, doi:10.1038/nature.2012.10765, S2CID 124815138
- Redd, Nola Taylor (ngày 18 tháng 12 năm 2017), "Astronomers track dwarf galaxies to better understand the Milky Way's make-up and evolution", Proceedings of the National Academy of Sciences, 115 (51): 12836–12838, doi:10.1073/pnas.1817136115, PMC 6304947, PMID 30568025, S2CID 58645004
Sách
- Greenstein, George (2013), Understanding the Universe, Cambridge University Press, doi:10.1017/CBO9781139022477, ISBN 978-1-139-02247-7
- Fraknoi, Andrew; Morrison, David; Wolff, Sidney C. (2016), Astronomy, OpenStax, ISBN 978-1-947172-24-1
- Bennett, Jeffrey O.; Donahue, Megan O.; Schneider, Nicholas; Voit, Mark (2016), The Cosmic Perspective (lxb. 8), Pearson, ISBN 978-0-134-07382-8
- Nicolson, Iain (1999), Unfolding our Universe, Cambridge University Press, doi:10.1017/CBO9780511584626, ISBN 978-0-511-58462-6
- Waller, William H. (2013), The Milky Way: An Insider's Guide, Princeton University Press, ISBN 978-1-4008-4737-2