Thành viên:Marrella
Phiên bản vào lúc 22:19, ngày 2 tháng 3 năm 2022 của Marrella (Thảo luận | đóng góp)

Thời gian đầu tôi chủ yếu dịch bài từ wikipedia tiếng Anh và gần như ít chỉnh sửa lại. Cách này tuy nhanh nhưng đúng là không đảm bảo được chất lượng. Đến một lúc tôi thay đổi suy nghĩ và phương pháp, hoặc biên soạn dựa vào bài gốc (dịch và sửa), hoặc sẽ tự biên soạn. Vì như vậy sẽ tốn thời gian và công sức, nên nhiều khi tôi chỉ làm được phần tổng hợp (phần đầu).

Dự định trước mắt: hoàn thiện bài dịch hạch (chắc cũng phải mất một thời gian nữa); bài chủ nghĩa quốc xã cố gắng cải thiện phần đầu, phần dưới thêm được tí nào thì thêm.

Bên dưới này là nháp, hoặc linh tinh.

Diễn văn của Stalin tại Lễ duyệt binh trên Quảng trường Đỏ, 1941

Tôi dịch tạm từ marxists.org: J. V. Stalin – Speech at the Red Army Parade on the Red Square, Moscow – November 7, 1941

Các đồng chí, những người trong Hồng quân và Hải quân, các tư lệnh và giảng viên chính trị, nam và nữ công nhân, nam và nữ nông dân tập thể, lao động trong các ngành nghề tri thức, anh chị em ở phía sau kẻ thù đang tạm thời rơi vào ách áp bức của bọn bất lương Đức, và những nam nữ chiến sĩ du kích anh dũng đang phá hoại hậu phương của bọn Đức xâm lược!

Thay mặt Chính phủ Liên Xô và Đảng Bolshevik tôi chào mừng các bạn đến với lễ kỷ niệm hai mươi tư năm Cách mạng Xã hội chủ nghĩa tháng Mười Vĩ đại.

Các đồng chí, dịp kỷ niệm hai mươi tư năm Cách mạng tháng Mười hôm nay ở vào một tình cảnh khó khăn. Cuộc tấn công phản trắc của lũ bất lương Đức và cuộc chiến tranh mà chúng ta buộc phải hứng chịu đã gây nên một hiểm họa đến tổ quốc của chúng ta. Chúng ta tạm thời đã để mất một số lãnh thổ, kẻ thù đã hiện diện trước cửa Leningrad và Moskva. Kẻ thù nghĩ rằng sau cú đánh đầu tiên quân đội ta sẽ tan rã và đất nước ta sẽ phải khuất phục. Thế nhưng chúng đã sai lầm chí tử. Mặc cho những bước lùi tạm thời, lục quân và hải quân ta đã anh dũng đẩy lui những đòn tấn công của kẻ thù trên khắp mặt trận và khiến chúng tổn thất nặng nề, trong khi toàn thể đất nước đã tự tổ chức thành một khối chiến đấu cùng với lục quân và hải quân chặn đứng đường tháo chạy của bè lũ xâm lăng.

Mặc dù vậy đất nước ta đã từng trải qua những thời khắc khó khăn hơn thế. Nhớ lại năm 1918, khi chúng ta mừng dịp kỷ niệm Cách mạng tháng Mười lần đầu tiên. Lúc ấy ba phần tư đất nước ta nằm trong tay của những kẻ can thiệp bên ngoài. Chúng ta tạm thời mất đi Ukraina, Kavkaz, Trung Á, Ural, Siberi và Viễn Đông. Chúng ta không có đồng minh, không có Hồng quân—chúng ta chỉ mới bắt đầu xây dựng Hồng quân với lương thực, vũ trang, y phục đều thiếu thốn. Mười bốn nước đang gây áp lực lên đất nước ta. Thế nhưng chúng ta đã không nản lòng, chúng ta không đánh mất dũng khí. Trong khói lửa chiến tranh chúng ta tôi luyện nên Hồng quân và biến tổ quốc thành một trại lính. Tinh thần của Lenin vĩ đại đã cổ vũ cho chúng ta trong cuộc chiến chống những kẻ can thiệp. Và điều gì đã xảy đến? Chúng ta đánh đuổi bọn chúng, giành lại tất cả lãnh thổ đã mất, và nắm lấy chiến thắng.

Hiện giờ vị thế của đất nước chúng ta tốt hơn nhiều so với hai mươi ba năm về trước. Đất nước ta đã giàu mạnh hơn gấp nhiều lần thời điểm đó về phần công nghiệp, lương thực và nguyên liệu thô. Chúng ta giờ có những đồng minh, những người cùng với chúng ta đang duy trì một mặt trận thống nhất chống bọn Đức xâm lăng. Chúng ta giờ đón nhận sự đồng cảm và ủng hộ của tất cả các nước châu Âu đã từng rơi vào ách đô hộ của chế độ Hitler tàn bạo. Chúng ta giờ có lục quân và hải quân huy hoàng, những người đang lấy mạng sống của mình ra để bảo vệ độc lập và tự do của tổ quốc. Chúng ta không còn thiếu thốn đáng kể lương thực, vũ trang, hay y phục cho quân đội nữa. Toàn thể đất nước ta, toàn thể nhân dân ta hỗ trợ lục quân và hải quân ta, giúp họ đập tan bọn phát xít Đức xâm lược. Nguồn nhân lực dự bị của chúng ta là vô tận. Tinh thần cùng ngọn cờ chiến thắng của Lenin vĩ đại giờ đang cổ vũ cho chúng ta trong cuộc chiến tranh yêu nước này giống y như hai mươi ba năm về trước.

Còn nghi ngờ gì nữa rằng chúng ta có thể, và chắc chắn, đánh bại bè lũ Đức xâm lăng?

...

(còn)

Typhoon và Hurricane

"Typhoon" mạnh nhất, cũng là xoáy thuận nhiệt đới mạnh nhất (trên toàn cầu), Tip 1979. Tuy nhiên do khó khăn trong việc xác định chính xác cường độ của xoáy thuận nhiệt đới nên có thể đã có những cơn bão mạnh hơn từ đó đến nay

Việt Nam là nước thường xuyên bị ảnh hưởng trực tiếp bởi xoáy thuận nhiệt đới, vậy nên hai thuật ngữ này không xa lạ nhưng có vẻ không được nhắc đến mấy. Vậy hai từ này dịch ra tiếng Việt là gì. Câu trả lời là không dịch được vì tiếng Việt không có từ. Trước tiên xem định nghĩa nó là gì đã.

  • Typhoon: xoáy thuận nhiệt đới, ở Tây Bắc Thái Bình Dương, có sức gió duy trì 64 knot (73 mph; 118 km/h) trở lên.
  • Hurricane: xoáy thuận nhiệt đới; ở Trung Bắc, Đông Bắc Thái Bình DươngBắc Đại Tây Dương; có sức gió duy trì 64 knot (73 mph; 118 km/h) trở lên.

(các khu vực này còn được gọi ngắn gọn hơn là Tây Thái Bình Dương, Trung Thái Bình Dương, Đông Thái Bình Dương, Đại Tây Dương (nhưng có lẽ nên Bắc Đại Tây Dương))

Vậy một "thứ" để được gọi là typhoon hay hurricane phải đáp ứng đủ ba điều kiện: (1) là xoáy thuận nhiệt đới, (2) sức gió duy trì ≥ 64 knot (73 mph; 118 km/h), (3) ở một trong các vùng đại dương nêu trên. Từ nào trong tiếng Việt thể hiện được hết ba ý nghĩa này? Không có.

Đặc biệt, trong từ typhoon hàm chứa địa điểm duy nhất, typhoon chỉ ở Tây Bắc Thái Bình Dương, vậy nhắc đến typhoon là biết nó ở đâu rồi; còn hurricane thì phải thêm "Pacific" hoặc "Atlantic" để phân biệt xem là ở Thái Bình Dương hay Đại Tây Dương. Để ý, typhoonhurricane đều có chung (1) (2), tức là khác biệt duy nhất chỉ ở địa điểm.

Một điều nói thêm, nếu sức gió duy trì ≤ 64 knot (73 mph; 118 km/h), thì tất cả đều quy về một tên tropical storm – bão nhiệt đới (nếu ≤ 34 knot (39 mph; 63 km/h) thì là tropical depression – áp thấp nhiệt đới), dù có ở đâu cũng vậy (trong những vùng đại dương nêu trên).

Tiếng Việt có mỗi từ "bão", thử diễn đạt "typhoon" cho sát nghĩa xem sao: "bão mạnh Tây Bắc Thái Bình Dương", rườm rà và dài dòng, cụm này vào câu văn rất dở. Tuy nhiên nếu ngữ cảnh không cần nói đến cường độ và địa điểm thì vẫn có thể dịch là "bão" được. Ví dụ "the typhoon began to weaken" (cơn bão bắt đầu suy yếu), "the typhoon made landfall over central Vietnam" (cơn bão đổ bộ miền Trung Việt Nam). Tuy nhiên nếu "the storm intensified into a typhoon" thì không thể "cơn bão đã mạnh lên thành một cơn bão được".

Vậy giờ giải quyết thế nào. Đề xuất của tôi: typhoon dịch là đài phong, theo Hán Việt, còn hurricanecuồng phong (đúng ra là cụ phong, nhưng từ này coi bộ khó nạp, thống nhất được thì cũng ok). Tuy nhiên cần linh hoạt, không phải cứ chỗ nào typhoon cũng đài phong, phải sử dụng kết hợp từ "bão" một cách khéo léo nữa.