Mục từ này cần được bình duyệt
Khác biệt giữa các bản “Res Gestae Divi Augusti”
Dòng 43: Dòng 43:
 
* '''Đoạn 25 → 33''' (Thành tựu quân sự) : Mô tả các hoạt động quân sự và việc lập liên minh với thế lực ngoài [[La Mã]] tại [[Địa Trung Hải]].
 
* '''Đoạn 25 → 33''' (Thành tựu quân sự) : Mô tả các hoạt động quân sự và việc lập liên minh với thế lực ngoài [[La Mã]] tại [[Địa Trung Hải]].
 
* '''Đoạn 34 → 35''' (Tuyên ngôn chính trị) : Nêu quan điểm chính trị của cá nhân ở cương vị độc lập với chính phủ.
 
* '''Đoạn 34 → 35''' (Tuyên ngôn chính trị) : Nêu quan điểm chính trị của cá nhân ở cương vị độc lập với chính phủ.
* '''Bạt''' : Lược thuật bài minh, liệt kê những công trình đã hạ lệnh thi công hoặc tái thiết, chứng minh rằng đã dốc vốn 600 triệu [[denarius]] (khoảng 100 tỉ [[USD]] năm 2020).
+
* '''Bạt''' : Lược thuật bài minh, liệt kê những công trình đã hạ lệnh thi công hoặc tái thiết, chứng minh rằng đã dốc vốn 600 triệu [[denarius]] (khoảng 100 tỉ [[Mĩ kim]] năm 2020).
 
Phần Tựa và Nội Dung soạn từ trước, riêng Bạt chỉ được soạn sau khi [[sa hoàng]] mất.
 
Phần Tựa và Nội Dung soạn từ trước, riêng Bạt chỉ được soạn sau khi [[sa hoàng]] mất.
 
{{cquote|''Năm mười-chín tuổi, dư đã dốc sáng-kiến và tài-sản ra trưng-tập một quân-đội nhằm cứu-chuộc nền cộng-hòa khỏi áp-bách bởi phe thiểu-số. Nhờ công-tích đó, nguyên-lão viện ban một pháp-lệnh biểu-dương. Khi Gaius Pansa và Aulus Hirtius đắc cử chấp-chính quan, bèn chỉ-định dư làm thành-viên nguyên-lão viện với quyền phát-ngôn tương-đương chấp-chính quan, khiến dư được thống-trị tuyệt-đối. Nguyên-lão viện lại cử dư kiêm đại-pháp quan, để với cương-vị này, cùng nhị vị chấp-chính quan coi-quản quốc-sự, cho bờ-cõi bớt phần thương-tổn. Cũng năm ấy, khi các chấp-chính quan trận-vong, dân-sự bèn bầu dư chấp-chính, khiến dư được dự tam-đầu chế cùng quản quân-quốc.''|||Trích ''Augustus chí thánh công nghiệp kí'', Ngọc Giao dịch, 2018}}
 
{{cquote|''Năm mười-chín tuổi, dư đã dốc sáng-kiến và tài-sản ra trưng-tập một quân-đội nhằm cứu-chuộc nền cộng-hòa khỏi áp-bách bởi phe thiểu-số. Nhờ công-tích đó, nguyên-lão viện ban một pháp-lệnh biểu-dương. Khi Gaius Pansa và Aulus Hirtius đắc cử chấp-chính quan, bèn chỉ-định dư làm thành-viên nguyên-lão viện với quyền phát-ngôn tương-đương chấp-chính quan, khiến dư được thống-trị tuyệt-đối. Nguyên-lão viện lại cử dư kiêm đại-pháp quan, để với cương-vị này, cùng nhị vị chấp-chính quan coi-quản quốc-sự, cho bờ-cõi bớt phần thương-tổn. Cũng năm ấy, khi các chấp-chính quan trận-vong, dân-sự bèn bầu dư chấp-chính, khiến dư được dự tam-đầu chế cùng quản quân-quốc.''|||Trích ''Augustus chí thánh công nghiệp kí'', Ngọc Giao dịch, 2018}}

Phiên bản lúc 21:00, ngày 30 tháng 10 năm 2020

Res Gestae Divi Augusti
Res Gestae.jpg
Sao bản Res Gestae Divi Augusti trong di tích đền thờ Augustus tại Ankara.
Địa điểmVexilloid of the Roman Empire.svg La Mã đế quốc
Ngôn ngữLa văn
Thể loạiMinh văn
Chủ đềTruyện kí
Thời điểm
Trước 14 CN

Res Gestae Divi Augusti (tạm dịch Augustus chí thánh công nghiệp kí hoặc Augustus chí thánh kỉ công bi văn) là nhan đề hậu thế đặt cho bài minh văn trên đồng trụ tại lăng mộ sa hoàng Augustus[1].

Tác phẩm được xác nhận là một trong những tài liệu cổ đại nguyên vẹn nhất còn tới nay[2].

Lịch sử

Cứ văn bản, tác phẩm được soạn ngay sau khi sa hoàng Augustus băng hà (năm 14 Công Nguyên), nhưng có lẽ đã được thực hiện trước đó nhiều năm và qua nhiều lần tu chính. Văn bản được đích thân Augustus chỉ định làm di chiếu nên yêu cầu nguyên lão viện tiến hành điêu khắc.

Nguyên bản được chạm trên đôi đồng trụ trước cửa lăng mộ sa hoàng Augustus, nay án ngữ khu cổ tích Campus Martius thuộc đô thành Roma. Qua biến động thời gian, đôi đồng trụ ấy đã mất.

Tuy nhiên, trong thời kì La Mã đế quốc hưng thịnh, bài minh được sao thành nhiều bản khắc trên thạch bi rất nhiều thần điện trải khắp không gian đế quốc, mà đa số tồn tại ở dạng song ngữ Hi-La. Nhờ thế, học giới hiện đại dựa vào bản khắc hoàn hảo nhất tại Ankara để phục chế nội dung tác phẩm này.

Nội dung

Toàn bài minh gồm 35 đoạn, chia 4 chương, kèm lời tựa và bạt. Tựu trung lược thuật hành trạng và những tuyên ngôn chính trị của sa hoàng Augustus dưới ngôi kể thứ nhất (ego), nhưng tác giả chắc hẳn là thư lại hầu cận sa hoàng. Tác phẩm để lại cho hậu thế sự am hiểu nhất định về văn phạm Cổ La Mã.

  • Tựa : Lược thuật sự nghiệp sa hoàng Augustus.
  • Đoạn 02 → 14 (Thành tựu chính trị) : Liệt kê quá trình thăng tiến và những vinh dự chính trị đã đạt (cố ý không đề cập thẳng nguyên danh những đấu thủ chính trị cũ).
  • Đoạn 15 → 24 (Thành tựu công ích) : Liệt kê những dịp ban phát của cải và đất đai cho quân dân, chứng minh đóng góp ấy từ tiền túi bản thân.
  • Đoạn 25 → 33 (Thành tựu quân sự) : Mô tả các hoạt động quân sự và việc lập liên minh với thế lực ngoài La Mã tại Địa Trung Hải.
  • Đoạn 34 → 35 (Tuyên ngôn chính trị) : Nêu quan điểm chính trị của cá nhân ở cương vị độc lập với chính phủ.
  • Bạt : Lược thuật bài minh, liệt kê những công trình đã hạ lệnh thi công hoặc tái thiết, chứng minh rằng đã dốc vốn 600 triệu denarius (khoảng 100 tỉ Mĩ kim năm 2020).

Phần Tựa và Nội Dung soạn từ trước, riêng Bạt chỉ được soạn sau khi sa hoàng mất.

Năm mười-chín tuổi, dư đã dốc sáng-kiến và tài-sản ra trưng-tập một quân-đội nhằm cứu-chuộc nền cộng-hòa khỏi áp-bách bởi phe thiểu-số. Nhờ công-tích đó, nguyên-lão viện ban một pháp-lệnh biểu-dương. Khi Gaius Pansa và Aulus Hirtius đắc cử chấp-chính quan, bèn chỉ-định dư làm thành-viên nguyên-lão viện với quyền phát-ngôn tương-đương chấp-chính quan, khiến dư được thống-trị tuyệt-đối. Nguyên-lão viện lại cử dư kiêm đại-pháp quan, để với cương-vị này, cùng nhị vị chấp-chính quan coi-quản quốc-sự, cho bờ-cõi bớt phần thương-tổn. Cũng năm ấy, khi các chấp-chính quan trận-vong, dân-sự bèn bầu dư chấp-chính, khiến dư được dự tam-đầu chế cùng quản quân-quốc.

— Trích Augustus chí thánh công nghiệp kí, Ngọc Giao dịch, 2018

Tham khảo

Liên kết

  1. Augustus (ngày 14 tháng 5 năm 2009), Res Gestae Divi Augusti, Cambridge University Press, ISBN 978-0-521-84152-8
  2. Understanding Roman Inscriptions by Lawrence Keppie. 1991. pp. 132–133

Tài liệu

  • Barini, Concetta (1937), Res Gestae Divi Augusti ex Monumentis Ancyrano, Antiocheno, Apolloniensi, Roma.
  • Cooley, Alison (2009), Res Gestae divi Augusti : Text, Translation and Commentary, Cambridge : Cambridge University Press, 2009.
  • Gagé, Jean (1935), Res gestae divi Augusti ex monumentis Ancyrano et Antiocheno latinis, Paris.
  • Mommsen, Theodor (1865). Res gestae Divi Augusti ex monumentis Ancyrano et Apolloniensi. Berolini : Weidmannos, 1865.
  • Scheid. John (2007). Res Gestae Divi Augusti : hauts faits du divin Auguste. Paris : Belles Lettres, 2007.
  • Volkmann, Hans (1942), Res gestae Divi Augusti Das Monumentum Ancyranum, Leipzig.

Tư liệu