Dòng 6: | Dòng 6: | ||
Có bốn chủ đề tương quan chi phối ý thức hệ của Khmer Đỏ: độc lập và tự lực hoàn toàn, bảo tồn nền chuyên chính vô sản, cách mạng kinh tế toàn diện và lập tức, chuyển đổi hoàn toàn các giá trị xã hội Khmer.{{sfn|Jackson|1989|p=39}} Vào năm 1975 Khmer Đỏ phát biểu mục tiêu của mình là "dẫn dắt nhân dân đi đến thắng lợi trong cuộc cách mạng dân chủ dân tộc, tiêu diệt bọn đế quốc, phong kiến, tư bản và thành lập một nhà nước cách mạng dân tộc ở Campuchia. Mục tiêu xa hơn của đảng là dẫn dắt nhân dân gây dựng cách mạng xã hội chủ nghĩa và xã hội cộng sản ở Campuchia."{{sfn|Slocomb|2006|p=385}} | Có bốn chủ đề tương quan chi phối ý thức hệ của Khmer Đỏ: độc lập và tự lực hoàn toàn, bảo tồn nền chuyên chính vô sản, cách mạng kinh tế toàn diện và lập tức, chuyển đổi hoàn toàn các giá trị xã hội Khmer.{{sfn|Jackson|1989|p=39}} Vào năm 1975 Khmer Đỏ phát biểu mục tiêu của mình là "dẫn dắt nhân dân đi đến thắng lợi trong cuộc cách mạng dân chủ dân tộc, tiêu diệt bọn đế quốc, phong kiến, tư bản và thành lập một nhà nước cách mạng dân tộc ở Campuchia. Mục tiêu xa hơn của đảng là dẫn dắt nhân dân gây dựng cách mạng xã hội chủ nghĩa và xã hội cộng sản ở Campuchia."{{sfn|Slocomb|2006|p=385}} | ||
− | === Nguồn gốc ý thức hệ === | + | === Nguồn gốc và bản chất ý thức hệ === |
[[File:Pol Pot.jpg|thumb|upright=0.7|Pol Pot, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Campuchia và Thủ tướng Campuchia Dân chủ]] | [[File:Pol Pot.jpg|thumb|upright=0.7|Pol Pot, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Campuchia và Thủ tướng Campuchia Dân chủ]] | ||
Các học giả nhìn chung nhấn mạnh nguồn gốc Marxist của Khmer Đỏ, nhiều biểu đạt và thực hành của Khmer Đỏ trực tiếp cộng hưởng với những phong trào Marxist-Leninist khác, nhất là [[chủ nghĩa Mao]].{{sfn|Tyner|2017|p=1}} Tuy nhiên cụ thể nó là "kiểu" chủ nghĩa Marx gì lại là điều tranh luận: Marx, Marx-Lenin, Marx-Lenin-Mao, hay Mao cực đoan?{{sfn|Tyner|2017|p=2}} Những diễn giải hàn lâm về vị trí chính trị của nó thiếu sự nhất quán,{{sfn|Kiernan|2008|p=25}} có khi cho rằng nó là phong trào Marxist-Leninist "thuần túy nhất" nhưng có khi mô tả nó như một cuộc "cách mạng nông dân" chống chủ nghĩa Marx.{{sfn|Kiernan|2008|p=26}} Quan điểm sau là của nhà sử học Michael Vickery, người cho rằng Khmer Đỏ không phải một chế độ cộng sản Marxist và không giống bất kỳ cuộc cách mạng cộng sản nào đã từng xảy ra trước đó ở cả châu Á hay châu Âu.{{sfn|O'kane|1993|p=735}} Kiernan thì nhận định đây không phải cách mạng vô sản dành cho giai cấp công nhân và cũng chẳng phải cách mạng nông dân có lợi cho toàn bộ đối tượng này.{{sfn|Kiernan|2008|p=26}} | Các học giả nhìn chung nhấn mạnh nguồn gốc Marxist của Khmer Đỏ, nhiều biểu đạt và thực hành của Khmer Đỏ trực tiếp cộng hưởng với những phong trào Marxist-Leninist khác, nhất là [[chủ nghĩa Mao]].{{sfn|Tyner|2017|p=1}} Tuy nhiên cụ thể nó là "kiểu" chủ nghĩa Marx gì lại là điều tranh luận: Marx, Marx-Lenin, Marx-Lenin-Mao, hay Mao cực đoan?{{sfn|Tyner|2017|p=2}} Những diễn giải hàn lâm về vị trí chính trị của nó thiếu sự nhất quán,{{sfn|Kiernan|2008|p=25}} có khi cho rằng nó là phong trào Marxist-Leninist "thuần túy nhất" nhưng có khi mô tả nó như một cuộc "cách mạng nông dân" chống chủ nghĩa Marx.{{sfn|Kiernan|2008|p=26}} Quan điểm sau là của nhà sử học Michael Vickery, người cho rằng Khmer Đỏ không phải một chế độ cộng sản Marxist và không giống bất kỳ cuộc cách mạng cộng sản nào đã từng xảy ra trước đó ở cả châu Á hay châu Âu.{{sfn|O'kane|1993|p=735}} Kiernan thì nhận định đây không phải cách mạng vô sản dành cho giai cấp công nhân và cũng chẳng phải cách mạng nông dân có lợi cho toàn bộ đối tượng này.{{sfn|Kiernan|2008|p=26}} | ||
Dòng 12: | Dòng 12: | ||
Khmer Đỏ không sao chép bất kỳ chỉ một hình mẫu triết học nào mà chọn lọc lấy các yếu tố của từng loại, từ ý tưởng của Mao, Stalin, [[Frantz Fanon]], và [[Samir Amin]].{{sfn|Jackson|1989|p=244}} Vào năm 1978 Pol Pot phát biểu rằng Campuchia đang "xây dựng chủ nghĩa xã hội với không một mô hình", quá trình diễn ra xuyên suốt giai đoạn cầm quyền của Khmer Đỏ.{{sfn|Chandler|2008|p=256}} Ý thức hệ chủ nghĩa Mao tỏ ra ảnh hưởng sâu đậm đến nhiều đặc điểm của chế độ như việc chú trọng tầng lớp nông dân nông thôn làm lực lượng bảo vệ cách mạng hơn là vô sản đô thị, những sáng kiến kiểu [[Đại nhảy vọt]], khát khao xóa bỏ lợi ích cá nhân trong hành vi con người, thúc đẩy lối sống và ăn uống cộng đồng, xem trọng lẽ thường hơn là kiến thức kỹ thuật hay hàn lâm; tuy nhiên Khmer Đỏ thể hiện những đặc điểm này ở mức độ cực đoan hơn.{{sfn|Jackson|1989|p=244}} Các tác phẩm của Samir Amin, một nhà kinh tế học Marxist ủng hộ Khmer Đỏ, có ảnh hưởng đến [[Khieu Samphan]] từ thời còn là sinh viên ở Paris và chứa đựng những đề tài tương tự như thấy trong chính sách của Khmer Đỏ.{{sfn|Jackson|1989|p=245–246}} Một nhân vật có tư tưởng mang nhiều nét chung với Khmer Đỏ khác là Frantz Fanon, triết gia sùng bạo lực cách mạng.{{sfn|Jackson|1989|p=246}} Tác giả Karl Jackson còn tìm ra mối liên hệ giữa Khmer Đỏ và Stalin ở cái cách chuyển đổi hóa nông thôn, thêm nữa là một số lãnh đạo Khmer Đỏ từng là đảng viên Đảng Cộng sản Pháp hồi thập niên 1950, đảng cộng sản đậm chất Stalin chủ nghĩa nhất ở Tây Âu.{{sfn|Jackson|1989|p=249}} | Khmer Đỏ không sao chép bất kỳ chỉ một hình mẫu triết học nào mà chọn lọc lấy các yếu tố của từng loại, từ ý tưởng của Mao, Stalin, [[Frantz Fanon]], và [[Samir Amin]].{{sfn|Jackson|1989|p=244}} Vào năm 1978 Pol Pot phát biểu rằng Campuchia đang "xây dựng chủ nghĩa xã hội với không một mô hình", quá trình diễn ra xuyên suốt giai đoạn cầm quyền của Khmer Đỏ.{{sfn|Chandler|2008|p=256}} Ý thức hệ chủ nghĩa Mao tỏ ra ảnh hưởng sâu đậm đến nhiều đặc điểm của chế độ như việc chú trọng tầng lớp nông dân nông thôn làm lực lượng bảo vệ cách mạng hơn là vô sản đô thị, những sáng kiến kiểu [[Đại nhảy vọt]], khát khao xóa bỏ lợi ích cá nhân trong hành vi con người, thúc đẩy lối sống và ăn uống cộng đồng, xem trọng lẽ thường hơn là kiến thức kỹ thuật hay hàn lâm; tuy nhiên Khmer Đỏ thể hiện những đặc điểm này ở mức độ cực đoan hơn.{{sfn|Jackson|1989|p=244}} Các tác phẩm của Samir Amin, một nhà kinh tế học Marxist ủng hộ Khmer Đỏ, có ảnh hưởng đến [[Khieu Samphan]] từ thời còn là sinh viên ở Paris và chứa đựng những đề tài tương tự như thấy trong chính sách của Khmer Đỏ.{{sfn|Jackson|1989|p=245–246}} Một nhân vật có tư tưởng mang nhiều nét chung với Khmer Đỏ khác là Frantz Fanon, triết gia sùng bạo lực cách mạng.{{sfn|Jackson|1989|p=246}} Tác giả Karl Jackson còn tìm ra mối liên hệ giữa Khmer Đỏ và Stalin ở cái cách chuyển đổi hóa nông thôn, thêm nữa là một số lãnh đạo Khmer Đỏ từng là đảng viên Đảng Cộng sản Pháp hồi thập niên 1950, đảng cộng sản đậm chất Stalin chủ nghĩa nhất ở Tây Âu.{{sfn|Jackson|1989|p=249}} | ||
− | Những nỗ lực xếp đặt Khmer Đỏ vào vòng chủ nghĩa cộng sản chính thống chưa bao giờ hoàn toàn thoả đáng. "Chủ nghĩa Mao cực | + | Những nỗ lực xếp đặt Khmer Đỏ vào vòng chủ nghĩa cộng sản chính thống chưa bao giờ hoàn toàn thoả đáng. "Chủ nghĩa Mao cực đoan" thường được liên hệ nhưng Mao vẫn đặt niềm tin vào sức mạnh công nghệ để thay đổi tình hình kinh tế của Trung Quốc, trong khi Khmer Đỏ thì chối bỏ mọi hình thức chuyên môn hiện đại. Đường lối chính trị của Đảng Cộng sản Campuchia có đặc trưng nhấn mạnh đến tính ưu việt của ý chí con người, với tư tưởng thuần khiết vượt trên các yếu tố vật chất như công nghệ và nó tạo ra một thế giới quan rất phi thực, gần như huyền diệu. Một ví dụ là giới chức Khmer Đỏ tin rằng họ sẽ gây tổn thất gấp 30 lần những gì Việt Nam gây ra cho họ trong cuộc xung đột biên giới năm 1978, bất chấp ưu thế vượt trội về nhân lực và trang thiết bị của Việt Nam.{{sfn|Harris|2012|p=52}} |
+ | |||
+ | Một trong những đặc điểm của Campuchia Dân chủ được thảo luận nhiều đó là việc nó hình dung sáng tạo thế giới mới "từ con số không". Điều này có thể được diễn giải là cách mạng Campuchia gắn với [[thuyết hư vô]], nhưng luận điểm phản bác cho rằng khái niệm gốc chỉ nói đến khát vọng xây dựng đất nước từ vạch xuất phát sau sự tàn phá của thế lực đế quốc. Ước muốn đưa đất nước quay về một điểm mốc quá khứ chắc chắn có phần kỳ quặc nếu nhìn từ quan điểm Marxist chính thống xem quốc gia lý tưởng là đỉnh cao của quá trình tuyến tính chứ không phải quay vòng lại giai đoạn sản xuất xưa cũ nhất.{{sfn|Harris|2012|p=62}} | ||
Kiernan nhìn lại lịch sử nhân loại để tìm một hình mẫu tương đồng nhất với Campuchia Dân chủ và đó có thể là [[Sparta]] cổ đại với những điểm chung như: bành trướng bạo lực, thù địch chủng tộc, chủ nghĩa công xã quân bình, hệ tư tưởng trọng nông.{{sfn|Westad|Quinn-Judge|2006|p=192, 195}} Paul Cartledge, nhà sử học hàng đầu về Sparta, mô tả nhà lập pháp [[Lycurgus]] là "cái gì đó như một sự pha trộn giữa George Washington và Pol Pot."{{sfn|Westad|Quinn-Judge|2006|p=192}} | Kiernan nhìn lại lịch sử nhân loại để tìm một hình mẫu tương đồng nhất với Campuchia Dân chủ và đó có thể là [[Sparta]] cổ đại với những điểm chung như: bành trướng bạo lực, thù địch chủng tộc, chủ nghĩa công xã quân bình, hệ tư tưởng trọng nông.{{sfn|Westad|Quinn-Judge|2006|p=192, 195}} Paul Cartledge, nhà sử học hàng đầu về Sparta, mô tả nhà lập pháp [[Lycurgus]] là "cái gì đó như một sự pha trộn giữa George Washington và Pol Pot."{{sfn|Westad|Quinn-Judge|2006|p=192}} | ||
Dòng 36: | Dòng 38: | ||
=== Tôn giáo === | === Tôn giáo === | ||
− | Thái độ thù địch tôn giáo của Khmer Đỏ, thuộc hàng hung bạo nhất trong lịch sử hiện đại.{{sfn|Brown|Smith|2021|p=196}} Khmer Đỏ bài trừ mọi tôn giáo từ [[đạo Phật]] là đức tin của hơn 90% dân số đến những nhóm tôn giáo thiểu số như [[đạo Hồi]] hay [[đạo Cơ Đốc]].{{sfn|Brown|Smith|2021|p=195}} Từ | + | Thái độ thù địch tôn giáo của Khmer Đỏ, thuộc hàng hung bạo nhất trong lịch sử hiện đại.{{sfn|Brown|Smith|2021|p=196}} Khmer Đỏ bài trừ mọi tôn giáo từ [[đạo Phật]] là đức tin của hơn 90% dân số đến những nhóm tôn giáo thiểu số như [[đạo Hồi]] hay [[đạo Cơ Đốc]].{{sfn|Brown|Smith|2021|p=195}} Từ lập trường ý thức hệ, Khmer Đỏ muốn xoá sạch mọi vết tích của những cái mà họ cho là tư duy hay tập tục xã hội lỗi thời.{{sfn|Brown|Smith|2021|p=196}} Hiến pháp của chế độ bề ngoài thì đảm bảo cho tự do tôn giáo nhưng lại cấm những tôn giáo phản động hay phản cách mạng.{{sfn|Brown|Smith|2021|p=196}} Thực tế thì chính quyền gán cho mọi tôn giáo là phản động và tìm cách thải loại đối tượng này ra khỏi xã hội.{{sfn|Brown|Smith|2021|p=196}} Thêm một lý do là tư tưởng bài ngoại độc hại, Khmer Đỏ liên kết các cộng đồng tôn giáo với ảnh hưởng ngoại bang.{{sfn|Brown|Smith|2021|p=196}} |
Đạo Phật du nhập Campuchia vào thế kỷ 5 và là tôn giáo quốc gia chính thức ở đây từ thế kỷ 13.{{sfn|Brown|Smith|2021|p=197}} | Đạo Phật du nhập Campuchia vào thế kỷ 5 và là tôn giáo quốc gia chính thức ở đây từ thế kỷ 13.{{sfn|Brown|Smith|2021|p=197}} |
Phiên bản lúc 20:36, ngày 18 tháng 4 năm 2024
Khmer Đỏ là tên gọi để chỉ những người cộng sản Campuchia và sau này là chế độ Campuchia Dân chủ do Đảng Cộng sản Campuchia lãnh đạo giai đoạn 1975 đến 1979.[1]
Ý thức hệ
Có bốn chủ đề tương quan chi phối ý thức hệ của Khmer Đỏ: độc lập và tự lực hoàn toàn, bảo tồn nền chuyên chính vô sản, cách mạng kinh tế toàn diện và lập tức, chuyển đổi hoàn toàn các giá trị xã hội Khmer.[2] Vào năm 1975 Khmer Đỏ phát biểu mục tiêu của mình là "dẫn dắt nhân dân đi đến thắng lợi trong cuộc cách mạng dân chủ dân tộc, tiêu diệt bọn đế quốc, phong kiến, tư bản và thành lập một nhà nước cách mạng dân tộc ở Campuchia. Mục tiêu xa hơn của đảng là dẫn dắt nhân dân gây dựng cách mạng xã hội chủ nghĩa và xã hội cộng sản ở Campuchia."[3]
Nguồn gốc và bản chất ý thức hệ
Các học giả nhìn chung nhấn mạnh nguồn gốc Marxist của Khmer Đỏ, nhiều biểu đạt và thực hành của Khmer Đỏ trực tiếp cộng hưởng với những phong trào Marxist-Leninist khác, nhất là chủ nghĩa Mao.[4] Tuy nhiên cụ thể nó là "kiểu" chủ nghĩa Marx gì lại là điều tranh luận: Marx, Marx-Lenin, Marx-Lenin-Mao, hay Mao cực đoan?[5] Những diễn giải hàn lâm về vị trí chính trị của nó thiếu sự nhất quán,[6] có khi cho rằng nó là phong trào Marxist-Leninist "thuần túy nhất" nhưng có khi mô tả nó như một cuộc "cách mạng nông dân" chống chủ nghĩa Marx.[7] Quan điểm sau là của nhà sử học Michael Vickery, người cho rằng Khmer Đỏ không phải một chế độ cộng sản Marxist và không giống bất kỳ cuộc cách mạng cộng sản nào đã từng xảy ra trước đó ở cả châu Á hay châu Âu.[8] Kiernan thì nhận định đây không phải cách mạng vô sản dành cho giai cấp công nhân và cũng chẳng phải cách mạng nông dân có lợi cho toàn bộ đối tượng này.[7]
Khmer Đỏ không sao chép bất kỳ chỉ một hình mẫu triết học nào mà chọn lọc lấy các yếu tố của từng loại, từ ý tưởng của Mao, Stalin, Frantz Fanon, và Samir Amin.[9] Vào năm 1978 Pol Pot phát biểu rằng Campuchia đang "xây dựng chủ nghĩa xã hội với không một mô hình", quá trình diễn ra xuyên suốt giai đoạn cầm quyền của Khmer Đỏ.[10] Ý thức hệ chủ nghĩa Mao tỏ ra ảnh hưởng sâu đậm đến nhiều đặc điểm của chế độ như việc chú trọng tầng lớp nông dân nông thôn làm lực lượng bảo vệ cách mạng hơn là vô sản đô thị, những sáng kiến kiểu Đại nhảy vọt, khát khao xóa bỏ lợi ích cá nhân trong hành vi con người, thúc đẩy lối sống và ăn uống cộng đồng, xem trọng lẽ thường hơn là kiến thức kỹ thuật hay hàn lâm; tuy nhiên Khmer Đỏ thể hiện những đặc điểm này ở mức độ cực đoan hơn.[9] Các tác phẩm của Samir Amin, một nhà kinh tế học Marxist ủng hộ Khmer Đỏ, có ảnh hưởng đến Khieu Samphan từ thời còn là sinh viên ở Paris và chứa đựng những đề tài tương tự như thấy trong chính sách của Khmer Đỏ.[11] Một nhân vật có tư tưởng mang nhiều nét chung với Khmer Đỏ khác là Frantz Fanon, triết gia sùng bạo lực cách mạng.[12] Tác giả Karl Jackson còn tìm ra mối liên hệ giữa Khmer Đỏ và Stalin ở cái cách chuyển đổi hóa nông thôn, thêm nữa là một số lãnh đạo Khmer Đỏ từng là đảng viên Đảng Cộng sản Pháp hồi thập niên 1950, đảng cộng sản đậm chất Stalin chủ nghĩa nhất ở Tây Âu.[13]
Những nỗ lực xếp đặt Khmer Đỏ vào vòng chủ nghĩa cộng sản chính thống chưa bao giờ hoàn toàn thoả đáng. "Chủ nghĩa Mao cực đoan" thường được liên hệ nhưng Mao vẫn đặt niềm tin vào sức mạnh công nghệ để thay đổi tình hình kinh tế của Trung Quốc, trong khi Khmer Đỏ thì chối bỏ mọi hình thức chuyên môn hiện đại. Đường lối chính trị của Đảng Cộng sản Campuchia có đặc trưng nhấn mạnh đến tính ưu việt của ý chí con người, với tư tưởng thuần khiết vượt trên các yếu tố vật chất như công nghệ và nó tạo ra một thế giới quan rất phi thực, gần như huyền diệu. Một ví dụ là giới chức Khmer Đỏ tin rằng họ sẽ gây tổn thất gấp 30 lần những gì Việt Nam gây ra cho họ trong cuộc xung đột biên giới năm 1978, bất chấp ưu thế vượt trội về nhân lực và trang thiết bị của Việt Nam.[14]
Một trong những đặc điểm của Campuchia Dân chủ được thảo luận nhiều đó là việc nó hình dung sáng tạo thế giới mới "từ con số không". Điều này có thể được diễn giải là cách mạng Campuchia gắn với thuyết hư vô, nhưng luận điểm phản bác cho rằng khái niệm gốc chỉ nói đến khát vọng xây dựng đất nước từ vạch xuất phát sau sự tàn phá của thế lực đế quốc. Ước muốn đưa đất nước quay về một điểm mốc quá khứ chắc chắn có phần kỳ quặc nếu nhìn từ quan điểm Marxist chính thống xem quốc gia lý tưởng là đỉnh cao của quá trình tuyến tính chứ không phải quay vòng lại giai đoạn sản xuất xưa cũ nhất.[15]
Kiernan nhìn lại lịch sử nhân loại để tìm một hình mẫu tương đồng nhất với Campuchia Dân chủ và đó có thể là Sparta cổ đại với những điểm chung như: bành trướng bạo lực, thù địch chủng tộc, chủ nghĩa công xã quân bình, hệ tư tưởng trọng nông.[16] Paul Cartledge, nhà sử học hàng đầu về Sparta, mô tả nhà lập pháp Lycurgus là "cái gì đó như một sự pha trộn giữa George Washington và Pol Pot."[17]
Chủ quyền và tự lực
Chủ nghĩa dân tộc vốn là nét nổi bật ở hầu như mọi phong trào cách mạng, thế nhưng Khmer Đỏ đã nâng vấn đề tự lực và chủ quyền dân tộc đến một tầm dị thường.[2] Chủ nghĩa dân tộc của Khmer Đỏ giống với chủ nghĩa dân tộc của Norodom Sihanouk trừ một điểm khác biệt lớn là Khmer Đỏ xác định những người Campuchia không bài Việt Nam là phản quốc, là người nước ngoài chứ không phải người Campuchia và đối xử tàn ác với nhóm này.[18] Giới lãnh đạo Khmer Đỏ lo sợ Việt Nam sẽ thực dân hóa Campuchia sau khi Hoa Kỳ bị trục xuất khỏi Đông Dương và đó là lý do mà những tuyên ngôn tư tưởng hết sức nhấn mạnh đến chủ quyền và tự lực hoàn toàn.[19] Sự sợ hãi về những ý đồ của Việt Nam khiến họ thẳng thừng từ chối "mối quan hệ đặc biệt" mà Việt Nam đề nghị vì điều đó có thể bao gồm cả quyền Việt Nam được đóng quân trên đất Campuchia cùng ảnh hưởng đáng kể, ít nhất lên chính sách đối ngoại của Campuchia.[19]
Điểm kỳ lạ ở Khmer Đỏ là họ áp dụng những nguyên tắc trừu tượng một cách giáo điều, đem thẳng lý thuyết vào thực tế bất chấp những hậu quả tai hại như cô lập ngoại giao, tàn phá kinh tế, nhân dân đau khổ.[20] Xét mức độ và phạm vi áp dụng để hướng đến tự lực và chủ quyền hoàn toàn, Khmer Đỏ là gần như độc nhất vô nhị.[21] Ngay sau khi giành chính quyền, Khmer Đỏ lập tức buộc tất cả người dân rời khỏi các thành phố, phá hủy hàng tiêu dùng phương Tây, đốt sách và thư viện, chấm dứt hầu hết các mối quan hệ ngoại giao, bãi bỏ tiền tệ, thị trường, ngoại hối, cắt đứt gần như mọi giao dịch với thế giới bên ngoài.[21] Khmer Đỏ công khai từ chối viện trợ nước ngoài, không nhận bất kỳ đề nghị viện trợ nào từ các nước không cộng sản.[22] Thiếu vắng nguồn cung lương thực và thuốc men hiện đại, nhiều người dân Campuchia đã chết trong đói khổ và bệnh tật.[22] Ngân hàng trung ương, biểu tượng của sự kết nối giữa Campuchia với hệ thống kinh tế thế giới, bị đánh sập bằng chất nổ và giấy bạc được để tung bay trên những con phố không người của thủ đô.[23] Nhà thờ chính tòa Phnom Penh bị tháo dỡ từng viên đá một cho đến khi không còn bất kỳ dấu tích của dinh thự tôn giáo Tây phương nổi bật nhất ở quốc gia.[23]
Giai cấp xã hội
Khi Khmer Đỏ huy động lực lượng để lật đổ chính quyền Lon Nol họ chia xã hội Campuchia thành năm giai cấp phân biệt: công nhân, nông dân, tư sản, tư bản, và phong kiến.[24] Họ tập trung công kích "chủ nghĩa đế quốc và giai cấp địa chủ phong kiến" và tìm cách lôi kéo mọi thành phần xã hội khác.[25] Tuy nhiên sau khi giành chính quyền, Khmer Đỏ chỉ còn coi trọng công nhân, nông dân tập thể, quan chức chính quyền, và quân cách mạng.[25] Thay vì tạm thời sử dụng những con người hiện có để vận hành nhà nước, Khmer Đỏ lập tức loại bỏ toàn bộ và xây dựng một bộ máy phi tập trung, phi quan liêu, Mao chủ nghĩa cấp tiến do đảng và quân đội kiểm soát để phục vụ đối tượng có vị thế thấp kém nhất trong xã hội cũ là nông dân nghèo.[26] Khmer Đỏ cấp tốc săn lùng và trừ khử toàn bộ sĩ quan và nhiều quân nhân trong quân đội của Lon Nol, quan chức chế độ cũ, hoàng thân (trừ Sihanouk), địa chủ, doanh nhân, lao động có tay nghề, chuyên gia có học vấn, người Chăm, tu sĩ Phật giáo.[26]
Tổng quan, người dân Campuchia Dân chủ được phân thành ba hạng: người có đủ quyền (penh sith), ứng viên đạt đủ quyền (triem), và người không có quyền (bannheu).[27] Gần như mọi penh sith đều tham gia cách mạng từ sớm và đến từ bộ phận dân quê nghèo cũng như ít học nhất, được phép nhận đủ lương thực và gia nhập mọi tổ chức như đảng hay quân đội.[28] Triem cũng chủ yếu đến từ nông thôn, được nhận khẩu phần ít hơn và nắm giữ chức sắc nhỏ.[28] Hạng thấp nhất, bannheu, không có quyền gì kể cả nhận lương thực; bao gồm cựu địa chủ, sĩ quan, quan chức, giáo viên, thương nhân, cư dân thành thị.[28] Hầu hết đối tượng mà Khmer đỏ nhắm đến tiêu diệt là thuộc nhóm này.[27] Nhóm được hưởng đầy đủ đặc quyền chỉ chiếm chưa đến 15% tổng dân số.[28] Còn một kiểu phân chia xã hội khác thành "người mới" (neak thmey) là cư dân thành thị bị trục xuất và "người cũ" (neak chas) là nông dân ở miền quê.[29] Trong khi người mới thường là nạn nhân bị bức hại thì tình cảnh của người cũ lại nhập nhằng, có khi họ được đối xử tốt hơn nhưng cũng có khi là tương tự.[30]
Khmer Đỏ bêu riếu sự bất bình đẳng và đồi trụy của chốn đô thị thời chế độ cũ.[31] Với khát khao xóa bỏ vĩnh viễn sự bất bình đẳng, họ trừ khử những cá nhân trước kia có địa vị vừa và cao chiếu theo của cải, học vấn, nghề nghiệp, hay dòng dõi.[31] Đuổi hết cư dân khỏi các thành phố, sát hại bannheu, bãi bỏ tiền tệ và thị trường, triệt để với học thuyết đấu tranh giai cấp vĩnh viễn giữa penh sith và bannheu là biện pháp mà giới lãnh đạo Khmer Đỏ cho rằng sẽ nhanh chóng mang lại một xã hội quân bình.[31]
Gia đình
Khmer Đỏ thi hành các chính sách nhằm đập tan kết cấu gia đình truyền thống và thay thế nó bằng Angkar.[↓ 1] Theo Khmer Đỏ, tình yêu thương dành cho gia đình là không cần thiết bởi Angkar mới là gia đình thật sự của mỗi người. Vì thế ngay cả gia đình hạt nhân cũng không thể tồn tại khi mà Khmer Đỏ bắt đầu chia rẽ các thành viên và tấn công các tổ chức văn hoá, tôn giáo, vật chất ủng hộ gia đình. Bằng cách này, Khmer Đỏ mong muốn tâm sức của một người sẽ không bị cướp mất ít nhiều bởi gia đình mà dành hết cho Angkar. Các thành viên gia đình bị sát hại hoặc cưỡng bức lao động, sống và sinh hoạt tách biệt để cho mọi liên kết giữa họ bị cắt đứt.[33]
Cuộc cách mạng nhắm đến tạo ra một gia đình mới mà chỉ chia sẻ thành quả lao động hợp tác của họ, chỉ bày tỏ tình cảm với chế độ và chỉ quan tâm đến phúc lợi của quốc gia. Tuy nhiên, Khmer Đỏ không thể phá vỡ những liên kết gia đình có truyền thống hàng thế kỷ. Người dân Campuchia vẫn trung thành với ý niệm gia đình, học cách thích nghi với các chính sách đe doạ ý niệm này, đấu tranh để bảo vệ và bảo tồn kết cấu gia đình bất chấp rủi ro bị trừng phạt hoặc sát hại. Trong công cuộc xoá bỏ mọi tình cảm và quan hệ giữa các cá nhân, Khmer Đỏ không thể thay thế những liên kết cảm xúc gia đình mãnh liệt. Chế độ ao ước tạo ra một gia đình mới và tự cho mình là phụ mẫu của nhân dân, nhưng không hoàn thành được bổn phận của vai trò này. Cả về mặt tự nhiên lẫn cảm xúc, Khmer Đỏ thất bại với trách nhiệm họ đảm đương.[34]
Ví dụ về Khmer Đỏ chỉ ra bài học rằng nếu một cuộc cách mạng mưu cầu lợi ích quá triệt để đi ngược lại truyền thống và văn hoá của nhân dân, nó ắt sẽ thất bại.[35]
Tôn giáo
Thái độ thù địch tôn giáo của Khmer Đỏ, thuộc hàng hung bạo nhất trong lịch sử hiện đại.[36] Khmer Đỏ bài trừ mọi tôn giáo từ đạo Phật là đức tin của hơn 90% dân số đến những nhóm tôn giáo thiểu số như đạo Hồi hay đạo Cơ Đốc.[37] Từ lập trường ý thức hệ, Khmer Đỏ muốn xoá sạch mọi vết tích của những cái mà họ cho là tư duy hay tập tục xã hội lỗi thời.[36] Hiến pháp của chế độ bề ngoài thì đảm bảo cho tự do tôn giáo nhưng lại cấm những tôn giáo phản động hay phản cách mạng.[36] Thực tế thì chính quyền gán cho mọi tôn giáo là phản động và tìm cách thải loại đối tượng này ra khỏi xã hội.[36] Thêm một lý do là tư tưởng bài ngoại độc hại, Khmer Đỏ liên kết các cộng đồng tôn giáo với ảnh hưởng ngoại bang.[36]
Đạo Phật du nhập Campuchia vào thế kỷ 5 và là tôn giáo quốc gia chính thức ở đây từ thế kỷ 13.[38]
Kinh tế
Chính sách kinh tế của Khmer Đỏ là dẹp bỏ hệ thống tư bản, thực hành lao động cưỡng bức và chú trọng phát triển nhanh chóng nông nghiệp.[39] Chiến lược phát triển kinh tế là xây dựng một nền tảng nông nghiệp mạnh mẽ được hỗ trợ bởi những ngành thủ công và công nghiệp nhỏ địa phương.[40] Chính quyền tiến hành tập thể hóa nông nghiệp toàn diện và lập tức, quốc hữu hóa mọi bộ phận của nền kinh tế, và thông qua đường lối tự lực.[41] Tất cả tài sản là sở hữu nhà nước, sở hữu cá nhân bị cấm tuyệt đối, thị trường và tiền tệ bị bãi bỏ.[42] Campuchia thời Khmer Đỏ là quốc gia duy nhất từng xóa bỏ tiền tệ,[43] thứ bị cho là "công cụ độc hại nhất" vì "nó cám dỗ chúng ta quay về với tư hữu."[44] Chế độ cũng cấm mọi giao thương quốc tế, chỉ trừ giao thương rất hạn chế với một số nước cộng sản đồng minh.[45]
Vào năm 1976 Đảng Cộng sản Campuchia đề ra Kế hoạch Bốn Năm với mục tiêu nhanh chóng nâng cao mức sống của người dân và gia tăng tư bản từ nông nghiệp để phát triển nông nghiệp, công nghiệp, quốc phòng.[46] Nông nghiệp, đặc biệt là lúa gạo, được chú trọng trên hết,[44] thể hiện qua câu khẩu hiệu phổ biến "nếu có gạo chúng ta có thể có tất cả."[47] Gạo thay thế tiền tệ trở thành thứ đại diện cho giá trị, sản xuất và xuất khẩu gạo sinh ra vốn thặng dư.[46] Chính quyền nỗ lực tăng gấp ba sản lượng gạo trong vòng bốn năm để đạt mục tiêu ba tấn gạo một hecta một năm.[48] Bên cạnh lúa thì các loại cây khác như bông, đay, cao su, dừa cũng được trồng để xuất khẩu.[49] Để hoàn thành những mục tiêu của kế hoạch, nhiều người đã phải làm việc 10 đến 12 tiếng một ngày và đa số những người không quen với lao động chân tay đều sớm bỏ mạng vì thiếu ăn và kiệt sức.[50]
Tham khảo
Trích dẫn
- ↑ Ross 1990, tr. 316.
- ↑ a b Jackson 1989, tr. 39.
- ↑ Slocomb 2006, tr. 385.
- ↑ Tyner 2017, tr. 1.
- ↑ Tyner 2017, tr. 2.
- ↑ Kiernan 2008, tr. 25.
- ↑ a b Kiernan 2008, tr. 26.
- ↑ O'kane 1993, tr. 735.
- ↑ a b Jackson 1989, tr. 244.
- ↑ Chandler 2008, tr. 256.
- ↑ Jackson 1989, tr. 245–246.
- ↑ Jackson 1989, tr. 246.
- ↑ Jackson 1989, tr. 249.
- ↑ Harris 2012, tr. 52.
- ↑ Harris 2012, tr. 62.
- ↑ Westad & Quinn-Judge 2006, tr. 192, 195.
- ↑ Westad & Quinn-Judge 2006, tr. 192.
- ↑ Kiernan 2001, tr. 192.
- ↑ a b Jackson 1989, tr. 41.
- ↑ Jackson 1989, tr. 44.
- ↑ a b Jackson 1989, tr. 45.
- ↑ a b Jackson 1989, tr. 48.
- ↑ a b Jackson 1989, tr. 49.
- ↑ Jackson 1989, tr. 50; Ross 1990, tr. 51–52.
- ↑ a b Jackson 1989, tr. 50.
- ↑ a b Jackson 1989, tr. 51.
- ↑ a b Jackson 1989, tr. 52; Duffy 1994, tr. 86.
- ↑ a b c d Jackson 1989, tr. 52.
- ↑ Kiernan 2008, tr. 164; Ross 1990, tr. 52.
- ↑ Ross 1990, tr. 53–54.
- ↑ a b c Jackson 1989, tr. 55.
- ↑ Mam 1999, tr. 1.
- ↑ Mam 1999, tr. 24.
- ↑ Mam 1999, tr. 25.
- ↑ Mam 1999, tr. 26.
- ↑ a b c d e Brown & Smith 2021, tr. 196.
- ↑ Brown & Smith 2021, tr. 195.
- ↑ Brown & Smith 2021, tr. 197.
- ↑ Chhair & Ung 2013, tr. 5.
- ↑ Ross 1990, tr. 151.
- ↑ Chhair & Ung 2013, tr. 5; Ross 1990, tr. 151.
- ↑ Chhair & Ung 2013; Prasso 2001, tr. 1.
- ↑ Prasso 2001, tr. 1.
- ↑ a b Tyner 2020, tr. 149.
- ↑ Chhair & Ung 2013, tr. 6.
- ↑ a b Tyner 2017, tr. 110.
- ↑ Jackson 1989, tr. 48; Ross 1990, tr. 154.
- ↑ Tyner 2017, tr. 107; Chandler 2008, tr. 262.
- ↑ Chandler 2008, tr. 263.
- ↑ Chandler 2008, tr. 264.
Tạp chí
- Slocomb, Margaret (ngày 30 tháng 8 năm 2006), "The Nature and Role of Ideology in the Modern Cambodian State", Journal of Southeast Asian Studies, 37 (3): 375–395, doi:10.1017/S0022463406000695, JSTOR 20071782, S2CID 144936898
- Kiernan, Ben (tháng 6 năm 2001), "Myth, nationalism and genocide", Journal of Genocide Research, 3 (2): 187–206, doi:10.1080/14623520120062402, S2CID 9606008
- O'kane, Rosemary H T (tháng 1 năm 1993), "Cambodia in the zero years: Rudimentary totalitarianism", Third World Quarterly, 14 (4): 735–748, doi:10.1080/01436599308420354, JSTOR 3992949, S2CID 154490829
- Tyner, James A. (tháng 5 năm 2020), ""Currency is a Most Poisonous Tool": State Capitalism, Nonmarket Socialism, and the Elimination of Money during the Cambodian Genocide", Genocide Studies and Prevention, 14 (1): 143–158, doi:10.5038/1911-9933.14.1.1710, S2CID 218948256
- Duffy, Terence (tháng 2 năm 1994), "Toward a Culture of Human Rights in Cambodia", Human Rights Quarterly, 16 (1): 82–104, doi:10.2307/762412, JSTOR 762412, S2CID 147500625
- Clayton, Thomas (1998), "Building the New Cambodia: Educational Destruction and Construction under the Khmer Rouge, 1975-1979", History of Education Quarterly, 38 (1): 1–16, doi:10.2307/369662, JSTOR 369662, S2CID 144621604
Sách
- Jackson, Karl D., bt. (1989), Cambodia, 1975-1978: Rendezvous with Death, Princeton University Press, ISBN 978-0-691-02541-4, JSTOR j.ctt6wq0t4
- Kiernan, Ben (2008), The Pol Pot Regime: Race, Power, and Genocide in Cambodia Under the Khmer Rouge, 1975-79 (lxb. 3), Yale University Press, ISBN 978-0-300-14434-5
- Tyner, James A. (2017), From Rice Fields to Killing Fields: Nature, Life, and Labor under the Khmer Rouge, Syracuse University Press, ISBN 978-0-8156-5422-3
- Chandler, David (2008), A History of Cambodia (lxb. 4), Westview Press, ISBN 978-0-8133-4363-1
- Westad, Odd Arne; Quinn-Judge, Sophie, bt. (2006), The Third Indochina War: Conflict Between China, Vietnam and Cambodia, 1972-79, Routledge, doi:10.4324/9780203968574, ISBN 978-1-134-16776-0
- Ross, Russell R., bt. (1990), Cambodia : a country study, US Library of Congress, LCCN 89600150
- Maguire, Peter (2005), Facing Death in Cambodia, Columbia University Press, ISBN 978-0-231-50939-8
- Brown, Sara Elise; Smith, Stephen David (2021), The Routledge Handbook of Religion, Mass Atrocity, and Genocide, Abingdon, Oxon ; New York, NY: Routledge, ISBN 978-0-367-32150-5
- Harris, Ian (2012), Buddhism in a Dark Age, Honolulu: University of Hawaii Press, ISBN 978-0-8248-3561-3, JSTOR j.ctt6wqf7r
Web
- Prasso, Sheridan T. (2001), "The riel value of money : how the world's only attempt to abolish money has hindered Cambodia's economic development", ScholarSpace, hdl:10125/3782, S2CID 55837234, truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2022
- Chhair, Sokty; Ung, Luyna (2013), "Economic History of Industrialization in Cambodia", UNU Collections, Helsinki, ISBN 978-92-9230-711-0, ISSN 1798-7237, S2CID 150504993, truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2022
- Mam, Kaylanee E. (1999), An Oral History of Family Life under the Khmer Rouge (PDF), Yale University, truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2024