Dòng 18: | Dòng 18: | ||
Nhìn bề ngoài, Sao Mộc bao gồm các dải sáng màu gọi là ''đới'' và dải tối màu gọi là ''đai'' trải gần như song song với xích đạo.{{sfn|Hollar|2012|p=24}}{{sfn|McAnally|2008|p=7, 8}} Các dải này được tạo ra bởi gió đông-tây mạnh ở thượng tầng khí quyển.{{sfn|Elkins-Tanton|2011|p=49}} Chúng khác biệt về màu sắc, từ trắng đến vàng nâu, nâu, hồng cam, xanh xám do chứa những hóa chất khác nhau.{{sfn|Hollar|2012|p=24}} Bên cạnh đới gió mạnh và không ngừng, [[lực Coriolis]] tạo gió ngược hướng ở phía bắc và nam mỗi đới, sinh ra nhiều xoáy.{{sfn|Elkins-Tanton|2011|p=54}} Ví dụ tiêu biểu là [[Đốm Đỏ Lớn]], một cơn bão xoáy nghịch khổng lồ ở khoảng 20 độ vĩ nam đã được quan sát muộn nhất từ năm 1831.{{sfn|Elkins-Tanton|2011|p=56}} | Nhìn bề ngoài, Sao Mộc bao gồm các dải sáng màu gọi là ''đới'' và dải tối màu gọi là ''đai'' trải gần như song song với xích đạo.{{sfn|Hollar|2012|p=24}}{{sfn|McAnally|2008|p=7, 8}} Các dải này được tạo ra bởi gió đông-tây mạnh ở thượng tầng khí quyển.{{sfn|Elkins-Tanton|2011|p=49}} Chúng khác biệt về màu sắc, từ trắng đến vàng nâu, nâu, hồng cam, xanh xám do chứa những hóa chất khác nhau.{{sfn|Hollar|2012|p=24}} Bên cạnh đới gió mạnh và không ngừng, [[lực Coriolis]] tạo gió ngược hướng ở phía bắc và nam mỗi đới, sinh ra nhiều xoáy.{{sfn|Elkins-Tanton|2011|p=54}} Ví dụ tiêu biểu là [[Đốm Đỏ Lớn]], một cơn bão xoáy nghịch khổng lồ ở khoảng 20 độ vĩ nam đã được quan sát muộn nhất từ năm 1831.{{sfn|Elkins-Tanton|2011|p=56}} | ||
− | Kích cỡ khổng lồ, tốc độ tự quay nhanh, lớp hydro kim loại lỏng đã tạo ra cho Sao Mộc từ trường lớn và mạnh nhất trong Hệ Mặt Trời.{{sfn|Elkins-Tanton|2011|p=30}} Từ trường khổng lồ của Sao Mộc bao trùm nhiều vệ tinh và bảo vệ chúng khỏi gió mặt trời.{{sfn|Elkins-Tanton|2011|p=5}} Số vệ tinh đã biết của Sao Mộc là 95,<ref>{{cite web | url = https://ssd.jpl.nasa.gov/sats/discovery.html | title = Planetary Satellite Discovery Circumstances | date = 15 November 2021 | publisher = Jet Propulsion Laboratory | access-date = 24 March 2023}}</ref> nổi bật là bốn vệ tinh lớn được [[Galileo Galilei]] phát hiện vào năm 1610 là [[Io]], [[Europa]], [[Ganymede]], và [[Callisto]].{{sfn|Elkins-Tanton|2011|p=67}} | + | Kích cỡ khổng lồ, tốc độ tự quay nhanh, lớp hydro kim loại lỏng đã tạo ra cho Sao Mộc từ trường lớn và mạnh nhất trong Hệ Mặt Trời.{{sfn|Elkins-Tanton|2011|p=30}} Từ trường khổng lồ của Sao Mộc bao trùm nhiều vệ tinh và bảo vệ chúng khỏi gió mặt trời.{{sfn|Elkins-Tanton|2011|p=5}} Số vệ tinh đã biết của Sao Mộc là 95,<ref>{{cite web | url = https://ssd.jpl.nasa.gov/sats/discovery.html | title = Planetary Satellite Discovery Circumstances | date = 15 November 2021 | publisher = Jet Propulsion Laboratory | access-date = 24 March 2023}}</ref> nổi bật là bốn vệ tinh lớn được [[Galileo Galilei]] phát hiện vào năm 1610 là [[Io]], [[Europa]], [[Ganymede]], và [[Callisto]].{{sfn|Elkins-Tanton|2011|p=67}} Sao Mộc có ba vành đai là tập hợp các hạt bụi nhỏ, điều chỉ được phát hiện sau lần ghé thăm của ''Voyager 1'' vào năm 1979.{{sfn|Elkins-Tanton|2011|p=64}}{{sfn|Hollar|2012|p=15}} |
''[[Pioneer 10]]'' là tàu vũ trụ đầu tiên bay gần Sao Mộc, đạt khoảng cách gần nhất 130.354 km vào ngày 4 tháng 12 năm 1973.{{sfn|Siddiqi|2018|p=109}} Kể từ đó đã có nhiều tàu không gian tiếp cận hành tinh này, khởi đầu với các nhiệm vụ flyby của [[chương trình Pioneer|Pioneer]] và [[chương trình Voyager|Voyager]] từ năm 1973 đến 1979.<ref name="ESA"/> ''[[Galileo (tàu không gian)|Galileo]]'' là tàu không gian đầu tiên đi vào quỹ đạo Sao Mộc từ tháng 12 năm 1995.<ref name="ESA">{{cite web | url = https://sci.esa.int/web/juice/-/59909-missions-to-jupiter | title = Missions to Jupiter | date = 1 September 2019 | publisher = European Space Agency | access-date = 24 March 2023}}</ref> Vào năm 2007 tàu ''[[New Horizons]]'' đến gần Sao Mộc để nhận hỗ trợ hấp dẫn giúp tăng tốc và bẻ hướng đến [[Sao Diêm Vương]].{{sfn|Siddiqi|2018|p=243}} ''[[Juno (tàu không gian)|Juno]]'' là tàu gần nhất ghé thăm Sao Mộc, nhập quỹ đạo hành tinh vào tháng 7 năm 2016.{{sfn|Siddiqi|2018|p=275}} | ''[[Pioneer 10]]'' là tàu vũ trụ đầu tiên bay gần Sao Mộc, đạt khoảng cách gần nhất 130.354 km vào ngày 4 tháng 12 năm 1973.{{sfn|Siddiqi|2018|p=109}} Kể từ đó đã có nhiều tàu không gian tiếp cận hành tinh này, khởi đầu với các nhiệm vụ flyby của [[chương trình Pioneer|Pioneer]] và [[chương trình Voyager|Voyager]] từ năm 1973 đến 1979.<ref name="ESA"/> ''[[Galileo (tàu không gian)|Galileo]]'' là tàu không gian đầu tiên đi vào quỹ đạo Sao Mộc từ tháng 12 năm 1995.<ref name="ESA">{{cite web | url = https://sci.esa.int/web/juice/-/59909-missions-to-jupiter | title = Missions to Jupiter | date = 1 September 2019 | publisher = European Space Agency | access-date = 24 March 2023}}</ref> Vào năm 2007 tàu ''[[New Horizons]]'' đến gần Sao Mộc để nhận hỗ trợ hấp dẫn giúp tăng tốc và bẻ hướng đến [[Sao Diêm Vương]].{{sfn|Siddiqi|2018|p=243}} ''[[Juno (tàu không gian)|Juno]]'' là tàu gần nhất ghé thăm Sao Mộc, nhập quỹ đạo hành tinh vào tháng 7 năm 2016.{{sfn|Siddiqi|2018|p=275}} |
Phiên bản lúc 16:07, ngày 27 tháng 3 năm 2023
Sao Mộc là hành tinh thứ năm tính từ Mặt Trời và hành tinh lớn nhất trong Hệ Mặt Trời.[1] Đây là một hành tinh khí khổng lồ[2] có khối lượng và thể tích lần lượt gấp 318 và 1.316 lần Trái Đất.[3] Sao Mộc là vật thể tự nhiên sáng thứ ba trên bầu trời đêm của Trái Đất và đã được con người trông thấy từ xa xưa.[4]
Sao Mộc có thành phần hóa học chủ yếu là hydro và heli, tuy nhiên tỷ phần nguyên tố chính xác chưa được biết.[5] Ở khí quyển, hydro được cho chiếm đến 92,5% còn heli là 7,3%.[5] Theo lý thuyết, cấu tạo của Sao Mộc từ trong ra ngoài lần lượt gồm: lõi đá và băng, hydro và heli kim loại, hydro và heli lỏng hoặc khí, lớp mây mỏng ngoài cùng.[6] Vì tốc độ quay quanh trục nhanh khoảng 10 giờ Trái Đất một vòng,[7] Sao Mộc có hình cầu dẹt, hơi phình ở xích đạo.[8] Khác với Trái Đất, trục quay của Sao Mộc gần như vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo.[7] Sao Mộc cách Mặt Trời khoảng 778 triệu km và mất 11,86 năm Trái Đất để hoàn thành một vòng quanh Mặt Trời.[7]
Nhìn bề ngoài, Sao Mộc bao gồm các dải sáng màu gọi là đới và dải tối màu gọi là đai trải gần như song song với xích đạo.[9][10] Các dải này được tạo ra bởi gió đông-tây mạnh ở thượng tầng khí quyển.[11] Chúng khác biệt về màu sắc, từ trắng đến vàng nâu, nâu, hồng cam, xanh xám do chứa những hóa chất khác nhau.[9] Bên cạnh đới gió mạnh và không ngừng, lực Coriolis tạo gió ngược hướng ở phía bắc và nam mỗi đới, sinh ra nhiều xoáy.[12] Ví dụ tiêu biểu là Đốm Đỏ Lớn, một cơn bão xoáy nghịch khổng lồ ở khoảng 20 độ vĩ nam đã được quan sát muộn nhất từ năm 1831.[13]
Kích cỡ khổng lồ, tốc độ tự quay nhanh, lớp hydro kim loại lỏng đã tạo ra cho Sao Mộc từ trường lớn và mạnh nhất trong Hệ Mặt Trời.[14] Từ trường khổng lồ của Sao Mộc bao trùm nhiều vệ tinh và bảo vệ chúng khỏi gió mặt trời.[3] Số vệ tinh đã biết của Sao Mộc là 95,[15] nổi bật là bốn vệ tinh lớn được Galileo Galilei phát hiện vào năm 1610 là Io, Europa, Ganymede, và Callisto.[16] Sao Mộc có ba vành đai là tập hợp các hạt bụi nhỏ, điều chỉ được phát hiện sau lần ghé thăm của Voyager 1 vào năm 1979.[17][18]
Pioneer 10 là tàu vũ trụ đầu tiên bay gần Sao Mộc, đạt khoảng cách gần nhất 130.354 km vào ngày 4 tháng 12 năm 1973.[19] Kể từ đó đã có nhiều tàu không gian tiếp cận hành tinh này, khởi đầu với các nhiệm vụ flyby của Pioneer và Voyager từ năm 1973 đến 1979.[20] Galileo là tàu không gian đầu tiên đi vào quỹ đạo Sao Mộc từ tháng 12 năm 1995.[20] Vào năm 2007 tàu New Horizons đến gần Sao Mộc để nhận hỗ trợ hấp dẫn giúp tăng tốc và bẻ hướng đến Sao Diêm Vương.[21] Juno là tàu gần nhất ghé thăm Sao Mộc, nhập quỹ đạo hành tinh vào tháng 7 năm 2016.[22]
Tham khảo
- ↑ Hollar 2012, tr. 10.
- ↑ McAnally 2008, tr. 7.
- ↑ a b Elkins-Tanton 2011, tr. 5.
- ↑ McAnally 2008, tr. 5.
- ↑ a b Moses, Julianne (2019), Top 5 elements in the atmosphere of Jupiter (PDF), Lunar and Planetary Institute, truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2023
- ↑ Elkins-Tanton 2011, tr. 26.
- ↑ a b c Elkins-Tanton 2011, tr. 14.
- ↑ Elkins-Tanton 2011, tr. 4.
- ↑ a b Hollar 2012, tr. 24.
- ↑ McAnally 2008, tr. 7, 8.
- ↑ Elkins-Tanton 2011, tr. 49.
- ↑ Elkins-Tanton 2011, tr. 54.
- ↑ Elkins-Tanton 2011, tr. 56.
- ↑ Elkins-Tanton 2011, tr. 30.
- ↑ Planetary Satellite Discovery Circumstances, Jet Propulsion Laboratory, ngày 15 tháng 11 năm 2021, truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2023
- ↑ Elkins-Tanton 2011, tr. 67.
- ↑ Elkins-Tanton 2011, tr. 64.
- ↑ Hollar 2012, tr. 15.
- ↑ Siddiqi 2018, tr. 109.
- ↑ a b Missions to Jupiter, European Space Agency, ngày 1 tháng 9 năm 2019, truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2023
- ↑ Siddiqi 2018, tr. 243.
- ↑ Siddiqi 2018, tr. 275.
Sách
- McAnally, John W. (2008), Jupiter and How to Observe It, London: Springer, ISBN 978-1-84628-727-5
- Elkins-Tanton, Linda T. (2011), Jupiter and Saturn, New York: Facts on File, ISBN 978-1-4381-3317-1
- Siddiqi, Asif A. (2018), Beyond Earth: A Chronicle of Deep Space Exploration, 1958-2016, National Aeronautics and Space Administration, Office of Communications, NASA History Division, ISBN 978-1-62683-042-4
- Hollar, Sherman, bt. (2012), The outer planets: Jupiter, Saturn, Uranus, and Neptune, New York: Britannica Educational Publishing in association with Rosen Educational Services, ISBN 978-1-61530-567-4