Mục từ này đã đạt chất lượng ở mức sản phẩm bước đầu của Đề án Biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam giai đoạn 1
Khác biệt giữa các bản “Tự động định hình”
 
Dòng 1: Dòng 1:
{{sơ}}'''Tự động định hình (Tên cũ: Định hình tự động)''' là quá trình mà qua đó các mối quan hệ kích thích - phản xạ đã được kích thích tương tác từ góc độ sinh học và đôi khi lấn át các mối quan hệ phản xạ - củng cố, có thể không tương thích với nó và đã được sinh vật học trước đó. Quá trình này cũng thường được nhắc đến như là ''hành vi sai lệch của sinh vật''.  
+
{{sơ}}'''Tự động định hình''' hay '''định hình tự động''' là quá trình mà qua đó các mối quan hệ kích thích - phản xạ đã được kích thích tương tác từ góc độ sinh học và đôi khi lấn át các mối quan hệ phản xạ - củng cố, có thể không tương thích với nó và đã được sinh vật học trước đó. Quá trình này cũng thường được nhắc đến như là ''hành vi sai lệch của sinh vật''.  
  
 
Tên gọi tự động định hình bắt nguồn từ việc định hình nhanh (định hình tự động) xảy ra mà không cần đến sự củng cố một cách liên tục và rõ ràng bằng các tác động tương tự nhau. Thông thường, hành vi quan sát được phụ thuộc vào vật thể hoặc mục tiêu mà đối tượng nhận được. Ví dụ, thức ăn dường như dẫn đến hành vi ăn và nước dẫn đến hành vi uống. Mặc dù ban đầu được cho là chỉ biểu hiện ở các loài động vật có vú đơn giản hơn, tự động định hình cũng có thể xảy ra ở con người. Tuy vẫn còn thiếu sự thống nhất về căn nguyên và điều này không phải là do sự bất thường của dữ liệu, tự động định hình vẫn là một hiện tượng có giá trị và đáng tin cậy.  
 
Tên gọi tự động định hình bắt nguồn từ việc định hình nhanh (định hình tự động) xảy ra mà không cần đến sự củng cố một cách liên tục và rõ ràng bằng các tác động tương tự nhau. Thông thường, hành vi quan sát được phụ thuộc vào vật thể hoặc mục tiêu mà đối tượng nhận được. Ví dụ, thức ăn dường như dẫn đến hành vi ăn và nước dẫn đến hành vi uống. Mặc dù ban đầu được cho là chỉ biểu hiện ở các loài động vật có vú đơn giản hơn, tự động định hình cũng có thể xảy ra ở con người. Tuy vẫn còn thiếu sự thống nhất về căn nguyên và điều này không phải là do sự bất thường của dữ liệu, tự động định hình vẫn là một hiện tượng có giá trị và đáng tin cậy.  
  
=='''Các giả thuyết về tự động định hình'''==
+
==Các giả thuyết về tự động định hình==
  
 
Tự động định hình nằm ở khoảng trống giữa tự nhiên và nuôi dưỡng. Người ta cho rằng tự động định hình thể hiện sự tương tác giữa sinh vật và môi trường, giữa phát sinh loài và phát triển cá thể, giữa các quá trình phản xạ và huấn luyện. Mỗi yếu tố này đại diện cho một cấp độ phân tích khác nhau đối với tự động định hình.
 
Tự động định hình nằm ở khoảng trống giữa tự nhiên và nuôi dưỡng. Người ta cho rằng tự động định hình thể hiện sự tương tác giữa sinh vật và môi trường, giữa phát sinh loài và phát triển cá thể, giữa các quá trình phản xạ và huấn luyện. Mỗi yếu tố này đại diện cho một cấp độ phân tích khác nhau đối với tự động định hình.

Bản hiện tại lúc 16:13, ngày 17 tháng 1 năm 2023

Tự động định hình hay định hình tự động là quá trình mà qua đó các mối quan hệ kích thích - phản xạ đã được kích thích tương tác từ góc độ sinh học và đôi khi lấn át các mối quan hệ phản xạ - củng cố, có thể không tương thích với nó và đã được sinh vật học trước đó. Quá trình này cũng thường được nhắc đến như là hành vi sai lệch của sinh vật.

Tên gọi tự động định hình bắt nguồn từ việc định hình nhanh (định hình tự động) xảy ra mà không cần đến sự củng cố một cách liên tục và rõ ràng bằng các tác động tương tự nhau. Thông thường, hành vi quan sát được phụ thuộc vào vật thể hoặc mục tiêu mà đối tượng nhận được. Ví dụ, thức ăn dường như dẫn đến hành vi ăn và nước dẫn đến hành vi uống. Mặc dù ban đầu được cho là chỉ biểu hiện ở các loài động vật có vú đơn giản hơn, tự động định hình cũng có thể xảy ra ở con người. Tuy vẫn còn thiếu sự thống nhất về căn nguyên và điều này không phải là do sự bất thường của dữ liệu, tự động định hình vẫn là một hiện tượng có giá trị và đáng tin cậy.

Các giả thuyết về tự động định hình[sửa]

Tự động định hình nằm ở khoảng trống giữa tự nhiên và nuôi dưỡng. Người ta cho rằng tự động định hình thể hiện sự tương tác giữa sinh vật và môi trường, giữa phát sinh loài và phát triển cá thể, giữa các quá trình phản xạ và huấn luyện. Mỗi yếu tố này đại diện cho một cấp độ phân tích khác nhau đối với tự động định hình.

Mặc dù các nghiên cứu chính thức về tự động định hình phần lớn được bắt đầu vào cuối những năm 1960, sự tồn tại của hiện tượng này có thể thấy được trong thuyết tiến hóa của Darwin (1859). Darwin coi chọn lọc tự nhiên là cơ chế theo đó sự phát sinh hình thái và hành vi cụ thể của loài cần thể hiện sự thích nghi với môi trường (về mặt chức năng) đối với sự tồn tại và sinh sản. Nói một cách dễ hiểu, nếu cấu trúc hoặc hành vi mới không làm suy giảm khả năng tương đối của động vật trong việc cạnh tranh để giành lấy các nguồn tài nguyên cơ bản, thì nó sẽ tiếp tục tồn tại. Dưới tác động bởi công trình của Darwin, William James (1890) cũng ngụ ý tương tự về sự tồn tại của tự động định hình trong các bàn luận về bản năng. Theo James, bản năng được định nghĩa là “khả năng hành động theo cách để mang lại một số kết quả nhất định mà không đoán định được trước các kết quả và không có sự giáo dục trước đó về việc thực hiện” (trang 383). Tuy nhiên, bản năng không được coi là mối quan hệ kích thích - phản xạ bất biến mà được coi là “mù” đối với hậu quả của hành động vào lần đầu tiên xuất hiện hành vi, sau đó có thể được “ngụy trang” hoặc “sửa đổi”. Do đó, mô hình hành động cố định, một thuật ngữ thay thế cho bản năng được các tập tính học sử dụng, có thể ít bất biến hoặc hơn thế tùy thuộc vào tác động của hành vi cũng như loài được xem xét. James hàm ý đến sự tồn tại của một quá trình mà qua đó hành vi bẩm sinh có thể tương tác và bị sửa đổi bởi các tác nhân kích thích từ môi trường. Lorenz (1957), một nhà tập tính học thời kỳ đầu, đã đưa ra quan điểm rộng rãi hơn cho rằng do hệ thần kinh của động vật bậc thấp đơn giản hơn, những hạn chế về nhận thức và phản ứng kích thích có nhiều khả năng xảy ra hơn ở người và những phản ứng đó sẽ được tích hợp theo sự sống còn của động vật. Quan điểm này về bản năng đã đề xuất nên một cơ chế mà qua đó động vật cảm nhận được kích thích gây ra một phản ứng của loài (ví dụ: mổ) được thiết kế để mang lại một kết quả cụ thể (ví dụ: thức ăn). Mô hình này cũng tuân theo giả định rằng các phản ứng bản năng không phải do đối tượng học được, nhưng có thể sửa đổi được, mặc dù việc sửa đổi sẽ chỉ được tìm thấy ở thế hệ tiếp theo. Lorenz giả định rằng một mô hình hành động cố định được giải phóng bởi một kích thích cụ thể nên được coi là một bản năng; còn tất cả các hành vi hỗ trợ, định hướng hoặc học được để duy trì hoặc sửa đổi bản năng được coi là phản ứng điều chỉnh để phù hợp. Tuy nhiên, trên thực tế, ranh giới giữa hành vi bản năng và hành vi điều chỉnh để phù hợp vẫn còn mờ nhạt, có lẽ là do căn nguyên của bản năng hay các mô hình hành động cố định được định trước về mặt phát sinh loài hiện vẫn chưa được hiểu rõ. Các mô hình phát triển cá thể để tiếp nhận hành vi trong suốt vòng đời của động vật được hiểu rõ hơn. Hai hình thức cụ thể về học tập, điều kiện hóa cổ điển và điều kiện hóa từ kết quả, có vẻ có liên quan đến tự động định hình. Trong ví dụ đã đề cập phía trên về hành vi mổ, chìa khóa được tự động định hình ở chim bồ câu, ban đầu, người ta cho rằng các khía cạnh bẩm sinh của con chim đã cung cấp cho nó hoặc khiến nó có khuynh hướng định hình nhanh chóng thông qua củng cố hành động mổ. Tuy nhiên, việc đưa ra các thuật ngữ như khía cạnh bẩm sinh hoặc khuynh hướng làm suy yếu giải thích khoa học, vì những thuật ngữ đó không được định nghĩa về mặt quy trình, không giúp nâng cao hiểu biết về dữ liệu và thường mang tính lặp lại (dựa trên suy luận lặp vòng).

Brown và Jenkins (1968) là những người đầu tiên báo cáo rằng việc thức ăn được cung cấp trong một thời gian ngắn ngay sau khi chìa khóa sáng lên dẫn đến hành vi mổ khóa ở chim bồ câu. Sau đó, Williams và Williams (1969) đã tiến hành ví dụ đầu tiên về việc huấn luyện bỏ qua ở chim bồ câu, trong đó thức ăn được cung cấp dựa vào hành vi không mổ. Theo mô hình đào tạo thiếu sót, hành vi được hình thành từ điều kiện kết quả trước đó sẽ chấm dứt hoặc giảm đi đáng kể. Tuy nhiên, chim bồ câu tiếp tục mổ khóa trong nhiều lần thử nghiệm dù thức ăn không được cung cấp. Nghiên cứu này nhấn mạnh sự bất hợp lý khi cho rằng định hình tự động được duy trì bằng cách tăng cường ngẫu nhiên sử dụng đồ ăn, dù gián đoạn hay may mắn. Điều này đã thúc đẩy các nhà nghiên cứu tìm hiểu về khả năng rằng hành vi mổ chìa khóa đã được tạo nên trong điều kiện hóa cổ điển. Cơ sở lý luận cho việc coi điều kiện hóa cổ điển là cơ chế hoạt động để đối tượng tự động định hình bắt nguồn từ thực tế là bên trong mỗi điều kiện kết quả có thể đều có điều kiện cổ điển tồn tại đồng thời. Do các đặc tính kích thích của hậu quả, đặc biệt là hậu quả sơ cấp, các kích thích trung tính xảy ra trước và dự báo việc thức ăn sẽ được cung cấp một cách đáng tin cậy có thể trở thành điều kiện. Nói cách khác, các yếu tố củng cố và trừng phạt có thể đóng vai trò là các cặp kích thích không điều kiện - phản xạ không điều kiện (US-UR), vô tình tạo ra các kích thích có điều kiện (CS) và các phản xạ có điều kiện (CR). Trong ví dụ với chim bồ câu, viên thức ăn được phân phối một cách ngẫu nhiên khi con chim mổ vào chìa khóa khi nó sáng lên. Viên thức ăn này, vừa là vật củng cố tiềm năng vừa là cặp kích thích không điều kiện - phản xạ không điều kiện US-UR, có thể khiến cho ánh sáng của khóa trở thành kích thích có điều kiện (CS) tạo ra phản xạ mổ khóa có điều kiện (CR) gần giống với phản xạ ăn không điều kiện (UR). Mô hình này cũng hợp lý với các dữ liệu thu được, do các hành vi được tự động định hình gần giống với phản ứng bình thường của chủng loài được tạo ra bởi kích thích mục tiêu. Trong một thử nghiệm sâu hơn về mô hình này, việc cung cấp thức ăn duy trì hành vi mổ khóa với điều kiện khóa sáng lên trước và thức ăn được cung cấp tiếp theo sau đó dù sự liên kết chỉ là tạm thời, nghĩa là, kích thích có điều kiện (CS) tiếp tục gợi ý phản xạ có điều kiện CR khi nó dự đoán một cách đáng tin cậy việc cung cấp US-UR. Sau đó, Jenkins (1977) đã thay đổi khả năng dự đoán của CS để đèn không còn sáng trước khi thức ăn được cung cấp nữa. Các đường cong về việc dập tắt điều kiện hóa cổ điển, cũng như các đường cong suy giảm tự phát khi sự liên tiếp giữa 2 hiện tượng được tái lập cũng được ghi nhận. Jenkins cũng lưu ý rằng việc duy trì phản xạ mổ xảy ra tốt nhất khi có cả tính liên tiếp và tính ngẫu nhiên (điều kiện hóa cổ điển và điều kiện hóa từ kết quả có thể là các quá trình liên quan).

Tự động định hình dường như chủ yếu là một chức năng của điều kiện hóa cổ điển, trong đó mối quan hệ nền tảng US-UR là một điều kiện cần. Tuy nhiên, các hệ quả của quá trình trước đó cũng có thể đóng vai trò là cặp US-UR, cho phép điều kiện hóa cổ điển xảy ra. Tự động định hình mỗi lần chỉ biểu hiện khi huấn luyện theo mô hình dựa trên kết quả có vẻ như ghi đè lên các mẫu hành động US-UR, hoặc theo thuật ngữ của James và Lorenz, cố gắng sửa đổi các mẫu hành động cố định bản năng để đạt được mục tiêu. Do đó, các hành vi biểu hiện trong quá trình tự động định hình tiếp tục là thách thức đối với việc phân loại đơn giản và giải thích căn nguyên một cách chính xác.

Tài liệu tham khảo[sửa]

  1. Davis, H., & Hurwitz, H. M. B., Operant-Pavlovian interactions. New York: Wiley, 1977.
  2. Hergenhahn, B. R., & Olson, M. H., An introduction to theories of learning (5th ed.), Upper Saddle River, NJ: Prentice Hall, 1997.
  3. Honig, W. K., & Staddon, J. E. R., Handbook of operant behavior, Englewood Cliffs, NJ: Prentice Hall, 1977.
  4. Jenkins, H., Sensitivity to different response systems to stimulus-reinforcer and response-reinforcer relations, In H. Davis & H. M. B. Hurwitz (Eds.), Operant-Pavlovian interaction, New York: Wiley, 1977, pp. 47 - 66.
  5. Siegel, R. K., Stimulus selection and tracking during urination: Autoshaping directed behavior with toilet targets, Journal of Applied Behavior Analysis, 10 (2), 1978, pp. 255 - 265.
  6. Schwartz, B., Psychology of learning and behavior (3rd ed.), New York: W.W. Norton, 1989.
  7. Kazdin A.E. (Editor in chief), Encyclopedia of Psychology: 8 volume set, APA Publishing, Oxford University Press, Vol. 7, 2000, pp. 87 - 91.
  8. Strickland B. (Executive editor), The Gale Encyclopedia of Psychology, Gale Group, 2001, pp. 199.