Dòng 7: | Dòng 7: | ||
| pronounce = | | pronounce = | ||
| field = [[Huyết học]], [[ung thư học]] | | field = [[Huyết học]], [[ung thư học]] | ||
− | | symptoms = Sưng hàm (trẻ nhỏ), đau bụng, trướng bụng, buồn nôn, nôn mửa, nổi hạch vùng đầu cổ. | + | | symptoms = Sưng hàm (trẻ nhỏ), đau bụng, trướng bụng, buồn nôn, nôn mửa, nổi hạch vùng đầu cổ.<ref name="Molyneux"/> |
| complications = | | complications = | ||
| onset = | | onset = | ||
| duration = | | duration = | ||
− | | types = Đặc hữu, lẻ tẻ, liên hệ suy giảm miễn dịch | + | | types = Đặc hữu, lẻ tẻ, liên hệ suy giảm miễn dịch.<ref name="Kalisz"/> |
− | | causes = | + | | causes = Virus Epstein–Barr (chưa khẳng định), chuyển đoạn nhiễm sắc thể. |
− | | risks = | + | | risks = Nhiễm EBV, nhiễm HIV, sốt rét. |
| diagnosis = | | diagnosis = | ||
| differential = | | differential = | ||
| prevention = | | prevention = | ||
− | | treatment = Chủ yếu bằng hóa trị | + | | treatment = Chủ yếu bằng hóa trị.<ref name="Crombie"/> |
| medication = | | medication = | ||
− | | prognosis = Tỷ lệ sống 75–85% nếu chữa trị | + | | prognosis = Tỷ lệ sống 75–85% nếu chữa trị.<ref name="Crombie"/> |
| frequency = | | frequency = | ||
| deaths = | | deaths = |
Phiên bản lúc 17:16, ngày 12 tháng 5 năm 2022
Lymphoma Burkitt | |
---|---|
Tên khác | U lympho Burkitt, ung thư hạch Burkitt |
Lymphoma Burkitt, mẫu FNA, nhuộm Giemsa | |
Chuyên khoa | Huyết học, ung thư học |
Triệu chứng | Sưng hàm (trẻ nhỏ), đau bụng, trướng bụng, buồn nôn, nôn mửa, nổi hạch vùng đầu cổ.[1] |
Loại | Đặc hữu, lẻ tẻ, liên hệ suy giảm miễn dịch.[2] |
Nguyên nhân | Virus Epstein–Barr (chưa khẳng định), chuyển đoạn nhiễm sắc thể. |
Yếu tố nguy cơ | Nhiễm EBV, nhiễm HIV, sốt rét. |
Điều trị | Chủ yếu bằng hóa trị.[3] |
Tiên lượng | Tỷ lệ sống 75–85% nếu chữa trị.[3] |
Lymphoma Burkitt là lymphoma không Hodgkin tế bào B có đặc điểm diễn tiến rất nhanh cùng sự chuyển đoạn và loạn điều hòa gen MYC trên nhiễm sắc thể 8.[2][3] Đây là dạng ung bướu ở người phát triển nhanh nhất[↓ 1] và nó có liên hệ với virus Epstein–Barr.[1] Căn bệnh mang tên nhà phẫu thuật Denis Burkitt, người mà vào năm 1958 đã mô tả những ca u hàm lớn nhanh bất thường ở những đứa trẻ Uganda.[3] Tổ chức Y tế Thế giới phân lymphoma Burkitt thành ba loại con là đặc hữu, lẻ tẻ, và liên hệ suy giảm miễn dịch.[3][1] Lymphoma Burkitt xảy ra chủ yếu ở châu Phi xích đạo và Papua New Guinea song đôi khi cũng thấy ở những nơi khác trên thế giới.[4]
Một số quan sát gợi ý virus Epstein–Barr (EBV) là nguyên nhân trực tiếp gây ra lymphoma Burkitt đặc hữu (eBL), tuy nhiên không rõ bằng cách nào mà nó biến tế bào B trở thành ác tính.[1][4] Có tới 95% số ca eBL liên hệ với EBV, trong khi tỷ lệ này với loại liên quan suy giảm miễn dịch và lẻ tẻ (sBL) lần lượt là 40% và 5–15%.[4] Tồn tại mối liên kết giữa lymphoma Burkitt, virus Epstein–Barr, và bệnh sốt rét; một vài nghiên cứu gợi ý rằng sốt rét tác động đến tế bào B nhiễm EBV, làm tăng nguy cơ mắc lymphoma Burkitt đặc hữu.[1][4] Nhiễm HIV là yếu tố nguy cơ rất lớn dẫn đến lymphoma Burkitt loại suy giảm miễn dịch, trong khi loại đặc hữu thì không rõ ràng.[1]
Nét đặc trưng của lymphoma Burkitt là sự chuyển vị của gen MYC đến một locus Ig, tạo ra một đoạn hở trong nhánh dài của nhiễm sắc thể 8, cạnh hoặc ở gen MYC.[3][4] Kiểu chuyển vị hay gặp nhất là t(8:14) thấy ở 80% bệnh nhân, kế đến là t(8:22) và t(8:2).[3][4] Điều này dẫn đến việc gen MYC vốn là một gen sinh ung được kích hoạt và biểu hiện quá mức.[3] Trong khi có tốc độ sinh sôi rất nhanh, các tế bào ung thư lại vẫn nhạy cảm với apoptosis.[4] Chúng luôn là dòng tế bào B, kích cỡ vừa và đơn hình.[1] Quan sát dưới kính hiển vi, lymphoma Burkitt có diện mạo "trời sao" do đông đảo đại thực bào dị dạng đã nuốt tế bào ung thư nằm xen lẫn giữa những bạch huyết bào.[3]
Triệu chứng và diễn tiến của lymphoma Burkitt rất khác biệt giữa các bệnh nhân.[2] Với loại sBL, triệu chứng hay gặp nhất ở vùng bụng như đau bụng, trướng bụng, buồn nôn, nôn mửa, xuất huyết ruột dạ dày.[1] Trong khi đó người mắc eBL thường biểu hiện sưng hàm hoặc quanh hốc mắt, đặc biệt ở trẻ nhỏ 3–7 tuổi.[1] Chẩn đoán được thực hiện bằng cách lấy mẫu mô bệnh (hạch bạch huyết nông hoặc dịch màng phổi ác tính) rồi khám nghiệm dưới kính hiển vi.[1] Lymphoma Burkitt rất nhạy với hóa trị và là một trong những loại ung thư có thể được chữa khỏi chỉ bằng hóa trị.[3] Tỷ lệ điều trị thành công là cao, 75 đến 85% khi kết hợp hóa trị tăng cường với rituximab, dù vậy tồn tại nguy cơ tử vong do điều trị đáng kể ở bệnh nhân cao tuổi.[3]
Chú thích
Tham khảo
- ↑ a b c d e f g h i j k Molyneux, Elizabeth M; Rochford, Rosemary; Griffin, Beverly; Newton, Robert; Jackson, Graham; Menon, Geetha; Harrison, Christine J; Israels, Trijn; Bailey, Simon (tháng 3 năm 2012), "Burkitt's lymphoma", The Lancet, 379 (9822): 1234–1244, doi:10.1016/S0140-6736(11)61177-X, S2CID 39960470
- ↑ a b c Kalisz, Kevin; Alessandrino, Francesco; Beck, Rose; Smith, Daniel; Kikano, Elias; Ramaiya, Nikhil H.; Tirumani, Sree Harsha (ngày 21 tháng 5 năm 2019), "An update on Burkitt lymphoma: a review of pathogenesis and multimodality imaging assessment of disease presentation, treatment response, and recurrence", Insights into Imaging, 10 (1), doi:10.1186/s13244-019-0733-7, PMC 6529494, PMID 31115699, S2CID 162171367
- ↑ a b c d e f g h i j k Crombie, Jennifer; LaCasce, Ann (ngày 11 tháng 2 năm 2021), "The treatment of Burkitt lymphoma in adults", Blood, 137 (6): 743–750, doi:10.1182/blood.2019004099, PMID 33171490, S2CID 226304126
- ↑ a b c d e f g God, Jason M.; Haque, Azizul (2010), "Burkitt Lymphoma: Pathogenesis and Immune Evasion", Journal of Oncology, 2010: 1–14, doi:10.1155/2010/516047, PMC 2952908, PMID 20953370, S2CID 2548200