|
|
Dòng 1: |
Dòng 1: |
| == Ghi công == | | == Ghi công == |
| Mục từ này chủ yếu được dịch từ [https://en.wikipedia.org/wiki/Hepatitis_B Hepatitis B] ở wikipedia tiếng Anh. | | Mục từ này chủ yếu được dịch từ [https://en.wikipedia.org/wiki/Hepatitis_B Hepatitis B] ở wikipedia tiếng Anh. |
− |
| |
− | Tôi tổng hợp thêm một số thông tin dưới đây xem như là đọc thêm, sắp xếp và trình bày có thể chưa hợp lý. [[Thành viên:Marrella|Marrella]] ([[Thảo luận Thành viên:Marrella|thảo luận]]) 10:10, ngày 2 tháng 11 năm 2021 (+07)
| |
− |
| |
− | Viêm gan B có hai loại là cấp tính và mạn tính. Tôi thấy dạng cấp tính không có nhiều điểm đáng chú ý, hầu hết người bệnh là tự khỏi. Nói chung, dạng mạn tính đáng quan tâm hơn vì những diễn biến hoạt động phức tạp, lâu dài của virus cùng hệ miễn dịch trong cơ thể và đặc biệt là hiểm họa những căn bệnh chết người là xơ gan và ung thư gan. [[Thành viên:Marrella|Marrella]] ([[Thảo luận Thành viên:Marrella|thảo luận]]) 10:10, ngày 2 tháng 11 năm 2021 (+07)
| |
− |
| |
− | == Viêm gan B mạn tính ==
| |
− | Mặc dù nhiều vấn đề cơ bản liên quan đến bệnh sinh miễn dịch HBV đã được giải đáp, nhưng hiện tượng dai dẳng, giải tỏa, và tái phát của HBV vẫn chưa được làm sáng tỏ. Như đã biết, một số bệnh nhân tự kiểm soát được tình trạng, trong khi số khác lại trở thành mạn tính. <<Lazarevic et al. 2019>>
| |
− |
| |
− | Người mang HBV có nguy cơ gia tăng hình thành xơ gan, mất bù gan, ung thư biểu mô tế bào gan. 15 đến 40% người nhiễm HBV mạn tính sẽ mắc phải những di chứng nghiêm trọng trong cuộc đời. <<Lok and McMahon 2007>>
| |
− |
| |
− | === Lịch sử tự nhiên ===
| |
− | Có ba pha (giai đoạn) của nhiễm HBV mạn tính đã được xác định: pha dung nạp miễn dịch, pha hoạt hóa miễn dịch, và pha viêm gan B bất hoạt. Pha dung nạp miễn dịch gần như chỉ thấy ở trẻ lây nhiễm vào lúc sinh từ người mẹ dương tính với kháng nguyên e HBV (HBeAg) và người có nhiều DNA HBV trong huyết thanh. HBV không gây bệnh ở người dung nạp miễn dịch và những người này dương tính với HBeAg, lượng DNA HBV cao (hơn hẳn 20.000 IU/mL [> 100.000 bản/mL]), aminotransferase gan ở mức bình thường, sinh thiết gan không hoặc ít bệnh lý. Mặc dù pha dung nạp miễn dịch có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành nhưng đa số người bước sang pha hoạt hóa miễn dịch trong thời thơ ấu. Trong pha này, hệ miễn dịch nhận định HBV là ngoại xâm và nỗ lực diệt trừ virus, song phản ứng gây độc tế bào là yếu. Đặc điểm của pha này là mức alanine aminotransferase (ALT) cao hoặc biến động, DNA HBV > 2000 IU/mL (thường > 20.000 IU/mL) và viêm gan hoạt tính. Sau vài năm ở pha dung nạp miễn dịch, đa số người rốt cục sẽ hình thành viêm gan mạn tính dương tính HBeAg (pha hoạt hóa miễn dịch) với mức ALT cao, viêm gan có thể xơ gan theo kèm. Vào lúc nào đó nhiều người viêm gan B mạn tính dương tính HBeAg sẽ mất HBeAg và chuyển đổi huyết thanh tự phát sang kháng thể ứng HBeAg (kháng-HBe). <<McMahon 2008>>
| |
− |
| |
− | Có ba kịch bản có thể xảy ra sau chuyển đổi huyết thanh tự phát từ HBeAg sang kháng-HBe (tiếp sau) <<McMahon 2008>>
| |
− |
| |
− | ...
| |
− |
| |
− | Tuy nhiên theo WHO, lịch sử tự nhiên của viêm gan B mạn tính được chia thành 4 pha: dung nạp miễn dịch, hoạt hóa miễn dịch, khống chế miễn dịch, giải tỏa miễn dịch. <<WHO;Session 7 – Natural history of Hepatitis B virus infection; trang 16>>
| |
− |
| |
− | Lịch sử tự nhiên của viêm gan B là cuộc đấu giữa HBV và phản ứng miễn dịch của vật chủ. Nếu hệ miễn dịch của vật chủ dung nạp virus (pha dung nạp miễn dịch ở trẻ em), vật chủ sẽ không bị tổn hại bất chấp tải lượng virus cao. Ngược lại, nếu hệ miễn dịch chống chọi virus, vật chủ sẽ bị tổn thương gan dù cho tải lượng virus thấp hơn.
| |
− |
| |
− | * Quá trình chữa lành sau tổn thương tế bào chủ yếu dưới hình thức tái tạo tế bào và xơ hóa
| |
− | * Những chu kỳ tổn thương tái lặp, chữa lành và xơ hóa cuối cùng sẽ dẫn tới xơ gan <<WHO Session 7>>
| |