Dòng 47: | Dòng 47: | ||
Vào năm 1842 Pasteur tham dự kỳ thi đầu vào của [[École Normale Supérieure]].<ref>{{cite book|last1=Robbins|first1=Louise|title=Louis Pasteur and the Hidden World of Microbes|date=2001|publisher=Oxford University Press|location=New York|isbn=978-0-19-512227-5|page=18|url=https://books.google.com/books?id=qUHuafXKKBEC&pg=PA18}}</ref> Mặc dù vượt qua những bài kiểm tra đầu tiên nhưng do thứ hạng thấp nên ông đã quyết định dừng và cố gắng vào năm sau.<ref>{{cite book|last1=Debré|first1=Patrice|translator-last=Forster|translator-first=Elborg|title=Louis Pasteur|date=2000|publisher=JHU Press|location=Baltimore|isbn=978-0-8018-6529-9|pages=20–21|url=https://books.google.com/books?id=RzOcl-FLw30C&pg=PA20}}</ref> Ông quay lại Pension Barbet để chuẩn bị cho kỳ thi, bên cạnh đó tham dự các lớp học tại [[Lycée Saint-Louis]] và bài giảng của [[Jean-Baptiste Dumas]] tại [[Sorbonne]].<ref>{{cite book|last1=Keim|first1=Albert|last2=Lumet|first2=Louis|title=Louis Pasteur|date=1914|publisher=Frederick A. Stokes Company|pages=15–17|url=https://archive.org/stream/louispasteur00keim#page/14/mode/2up}}</ref> Vào năm 1843 ông hoàn thành bài kiểm tra với thứ hạng cao và gia nhập École Normale Supérieure.<ref>{{cite book|last1=Debré|first1=Patrice|translator-last=Forster|translator-first=Elborg|title=Louis Pasteur|date=2000|publisher=JHU Press|location=Baltimore|isbn=978-0-8018-6529-9|pages=23–24|url=https://books.google.com/books?id=RzOcl-FLw30C&pg=PA24}}</ref> Hai năm sau ông nhận học vị ''[[licencié ès sciences]]''.<ref name="Debré and Forster p. 502">{{cite book|last1=Debré|first1=Patrice|translator-last=Forster|translator-first=Elborg|title=Louis Pasteur|date=2000|publisher=JHU Press|location=Baltimore|isbn=978-0-8018-6529-9|pages=502}}</ref> Sang năm 1846 ông được bổ nhiệm làm giảng viên vật lý tại Collège de Tournon (nay là Lycée Gabriel-Faure) ở [[Ardèche]]. Tuy nhiên nhà hóa học [[Antoine Jérôme Balard]] lại muốn ông quay về ''École Normale Supérieure'' làm trợ lý phòng thí nghiệm.<ref>{{cite book|last1=Debré|first1=Patrice|translator-last=Forster|translator-first=Elborg|title=Louis Pasteur|date=2000|publisher=JHU Press|location=Baltimore|isbn=978-0-8018-6529-9|pages=29–30|url=https://books.google.com/books?id=RzOcl-FLw30C&pg=PA29}}</ref> Ông chấp nhận đề nghị của Balard đồng thời bắt đầu nghiên cứu về [[tinh thể học]]. Vào năm 1847 ông đệ trình hai luận án, một trong hóa học và còn lại trong vật lý.<ref name="Debré and Forster p. 502" /><ref>{{cite book|last1=Keim|first1=Albert|last2=Lumet|first2=Louis|title=Louis Pasteur|date=1914|publisher=Frederick A. Stokes Company|pages=28–29|url=https://archive.org/stream/louispasteur00keim#page/28/mode/2up}}</ref> | Vào năm 1842 Pasteur tham dự kỳ thi đầu vào của [[École Normale Supérieure]].<ref>{{cite book|last1=Robbins|first1=Louise|title=Louis Pasteur and the Hidden World of Microbes|date=2001|publisher=Oxford University Press|location=New York|isbn=978-0-19-512227-5|page=18|url=https://books.google.com/books?id=qUHuafXKKBEC&pg=PA18}}</ref> Mặc dù vượt qua những bài kiểm tra đầu tiên nhưng do thứ hạng thấp nên ông đã quyết định dừng và cố gắng vào năm sau.<ref>{{cite book|last1=Debré|first1=Patrice|translator-last=Forster|translator-first=Elborg|title=Louis Pasteur|date=2000|publisher=JHU Press|location=Baltimore|isbn=978-0-8018-6529-9|pages=20–21|url=https://books.google.com/books?id=RzOcl-FLw30C&pg=PA20}}</ref> Ông quay lại Pension Barbet để chuẩn bị cho kỳ thi, bên cạnh đó tham dự các lớp học tại [[Lycée Saint-Louis]] và bài giảng của [[Jean-Baptiste Dumas]] tại [[Sorbonne]].<ref>{{cite book|last1=Keim|first1=Albert|last2=Lumet|first2=Louis|title=Louis Pasteur|date=1914|publisher=Frederick A. Stokes Company|pages=15–17|url=https://archive.org/stream/louispasteur00keim#page/14/mode/2up}}</ref> Vào năm 1843 ông hoàn thành bài kiểm tra với thứ hạng cao và gia nhập École Normale Supérieure.<ref>{{cite book|last1=Debré|first1=Patrice|translator-last=Forster|translator-first=Elborg|title=Louis Pasteur|date=2000|publisher=JHU Press|location=Baltimore|isbn=978-0-8018-6529-9|pages=23–24|url=https://books.google.com/books?id=RzOcl-FLw30C&pg=PA24}}</ref> Hai năm sau ông nhận học vị ''[[licencié ès sciences]]''.<ref name="Debré and Forster p. 502">{{cite book|last1=Debré|first1=Patrice|translator-last=Forster|translator-first=Elborg|title=Louis Pasteur|date=2000|publisher=JHU Press|location=Baltimore|isbn=978-0-8018-6529-9|pages=502}}</ref> Sang năm 1846 ông được bổ nhiệm làm giảng viên vật lý tại Collège de Tournon (nay là Lycée Gabriel-Faure) ở [[Ardèche]]. Tuy nhiên nhà hóa học [[Antoine Jérôme Balard]] lại muốn ông quay về ''École Normale Supérieure'' làm trợ lý phòng thí nghiệm.<ref>{{cite book|last1=Debré|first1=Patrice|translator-last=Forster|translator-first=Elborg|title=Louis Pasteur|date=2000|publisher=JHU Press|location=Baltimore|isbn=978-0-8018-6529-9|pages=29–30|url=https://books.google.com/books?id=RzOcl-FLw30C&pg=PA29}}</ref> Ông chấp nhận đề nghị của Balard đồng thời bắt đầu nghiên cứu về [[tinh thể học]]. Vào năm 1847 ông đệ trình hai luận án, một trong hóa học và còn lại trong vật lý.<ref name="Debré and Forster p. 502" /><ref>{{cite book|last1=Keim|first1=Albert|last2=Lumet|first2=Louis|title=Louis Pasteur|date=1914|publisher=Frederick A. Stokes Company|pages=28–29|url=https://archive.org/stream/louispasteur00keim#page/28/mode/2up}}</ref> | ||
+ | |||
+ | Sau một thời gian ngắn làm giảng viên vật lý tại Dijon trong năm 1848, Pasteur đã trở thành giảng viên hóa học tại [[Đại học Strasbourg]].<ref>{{cite book|last1=Keim|first1=Albert|last2=Lumet|first2=Louis|title=Louis Pasteur|date=1914|publisher=Frederick A. Stokes Company|pages=37–38|url=https://archive.org/stream/louispasteur00keim#page/36/mode/2up}}</ref> Ở Strasbourg, ông đã gặp và theo đuổi [[Marie Laurent]], con gái hiệu trưởng vào năm 1849. Hai người kết hôn vào ngày 29 tháng 5 năm đó<ref>{{cite book|last1=Holmes|first1=Samuel J.|title=Louis Pasteur|date=1924|publisher=Harcourt, Brace and company|pages=34–36|url=https://archive.org/stream/louispasteur00holm#page/34/mode/2up}}</ref> và có với nhau năm người con nhưng chỉ hai sống sót đến tuổi trưởng thành,<ref>{{cite book|last1=Robbins|first1=Louise E.|title=Louis Pasteur and the Hidden World of Microbes|date=2001|publisher=Oxford University Press|isbn=978-0-19-028404-6|page=56|url=https://books.google.com/books?id=NdLhBwAAQBAJ&pg=PA56}}</ref> ba người kia chết vì [[thương hàn]]. | ||
== Nghiên cứu == | == Nghiên cứu == |
Phiên bản lúc 17:17, ngày 25 tháng 1 năm 2021
Louis Pasteur | |
---|---|
Ảnh Nadar chụp | |
Sinh | 27 tháng 12 năm 1822 |
Mất | 28 tháng 9 năm 1895 (72 tuổi) Marnes-la-Coquette, Pháp |
Quốc tịch | Pháp |
Trường học | |
Được biết đến vì | Tạo ra vắc-xin bệnh dại đầu tiên Vắc-xin bệnh tả[1] Vắc-xin bệnh than Diệt khuẩn Pasteur |
Giải thưởng |
|
Sự nghiệp khoa học | |
Lĩnh vực | |
Tổ chức | |
Học trò nổi bật | Charles Friedel[4] |
Chữ ký | |
Louis Pasteur (27 tháng 12 năm 1822 – 28 tháng 9 năm 1895) là nhà sinh học, vi sinh học, hóa học người Pháp lừng danh vì những phát hiện về nguyên lý vắc-xin, lên men, và diệt khuẩn Pasteur. Các phát hiện của ông đã tạo nên bước đột phát trong việc tìm hiểu căn nguyên và ngăn ngừa bệnh tật, đồng thời cứu sống rất nhiều sinh mạng. Ông làm giảm tỷ lệ tử vong do sốt hậu sản, tạo ra vắc-xin phòng dại và than đầu tiên. Thuyết mầm bệnh và những ứng dụng của nó trong y học lâm sàng nhận được sự ủng hộ cũng nhờ những khám phá của ông. Pasteur nổi tiếng nhất vì đã phát minh ra kỹ thuật xử lý sữa và rượu vang để ngăn nhiễm khuẩn mà nay gọi là diệt khuẩn Pasteur. Cùng với Ferdinand Cohn và Robert Koch, Pasteur được xem là một trong những nhà sáng lập của vi trùng học và "cha đẻ của vi sinh vật học".
Pasteur phản bác thuyết tự sinh; ông làm thí nghiệm chỉ ra rằng không có sự xâm nhiễm, vi sinh vật không thể sinh sôi. Dưới sự bảo trợ của Viện Hàn lâm Khoa học Pháp, ông đã chứng minh trong bình kín và tiệt trùng không xảy ra hiện tượng, còn trong bình tiệt trùng nhưng hở thì vi sinh vật có thể sinh trưởng.[5] Tuy không phải là người đầu tiên đề xuất thuyết mầm bệnh song các thí nghiệm của Pasteur đã chỉ ra tính đúng đắn của nó và thuyết phục được hầu hết châu Âu. Hiện ông được xem là một trong những cha đẻ của lý thuyết này.[6] Pasteur còn có những khám phá quan trọng trong hóa học, nổi bật nhất là tính bất đối xứng của những tinh thể nhất định và raxem hóa. Vào đầu sự nghiệp, nghiên cứu về tartaric acid đã mang đến những lời giải đầu tiên về đồng phân quang học. Công trình của ông dẫn hướng đến hiểu biết hiện tại về nguyên lý cơ bản trong cấu trúc của hợp chất hữu cơ.
Pasteur là giám đốc của Viện Pasteur thành lập năm 1887 đến khi qua đời. Thi thể ông được chôn trong căn hầm bên dưới viện. Tuy có nhiều đóng góp to lớn song danh tiếng của Pasteur lại đi kèm với những tranh cãi. Việc phân tích lại cuốn sổ tay cá nhân tiết lộ ông đã gian dối nhằm đánh bại địch thủ.[7][8]
Thời trẻ và giáo dục
Louis Pasteur sinh ngày 27 tháng 12 năm 1822 ở Dole, Jura, Pháp trong một gia đình Công giáo nghèo làm nghề thuộc da.[9] Ông là con thứ ba của Jean-Joseph Pasteur và Jeanne-Etiennette Roqui. Gia đình họ lần lượt chuyển đến Marnoz năm 1826 rồi Arbois năm 1827.[10][11] Pasteur bắt đầu học tiểu học vào năm 1831.[12]
Trong những năm đầu Pasteur là một học sinh trung bình và không quá chú tâm vào việc học bởi sở thích câu cá và phác họa.[9] Ông đã vẽ nhiều bức phấn màu cùng chân dung của cha, bạn bè, và hàng xóm.[13] Pasteur học trung học tại Collège d'Arbois.[14] Tháng 10 năm 1838, ông rời Paris để gia nhập Pension Barbet nhưng dần trở nên nhớ nhà và quay về trong tháng 11.[15]
Vào năm 1839 Pasteur vào trường Collège Royal tại Besançon để học triết học và một năm sau giành học vị BLitt.[16] Ông được bổ nhiệm làm trợ giáo tại cao đẳng Besançon trong khi tiếp tục theo đuổi học vị với chuyên ngành toán học.[17] Ông đã không qua được bài kiểm tra đầu tiên vào năm 1841. Một năm sau ông đạt học vị baccalauréat scientifique (khoa học tổng hợp) từ Dijon nhưng với điểm số tầm thường ở môn hóa.[18]
Vào năm 1842 Pasteur tham dự kỳ thi đầu vào của École Normale Supérieure.[19] Mặc dù vượt qua những bài kiểm tra đầu tiên nhưng do thứ hạng thấp nên ông đã quyết định dừng và cố gắng vào năm sau.[20] Ông quay lại Pension Barbet để chuẩn bị cho kỳ thi, bên cạnh đó tham dự các lớp học tại Lycée Saint-Louis và bài giảng của Jean-Baptiste Dumas tại Sorbonne.[21] Vào năm 1843 ông hoàn thành bài kiểm tra với thứ hạng cao và gia nhập École Normale Supérieure.[22] Hai năm sau ông nhận học vị licencié ès sciences.[23] Sang năm 1846 ông được bổ nhiệm làm giảng viên vật lý tại Collège de Tournon (nay là Lycée Gabriel-Faure) ở Ardèche. Tuy nhiên nhà hóa học Antoine Jérôme Balard lại muốn ông quay về École Normale Supérieure làm trợ lý phòng thí nghiệm.[24] Ông chấp nhận đề nghị của Balard đồng thời bắt đầu nghiên cứu về tinh thể học. Vào năm 1847 ông đệ trình hai luận án, một trong hóa học và còn lại trong vật lý.[23][25]
Sau một thời gian ngắn làm giảng viên vật lý tại Dijon trong năm 1848, Pasteur đã trở thành giảng viên hóa học tại Đại học Strasbourg.[26] Ở Strasbourg, ông đã gặp và theo đuổi Marie Laurent, con gái hiệu trưởng vào năm 1849. Hai người kết hôn vào ngày 29 tháng 5 năm đó[27] và có với nhau năm người con nhưng chỉ hai sống sót đến tuổi trưởng thành,[28] ba người kia chết vì thương hàn.
Nghiên cứu
Sự lên men và thuyết mầm bệnh
Pasteur có động lực tìm hiểu về lên men khi đang làm việc tại Lille. Vào năm 1856 M. Bigot, một nhà sản xuất rượu địa phương có con là học trò của Pasteur, xin lời khuyên của Pasteur về vấn đề tạo ra rượu củ dền và làm chua.[29][30]
Pasteur còn viết về lên men rượu[31] và công bố bản đầy đủ năm 1858.[32][33] Jöns Jacob Berzelius và Justus von Liebig từng đề xuất lý thuyết rằng sự lên men là do phân hủy gây nên. Pasteur đã chứng minh lý thuyết này là không đúng và men mới là nguyên nhân giúp tạo ra rượu từ đường.[34] Ông còn chứng minh khi một vi sinh vật khác làm bẩn rượu vang, lactic acid được sinh ra khiến rượu có vị chua.[30] Vào năm 1861 Pasteur quan sát thấy đường lên men ít hơn khi men tiếp xúc với không khí.[34] Tỷ lệ lên men thấp trong môi trường oxy trở nên được biết đến như hiệu ứng Pasteur.[35]
Nghiên cứu của Pasteur còn chỉ ra sự sinh sôi của vi sinh vật là nguyên nhân làm hỏng đồ uống như bia, rượu và sữa. Căn cứ vào đó, ông đã phát minh ra một phương pháp đó là đun nóng chất lỏng như sữa ở nhiệt độ 60 đến 100 °C.[36] Cách làm này tiêu diệt hầu hết vi khuẩn và mốc tồn tại sẵn trong chất lỏng. Pasteur và Claude Bernard hoàn thành những thử nghiệm trên máu và nước tiểu vào ngày 20 tháng 4 năm 1862.[37] Ông được cấp bằng sáng chế cho quy trình xử lý "bệnh" của rượu vang vào năm 1865.[36] Từ đó phương pháp này được gọi là diệt khuẩn Pasteur và sớm được áp dụng với bia và sữa.[38]
Việc đồ uống bị hỏng khiến Pasteur nảy sinh ý tưởng rằng vi sinh vật tác động đến động vật và con người gây ra bệnh. Ông đề xuất ngăn chặn vi sinh vật xâm nhập cơ thể người dẫn đến việc Joseph Lister phát triển những phương pháp sát khuẩn trong phẫu thuật.[39]
Vào đầu thế kỷ 19, Agostino Bassi đã chứng minh bệnh tằm vôi do một loại nấm tác động đến tằm gây ra.[40] Kể từ năm 1853 hai căn bệnh được gọi là pébrine và flacherie đã ảnh hưởng đến số lượng lớn tằm ở miền nam nước Pháp. Đến năm 1865 chúng đã gây thiệt hại khổng lồ cho nông dân. Vào năm 1865 Pasteur đến Alès và có quãng thời gian năm năm làm việc ở đây.[41][42]
Tằm mắc pébrine bị các hạt (tiểu thể) bao phủ khắp người. Trong ba năm đầu tiên, Pasteur tưởng rằng những hạt này là triệu chứng của bệnh. Vào năm 1870 ông kết luận rằng chúng là nguyên nhân gây bệnh (hiện tác nhân được biết là một loại microsporidia).[40] Pasteur còn chỉ ra bệnh này có tính di truyền.[43] Ông xây dựng một quy trình giúp ngăn ngừa bệnh đó là nghiền nát cơ thể bướm cái sau đẻ trứng rồi kiểm tra dưới kính hiển vi, nếu quan sát thấy các hạt thì tiêu hủy trứng.[44][43] Pasteur kết luận vi khuẩn gây ra flacherie nhưng bệnh này hiện được cho là do virus.[40] Flacherie lây lan có thể là do ngẫu nhiên hoặc di truyền. Đảm bảo vệ sinh có thể là cách để ngăn flacherie lây ngẫu nhiên. Bướm đêm có khoang tiêu hóa không chứa vi sinh vật gây bệnh được chọn để đẻ trứng, ngăn bệnh lây theo đường di truyền.[45]
Thuyết tự sinh
Ý tưởng và phát hiện của Pasteur chống lại khái niệm thuyết tự sinh đang thịnh hành. Félix Archimède Pouchet, giám đốc Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Rouen, đã chỉ trích Pasteur dữ dội. Để giải quyết tranh cãi giữa các nhà khoa học xuất chúng, Viện Hàn lâm Khoa học Pháp đề nghị trao Giải Alhumbert kèm theo 2.500 frăng cho ai có thể chứng minh học thuyết đúng hoặc sai bằng thực nghiệm.[46][47][48]
Pouchet phát biểu không khí mọi nơi có thể khiến sinh vật sống tự phát sinh trong chất lỏng.[49] Vào cuối những năm 1850, ông đã thực hiện những thí nghiệm và khẳng định đó là bằng chứng về sự tự sinh.[50][46] Francesco Redi và Lazzaro Spallanzani đã đưa ra một số chứng cứ bác bỏ thuyết này trong thế kỷ 17 và 18. Thí nghiệm của Spallanzani năm 1765 gợi ý không khí làm nước dùng nhiễm khuẩn. Vào thập niên 1860 Pasteur làm lại thí nghiệm của Spallanzani nhưng Pouchet báo cáo một kết quả khác khi sử dụng loại nước dùng khác.[41]
Pasteur tiến hành một số thí nghiệm nhằm bác bỏ thuyết tự sinh. Ông cho chất lỏng sôi vào bình, để khí nóng chui vào rồi đóng kín, không sinh vật nào sinh sôi trong đó.[50] Trong một thí nghiệm khác, khi ông mở những bình chứa chất lỏng đun sôi, bụi bay vào khiến sinh vật sinh trưởng trong một vài bình. Số bình thấy sinh vật ít hơn tại điểm cao hơn, chỉ ra không khí trên cao ít bụi và ít sinh vật hơn.[30][51] Pasteur còn dùng bình thót cổ chứa chất lỏng có thể lên men. Không khí được cho lọt vào bình qua một ống cong dài, thứ chặn bụi lại. Không thấy hiện tượng gì trừ khi làm nghiêng bình để chất lỏng chạm vào phần cổ dính bụi. Điều này chỉ ra sinh vật sống đến từ bên ngoài, từ bụi, chứ không phải tự sinh ra trong chất lỏng hoặc không khí sạch.[30][52]
Nhờ một số thí nghiệm quan trọng nhất bác bỏ thuyết tự sinh, Pasteur đã giành giải Alhumbert năm 1862.[50] Ông kết luận:[30][42]
Thuyết tự sinh sẽ không thể phục hồi từ đòn đánh chí tử của thí nghiệm đơn giản này. Không ở hoàn cảnh nào có thể xác nhận những sinh vật nhỏ bé bước vào thế giới mà không có mầm mống, không có những bản thể tương tự chúng.
Miễn dịch học và chủng ngừa
Tả gà
Tả gà là một trong những căn bệnh thu hút sự quan tâm của Pasteur. Ông nhận mẻ cấy vi khuẩn từ Jean Joseph Henri Toussaint và nuôi chúng trong nước xuýt gà.[53] Trong quá trình nghiên cứu, một mẻ vi khuẩn đã bị hỏng và không thể gây bệnh ở một số con gà là đối tượng bị ông cố tình làm cho nhiễm bệnh. Khi sử dụng lại những con gà khỏe mạnh này, Pasteur phát hiện ra chúng không thể bị nhiễm vi khuẩn, kể cả vi khuẩn mới. Vi khuẩn suy yếu chỉ gây ra những triệu chứng nhẹ và đã giúp những con gà miễn nhiễm căn bệnh.[9][6]
Vào năm 1879 phụ tá của Pasteur là Charles Chamberland được hướng dẫn tiêm vi khuẩn cho gà trong thời gian Pasteur đi du lịch. Chamberland có lẽ do vội vã với kỳ nghỉ của mình nên đã không thực hiện. Khi quay về, những mẻ cấy đã để được một tháng khiến những con gà không khỏe, nhưng rồi chúng lại hồi phục hoàn toàn thay vì chết như thường lệ. Chamberland nghĩ chắc có vấn đề gì đó và muốn vứt mẻ cấy mà dường như bị hỏng đi nhưng Pasteur đã ngăn lại.[54] Ông tiêm vi khuẩn độc vào những con gà và chúng sống sót, từ đó ông kết luận những con gà này đã miễn nhiễm căn bệnh.[55]
Tháng 12 năm 1879, Pasteur sử dụng vi khuẩn suy yếu để tiêm vào gà và kết quả là chúng sống sót. Tiếp theo, ông tiêm vào những con gà này một chủng vi khuẩn độc nhưng chúng không bị bệnh. Vào năm 1880, Pasteur trình bày kết quả của mình lên Viện Hàn lâm Khoa học Pháp, nêu rằng vi khuẩn bị suy yếu bởi tiếp xúc với oxy.[53]
Bệnh than
Trong thập niên 1870 Pasteur áp dụng phương pháp tạo miễn dịch này với bệnh than đang ảnh hưởng đến bò và làm gợi lên mối quan tâm đến việc chống lại những căn bệnh khác. Ông nuôi vi khuẩn lấy từ máu của động vật mắc bệnh. Khi ông tiêm vi khuẩn vào động vật khác, bệnh than xảy ra chứng tỏ vi khuẩn là nguyên nhân gây bệnh.[56] Nhiều con bò đã mắc bệnh than và chết trên những "cánh đồng bị nguyền rủa".[42] Pasteur nghe nói cừu chết vì bệnh than được chôn ở cánh đồng. Ông nghĩ rằng giun đất có thể mang vi khuẩn lên trên mặt đất. Việc tìm thấy vi khuẩn than trong phân của giun đất đã chứng minh cho suy đoán của ông.[42] Ông bảo những người nông dân không chôn động vật chết ngoài đồng.[57]
Vào năm 1880, Jean Joseph Henri Toussaint, một bác sĩ thú y và đối thủ của Pasteur, đã sử dụng carbolic acid để giết trực khuẩn than và thử nghiệm vắc-xin trên cừu. Pasteur nghĩ rằng kiểu vắc-xin bất hoạt này sẽ không có tác dụng vì ông tin cơ chế là vi khuẩn suy yếu giành hết dinh dưỡng mà vi khuẩn bình thường cần để sinh sôi. Ông nghĩ để vi khuẩn tiếp xúc với oxy sẽ khiến chúng suy giảm độc lực.[58] Sang đầu năm 1881, Pasteur khám phá ra trực khuẩn than sinh trưởng ở khoảng 42 °C không thể sinh bào tử[59] và trình bày phương pháp này trong một bài phát biểu trước Viện Hàn lâm Khoa học Pháp vào ngày 28 tháng 2.[60] Cũng trong năm đó bác sĩ thú y Hippolyte Rossignol đề nghị Hội Nông nghiệp Melun tiến hành một thí nghiệm để kiểm tra vắc-xin của Pasteur. Pasteur đồng tình và thí nghiệm tiến hành tại Pouilly-le-Fort trên cừu, dê và bò đã thành công. Pasteur không tiết lộ rõ ràng làm thế nào mà ông có được vắc-xin sử dụng tại Pouilly-le-Fort.[61][59] Sổ tay phòng thí nghiệm của Pasteur mà hiện ở Thư viện Quốc gia Pháp chỉ ra ông đã dùng nhiệt và kali dicromat, tương tự phương pháp của Toussaint.[62][63][64]
Việc thể bệnh yếu tạo miễn dịch chống thể độc hại không phải mới, con người đã biết điều này từ lâu qua bệnh đậu mùa. Tiêm mầm bệnh đậu mùa (chủng đậu) dẫn đến một thể bệnh nhẹ hơn nhiều và tỷ lệ tử vong rất thấp so với bệnh mắc tự nhiên.[65] Edward Jenner cũng nghiên cứu chủng ngừa dùng bệnh đậu bò để tạo miễn dịch chéo với đậu mùa vào cuối thập niên 1790 và đến đầu thập niên 1800 chủng ngừa đã phổ biến hầu khắp châu Âu.[66]
Chủng ngừa tả gà hay bệnh than khác đậu mùa ở chỗ là những sinh vật gây bệnh được làm yếu nhân tạo, vậy nên không cần phải đi tìm thể bệnh yếu ngoài tự nhiên.[62] Khám phá này có tính cách mạng trong lĩnh vực bệnh truyền nhiễm và Pasteur đã đặt cho những dạng bệnh bị làm yếu nhân tạo này tên chung là vắc-xin nhằm vinh danh khám phá của Jenner.[67]
Vào năm 1876 Robert Koch chứng minh Bacillus anthracis là tác nhân gây bệnh than.[68] Trong những tài liệu công bố giai đoạn 1878-1880, Pasteur chỉ nhắc đến công trình của Koch ở chú thích cuối trang. Koch gặp Pasteur tại Đại hội Y khoa Quốc tế lần thứ bảy năm 1881. Vài tháng sau, Koch viết rằng Pasteur đã dùng những mẻ cấy không sạch và mắc lỗi. Vào năm 1882, Pasteur đáp trả Koch trong một bài phát biểu mà vì thế Koch đã phản ứng gay gắt.[6] Koch nói Pasteur thử nghiệm vắc-xin trên động vật không phù hợp và nghiên cứu của Pasteur không đúng khoa học.[30] Cùng năm Koch viết tiểu luận "Về Chủng ngừa Bệnh than" trong đó phản bác một số kết luận của Pasteur về bệnh than và chỉ trích Pasteur vì đã giấu kín phương pháp của mình, đi tới kết luận và sai lầm. Một năm sau Pasteur viết ông đã dùng những mẻ cấy chuẩn bị theo cách giống như những thí nghiệm lên men thành công của ông trước đó và rằng Koch đã hiểu sai những số liệu thống kê cũng như phớt lờ công trình về tằm của ông.[68]
Bệnh dại
Pasteur tạo ra vắc-xin phòng bệnh dại đầu tiên bằng cách nuôi virus trong thỏ rồi để khô mô thần kinh bị tác động nhằm làm yếu virus.[42][69] Vắc-xin dại ban đầu do Emile Roux, bác sĩ người Pháp và đồng sự của Pasteur, tạo ra. Roux đã áp dụng phương pháp này và tạo ra một vắc-xin bất hoạt.[30] Vắc-xin được thử nghiệm trên 50 con chó trước lần thử đầu tiên trên người.[70][71] Cậu bé 9 tuổi Joseph Meister là người đầu tiên nhận vắc-xin vào ngày 6 tháng 7 năm 1885 sau khi bị một con chó dại tấn công nghiêm trọng.[63][69] Việc làm này mang lại một số rủi ro cho Pasteur vì ông không phải bác sĩ được cấp phép và có thể bị truy tố vì chữa cho cậu bé.[72] Sau khi bàn bạc với các bác sĩ, Pasteur quyết định tiến hành điều trị.[73] Trong vòng 11 ngày, Meister nhận 13 mũi tiêm, mỗi lần sử dụng virus đã bị làm yếu trong thời gian ngắn hơn.[74] Ba tháng sau Pasteur kiểm tra Meister và thấy sức khỏe cậu bé ổn.[73][75] Pasteur được ca ngợi là anh hùng và không vướng mắc vấn đề pháp lý.[72] Sổ tay phòng thí nghiệm cho thấy Pasteur đã chữa cho hai người trước Meister, một người sống sót nhưng có thể thực chất không bị dại còn người kia chết vì dại.[74][76] Vào ngày 20 tháng 10 năm 1885 Pasteur bắt đầu chữa cho Jean-Baptiste Jupille và kết quả thành công.[74] Trong năm 1885, bốn trẻ em từ Mỹ cùng những người khác đã đến phòng thí nghiệm của Pasteur để được tiêm phòng.[73] Trong năm 1886 ông chữa cho 350 người, trong đó chỉ một người phát bệnh.[74] Thành công trong điều trị bệnh dại đã đặt nền móng cho việc sản xuất nhiều loại vắc-xin khác. Viện Pasteur đầu tiên cũng được xây trên cơ sở thành tựu này.[63]
Tham khảo
- ↑ "History of the Cholera Vaccine | Passport Health", www.passporthealthusa.com, truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2020
- ↑ Fellows of the Royal Society, London: Royal Society, lưu trữ từ nguyên tác ngày 16 tháng 3 năm 2015
- ↑ II. Abdülhamid'in Fransız kimyagere yaptığı yardım ortaya çıktı, CNN Türk, truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2016
- ↑ Asimov, Asimov's Biographical Encyclopedia of Science and Technology 2nd Revised edition
- ↑ Seckbach, Joseph (editor) (2004), Origins: Genesis, Evolution and Diversity of Life, Dordrecht, The Netherlands: Kluwer Academic Publishers, tr. 20, ISBN 978-1-4020-1813-8CS1 maint: extra text: authors list (link)
- ↑ a b c Ullmann, Agnes (tháng 8 năm 2007), "Pasteur-Koch: Distinctive Ways of Thinking about Infectious Diseases", Microbe, 2 (8): 383–387, lưu trữ từ nguyên tác ngày 10 tháng 5 năm 2016, truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2007
- ↑ Geison, Gerald L (1995), The Private Science of Louis Pasteur, Princeton, NJ: Princeton university press, ISBN 978-0-691-01552-1
- ↑ Anderson, C. (1993), "Pasteur Notebooks Reveal Deception", Science, 259 (5098): 1117, Bibcode:1993Sci...259.1117A, doi:10.1126/science.259.5098.1117-a, PMID 8438162
- ↑ a b c Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có têncatholic intro
- ↑ Debré, Patrice (2000), Louis Pasteur, dịch bởi Forster, Elborg, Baltimore: JHU Press, tr. 6–7, ISBN 978-0-8018-6529-9
- ↑ Robbins, Louise (2001), Louis Pasteur and the Hidden World of Microbes, New York: Oxford University Press, tr. 14, ISBN 978-0-19-512227-5
- ↑ Debré, Patrice (2000), Louis Pasteur, dịch bởi Forster, Elborg, Baltimore: JHU Press, tr. 8, ISBN 978-0-8018-6529-9
- ↑ Debré, Patrice (2000), Louis Pasteur, dịch bởi Forster, Elborg, Baltimore: JHU Press, tr. 12–13, ISBN 978-0-8018-6529-9
- ↑ Robbins, Louise (2001), Louis Pasteur and the Hidden World of Microbes, New York: Oxford University Press, tr. 15, ISBN 978-0-19-512227-5
- ↑ Debré, Patrice (2000), Louis Pasteur, dịch bởi Forster, Elborg, Baltimore: JHU Press, tr. 11–12, ISBN 978-0-8018-6529-9
- ↑ Keim, Albert; Lumet, Louis (1914), Louis Pasteur, Frederick A. Stokes Company, tr. 10, 12
- ↑ Debré, Patrice (2000), Louis Pasteur, dịch bởi Forster, Elborg, Baltimore: JHU Press, tr. 14, 17, ISBN 978-0-8018-6529-9
- ↑ Debré, Patrice (2000), Louis Pasteur, dịch bởi Forster, Elborg, Baltimore: JHU Press, tr. 19–20, ISBN 978-0-8018-6529-9
- ↑ Robbins, Louise (2001), Louis Pasteur and the Hidden World of Microbes, New York: Oxford University Press, tr. 18, ISBN 978-0-19-512227-5
- ↑ Debré, Patrice (2000), Louis Pasteur, dịch bởi Forster, Elborg, Baltimore: JHU Press, tr. 20–21, ISBN 978-0-8018-6529-9
- ↑ Keim, Albert; Lumet, Louis (1914), Louis Pasteur, Frederick A. Stokes Company, tr. 15–17
- ↑ Debré, Patrice (2000), Louis Pasteur, dịch bởi Forster, Elborg, Baltimore: JHU Press, tr. 23–24, ISBN 978-0-8018-6529-9
- ↑ a b Debré, Patrice (2000), Louis Pasteur, dịch bởi Forster, Elborg, Baltimore: JHU Press, tr. 502, ISBN 978-0-8018-6529-9
- ↑ Debré, Patrice (2000), Louis Pasteur, dịch bởi Forster, Elborg, Baltimore: JHU Press, tr. 29–30, ISBN 978-0-8018-6529-9
- ↑ Keim, Albert; Lumet, Louis (1914), Louis Pasteur, Frederick A. Stokes Company, tr. 28–29
- ↑ Keim, Albert; Lumet, Louis (1914), Louis Pasteur, Frederick A. Stokes Company, tr. 37–38
- ↑ Holmes, Samuel J. (1924), Louis Pasteur, Harcourt, Brace and company, tr. 34–36
- ↑ Robbins, Louise E. (2001), Louis Pasteur and the Hidden World of Microbes, Oxford University Press, tr. 56, ISBN 978-0-19-028404-6
- ↑ Vallery-Radot, René (1919), The Life of Pasteur, dịch bởi Devonshire, R. L., London: Constable & Company, tr. 79
- ↑ a b c d e f g Ligon, B. Lee (2002), "Biography: Louis Pasteur: A controversial figure in a debate on scientific ethics", Seminars in Pediatric Infectious Diseases, 13 (2): 134–141, doi:10.1053/spid.2002.125138, PMID 12122952
- ↑ Pasteur, Louis (1857), "Mémoire sur la fermentation alcoolique", Comptes Rendus Chimie (trong français), 45 (6): 1032–1036, PMC 2229983
- ↑ Pasteur, Louis (1858), "Nouveaux faits concernant l'histoire de la fermentation alcoolique", Comptes Rendus Chimie (trong français), 47: 1011–1013
- ↑ Pasteur, Louis (1858), "Nouveaux faits concernant l'histoire de la fermentation alcoolique", Annales de Chimie et de Physique, 3rd Series (trong français), 52: 404–418
- ↑ a b Barnett, James A.; Barnett, Linda (2011), Yeast Research : A Historical Overview, Washington, DC: ASM Press, ISBN 978-1-55581-516-5
- ↑ Zimmermann, F.K.; Entian, K.-D., bt. (1997), Yeast Sugar Metabolism, CRC Press, tr. 20–21, ISBN 978-1-56676-466-7
- ↑ a b Bowden, Mary Ellen; Crow, Amy Beth; Sullivan, Tracy (2003), Pharmaceutical achievers : the human face of pharmaceutical research, Philadelphia: Chemical Heritage Press, ISBN 978-0-941901-30-7
- ↑ Vallery-Radot, René (1919), The Life of Pasteur, dịch bởi Devonshire, R.L., London: Constable & Company, tr. 104
- ↑ Nelson, Bryn (2009), "The Lingering Heat over Pasteurized Milk", Chemical Heritage Magazine, 27 (1), truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2018
- ↑ Hicks, Jesse, "A Fresh Breath", Chemical Heritage Magazine, lưu trữ từ nguyên tác ngày 11 tháng 6 năm 2016, truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2015
- ↑ a b c Hatcher, Paul; Battey, Nick (2011), Biological Diversity: Exploiters and Exploited, John Wiley & Sons, tr. 88–89, 91, ISBN 978-0-470-97986-0
- ↑ a b Berche, P. (2012), "Louis Pasteur, from crystals of life to vaccination", Clinical Microbiology and Infection, 18 (s5): 1–6, doi:10.1111/j.1469-0691.2012.03945.x, PMID 22882766
- ↑ a b c d e Schwartz, M. (2001), "The life and works of Louis Pasteur", Journal of Applied Microbiology, 91 (4): 597–601, doi:10.1046/j.1365-2672.2001.01495.x, PMID 11576293, S2CID 39020116
- ↑ a b Keim, Albert; Lumet, Louis (1914), Louis Pasteur, Frederick A. Stokes Company, tr. 87–88
- ↑ Vallery-Radot, René (1919), The Life of Pasteur, dịch bởi Devonshire, R. L., London: Constable & Company, tr. 141
- ↑ Vallery-Radot, René (1919), The Life of Pasteur, dịch bởi Devonshire, R. L., London: Constable & Company, tr. 156
- ↑ a b Magner, Lois N. (2002), History of the Life Sciences (lxb. 3), New York: Marcel Dekker, tr. 251–252, ISBN 978-0-203-91100-6
- ↑ Roll-Hansen, Nils (1979), "Experimental Method and Spontaneous Generation: The Controversy between Pasteur and Pouchet, 1859–64" (PDF), Journal of the History of Medicine and Allied Sciences, XXXIV (3): 273–292, doi:10.1093/jhmas/XXXIV.3.273, PMID 383780, S2CID 39800747
- ↑ Farley, J; Geison, GL (1974), "Science, politics and spontaneous generation in nineteenth-century France: the Pasteur-Pouchet debate", Bulletin of the History of Medicine, 48 (2): 161–198, PMID 4617616
- ↑ Keim, Albert; Lumet, Louis (1914), Louis Pasteur, Frederick A. Stokes Company, tr. 64
- ↑ a b c Porter, JR (1961), "Louis Pasteur: achievements and disappointments, 1861.", Bacteriological Reviews, 25 (4): 389–403, doi:10.1128/MMBR.25.4.389-403.1961, PMC 441122, PMID 14037390
- ↑ Vallery-Radot, René (1919), The Life of Pasteur, dịch bởi Devonshire, R. L., London: Constable & Company, tr. 96–98
- ↑ Keim, Albert; Lumet, Louis (1914), Louis Pasteur, Frederick A. Stokes Company, tr. 63–67
- ↑ a b Plotkin, Stanley A., bt. (2011), History of Vaccine Development, Springer, tr. 35–36, ISBN 978-1-4419-1339-5
- ↑ Dixon, Bernard (1980), "The hundred years of Louis Pasteur", New Scientist, Reed Business Information, no. 1221, tr. 30–32
- ↑ Artenstein, Andrew W., bt. (2009), Vaccines: A Biography, Springer, tr. 75, ISBN 978-1-4419-1108-7
- ↑ Keim, Albert; Lumet, Louis (1914), Louis Pasteur, Frederick A. Stokes Company, tr. 123–125
- ↑ Vallery-Radot, René (1919), The Life of Pasteur, dịch bởi Devonshire, R. L., London: Constable & Company, tr. 303–305
- ↑ Tizard, Ian (1998), "Grease, Anthraxgate, and Kennel Cough: A Revisionist History of Early Veterinary Vaccines", trong Schultz, Ronald D. (bt.), Veterinary Vaccines and Diagnostics, Academic Press, tr. 12–14, ISBN 978-0-08-052683-6
- ↑ a b Bazin, Hervé (2011), Vaccinations: a History: From Lady Montagu to Jenner and genetic engineering, John Libbey Eurotext, tr. 196–197, ISBN 978-2-7420-1344-9
- ↑ Pasteur, L.; Chamberland, C.; Roux, E. (1881), "Le vaccin de charbon", Comptes Rendus Hebdomadaires des Séances de l'Académie des Sciences (trong français), 92: 666–668
- ↑ Plotkin, Stanley A., bt. (2011), History of Vaccine Development, Springer, tr. 37–38, ISBN 978-1-4419-1339-5
- ↑ a b Giese, Matthias, bt. (2013), Molecular Vaccines: From Prophylaxis to Therapy, 1, Springer, tr. 4, ISBN 978-3-7091-1419-3
- ↑ a b c Cohn, David V (ngày 18 tháng 12 năm 2006), Pasteur, University of Louisville, truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2007
- ↑ Loir, A (1938), "A l'ombre de Pasteur", Le mouvement sanitaire, tr. 18, 160
- ↑ Artenstein, Andrew W., bt. (2009), Vaccines: A Biography, Springer, tr. 10, ISBN 978-1-4419-1108-7
- ↑ Bazin, Hervé (2011), Vaccinations: a History: From Lady Montagu to Jenner and genetic engineering, John Libbey Eurotext, tr. 66–67, 82, ISBN 978-2-7420-1344-9
- ↑ Vallery-Radot, René (1919), The Life of Pasteur, dịch bởi Devonshire, R. L., London: Constable & Company, tr. 332
- ↑ a b De Paolo, Charles (2006), Epidemic Disease and Human Understanding: A Historical Analysis of Scientific and Other Writings, McFarland, tr. 103, 111–114, ISBN 978-0-7864-2506-8
- ↑ a b Wood, Margaret E. (ngày 3 tháng 6 năm 2016), "Biting Back", Chemical Heritage Magazine, 28 (2): 7, truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2018
- ↑ Hook, Sue Vander (2011), Louis Pasteur: Groundbreaking Chemist & Biologist, ABDO, tr. 8, ISBN 978-1-61714-783-8
- ↑ Corole D, Bos (2014), Louis Pasteur and the Rabies Virus – Louis Pasteur Meets Joseph Meister, Awesome Stories, truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2014
- ↑ a b Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tênvan
- ↑ a b c Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tênWasik
- ↑ a b c d Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tênJackson
- ↑ Trueman C, "Louis Pasteur", HistoryLearningSite.co.uk, truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2013
- ↑ Artenstein, Andrew W., bt. (2009), Vaccines: A Biography, Springer, tr. 79, ISBN 978-1-4419-1108-7