Dòng 7: | Dòng 7: | ||
| image1 = Chogori.jpg | | image1 = Chogori.jpg | ||
| alt1 = | | alt1 = | ||
− | | caption1 = K2, nhìn từ Broad Peak Base Camp ở độ cao gần 5.000 m. | + | | caption1 = K2, nhìn từ [[Broad Peak]] Base Camp ở độ cao gần 5.000 m. K2 Base Camp cũng ở độ cao tương tự.{{sfn|Hayes|2018|p=63}} |
| image2 = K2_Nordseite.jpg | | image2 = K2_Nordseite.jpg | ||
| alt2 = | | alt2 = |
Phiên bản lúc 10:04, ngày 23 tháng 12 năm 2022
K2 là ngọn núi cao thứ hai trên thế giới với độ cao 8.611 m, thấp hơn Everest 237 m.[3] K2 thuộc dãy Karakoram, nằm ở biên giới giữa Pakistan và Trung Quốc.[4][5] Tên gọi K2 do Thomas George Montgomerie, một sĩ quan người Anh, đặt vào năm 1856 trong một cuộc khảo sát.[6][7] Montgomerie phác họa các đỉnh núi ở dãy Karakoram và ký hiệu chúng là K kèm số thứ tự, với K là viết tắt của Karakoram.[6][7] Các chỉ tên khác về sau tìm được tên địa phương, như K1 là Masherbrum, hay K3, K4, K5 là các đỉnh Gasherbrum,[8] nhưng K2 thì không do vị trí hẻo lánh.[7] Sau này dù có nhiều đề xuất đổi tên nhưng do không đạt đồng thuận, K2 duy trì là tên gọi chính thức.[6][7]
Henry Haversham Godwin-Austen có lẽ là người đầu tiên trông thấy ngọn núi ở khoảng cách gần (25 km) vào năm 1861 và K2 còn có tên Godwin-Austen trên một số bản đồ.[7][9] Con người thử chinh phục K2 lần đầu vào năm 1902 nhưng nhóm các nhà leo núi khi ấy đã phải bỏ cuộc ở độ cao 6.525 m.[10] Achille Compagnoni và Lino Lacedelli là những người đầu tiên leo lên đỉnh K2 vào ngày 31 tháng 7 năm 1954.[11][12] Chuyến leo thành công thứ hai là vào ngày 9 tháng 8 năm 1977 của một đội do Ichiro Yoshizawa dẫn đầu.[13] Tháng 1 năm 2021, K2 trở thành ngọn núi cao hơn 8.000 m cuối cùng được chinh phục vào mùa đông, thử thách hoàn thành bởi một đội Nepal.[14]
Trong số 14 ngọn núi cao nhất thế giới trên 8.000 m, K2 được xem là khó leo và nguy hiểm hàng đầu.[15] K2 nằm ở một địa điểm hẻo lánh nên để đến được Base Camp của nó đã là một chặng đường vất vả.[16][5] Không như Everest, K2 dốc ở mọi phía và không có một con đường dễ dàng nào để lên hay xuống.[7][15] Từ Base Camp đến đỉnh, độ dốc trung bình là 60 và có nhiều đoạn dốc đá hay băng gần như thẳng đứng.[17] Độ cao lớn của ngọn núi cũng ảnh hưởng đến sức khỏe người leo.[17] Thời tiết ở đây rất bất ổn và khó dự đoán với các cơn bão thường xảy đến bất chợt.[16] Tuyết lở và đá rơi là những hiểm họa luôn rình rập.[16][5] Cứ bốn người lên đỉnh tương ứng một người thiệt mạng, tỷ lệ này ở Everest là 1/20.[18] Tính đến năm 2018 đã có hơn 4.000 người lên được đỉnh Everest còn K2 thì chưa đến 400.[14]
Tham khảo
- ↑ Hayes 2018, tr. 63.
- ↑ Hayes 2018, tr. 20.
- ↑ Szymczak, Robert; Pyka, Michał; Grzywacz, Tomasz; Marosz, Michał; Naczyk, Marta; Sawicka, Magdalena (ngày 16 tháng 3 năm 2021), "Comparison of Environmental Conditions on Summits of Mount Everest and K2 in Climbing and Midwinter Seasons", International Journal of Environmental Research and Public Health, 18 (6): 3040, doi:10.3390/ijerph18063040, PMC 8000062, PMID 33809531, S2CID 232382391
- ↑ Walljasper, Soren (2022), "A summit in the deadliest season", nationalgeographic.com, National Geographic, truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2022
- ↑ a b c Bisharat, Andrew (ngày 1 tháng 2 năm 2019), "Climbers attempt 'impossible' K2 winter ascent", nationalgeographic.com, National Geographic, truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2022
- ↑ a b c Sale 2011, Chapter 1.
- ↑ a b c d e f Conefrey 2016, Prologue.
- ↑ Houston & Bates 2020, Chapter 2.
- ↑ Sale 2011, Chapter 2.
- ↑ Hayes 2018, tr. 15.
- ↑ Lacedelli, Lino; Cenacchi, Giovanni (2006), "Book Description", mountaineers.org, The Mountaineers, truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2022
- ↑ Martin, Douglas (ngày 28 tháng 11 năm 2009), "Lino Lacedelli Dies at 83; One of First to Scale K2", nytimes.com, The New York Times, truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2022
- ↑ Hayes 2018, tr. 19.
- ↑ a b Wilkinson, Freddie (ngày 16 tháng 1 năm 2021), "Nepali mountaineers achieve historic winter first on K2", nationalgeographic.com, National Geographic, truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2022
- ↑ a b Houston & Bates 2020, Foreword.
- ↑ a b c Hayes 2018, tr. 6.
- ↑ a b Hayes 2018, tr. 7.
- ↑ Sale 2011, Chapter 9.
Sách
- Viesturs, Ed; Roberts, David (2010), K2: Life and Death on the World's Most Dangerous Mountain, Crown, ISBN 978-0-7679-3260-8
- Sale, Richard (2011), The Challenge of K2: A History of the Savage Mountain, Casemate Publishers, ISBN 978-1-84468-702-2
- Houston, Charles; Bates, Robert (2020), K2, The Savage Mountain: The Classic True Story Of Disaster And Survival On The World's Second-Highest Mountain, Rowman & Littlefield, ISBN 978-1-4930-5025-3
- Conefrey, Mick (2016), Ghosts of K2: The Race for the Summit of the World's Most Deadly Mountain, Simon and Schuster, ISBN 978-1-78607-023-4
- Hayes, Adrian (2018), One Man's Climb: A Journey of Trauma, Tragedy and Triumph on K2, Pen and Sword, ISBN 978-1-5267-4538-5