Mục từ này đã đạt chất lượng ở mức sản phẩm bước đầu của Đề án Biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam giai đoạn 1
Khác biệt giữa các bản “Chán ăn”
(Tạo trang mới với nội dung “{{sơ}}'''Chán ăn''' là một rối loạn ăn uống đặc trưng bởi sự hạn chế quá mức các thức ăn và nỗi sợ vô lý của sự…”)
 
 
Dòng 1: Dòng 1:
{{sơ}}'''Chán ăn''' là một rối loạn ăn uống đặc trưng bởi sự hạn chế quá mức các thức ăn và nỗi sợ vô lý của sự tăng cân, cũng như sự biến dạng cơ thể, là một trong những biến thể cực đoan nhất của sự phụ thuộc thực phẩm ở người.
+
{{sơ}}
 +
'''Chán ăn''' là một rối loạn ăn uống đặc trưng bởi sự hạn chế quá mức các thức ăn và nỗi sợ vô lý của sự tăng cân, cũng như sự biến dạng cơ thể, là một trong những biến thể cực đoan nhất của sự phụ thuộc thực phẩm ở người.
  
 
== Biểu hiện của chán ăn ==
 
== Biểu hiện của chán ăn ==
Dòng 23: Dòng 24:
  
 
# Vũ Dũng (Chủ biên), Từ điển Tâm lý học, Nxb. Từ điển bách khoa, Hà Nội, 2008.
 
# Vũ Dũng (Chủ biên), Từ điển Tâm lý học, Nxb. Từ điển bách khoa, Hà Nội, 2008.
2. Gull W.W., Anorexia nervosa (apepsia hysterica, anorexia hysterica), 1868, Obesity Research, 5 (5), 1997, pp. 498 - 502.  
+
# Gull W.W., Anorexia nervosa (apepsia hysterica, anorexia hysterica), 1868, Obesity Research, 5 (5), 1997, pp. 498 - 502.  
3. Kaye W., Neurobiology of anorexia and bulimia nervosa, Physiology & Behavior, 2008.  
+
# Kaye W., Neurobiology of anorexia and bulimia nervosa, Physiology & Behavior, 2008.  
4. Sari Fine Shepphird, 100 Questions & Answers About Anorexia Nervosa, Jones & Bartlett Learning, 2009.  
+
# Sari Fine Shepphird, 100 Questions & Answers About Anorexia Nervosa, Jones & Bartlett Learning, 2009.  
5. Attia E., Anorexia nervosa: current status and future directions, Annual Review of Medicine, 61 (1), 2010, pp. 425 - 35.
+
# Attia E., Anorexia nervosa: current status and future directions, Annual Review of Medicine, 61 (1), 2010, pp. 425 - 35.
6. Godier L.R., Park R.J., Compulsivity in anorexia nervosa: a transdiagnostic concept, Frontiers in Psychology, 5, 778, 2014.  
+
# Godier L.R., Park R.J., Compulsivity in anorexia nervosa: a transdiagnostic concept, Frontiers in Psychology, 5, 778, 2014.  
7. Espie J, Eisler I., Focus on anorexia nervosa: modern psychological treatment and guidelines for the adolescent patient, Adolescent Health, Medicine andTherapeutics, 2015.  
+
# Espie J, Eisler I., Focus on anorexia nervosa: modern psychological treatment and guidelines for the adolescent patient, Adolescent Health, Medicine andTherapeutics, 2015.  
8. Arnold C., Anorexia: you don't just grow out of it, The Guardian, Retrieved 29 March 2016.
+
# Arnold C., Anorexia: you don't just grow out of it, The Guardian, Retrieved 29 March 2016.

Bản hiện tại lúc 00:47, ngày 30 tháng 9 năm 2023

Chán ăn là một rối loạn ăn uống đặc trưng bởi sự hạn chế quá mức các thức ăn và nỗi sợ vô lý của sự tăng cân, cũng như sự biến dạng cơ thể, là một trong những biến thể cực đoan nhất của sự phụ thuộc thực phẩm ở người.

Biểu hiện của chán ăn[sửa]

Do sợ tăng cân, người bệnh hạn chế ăn, dẫn đến rối loạn chuyển hóa và nội tiết tố. Người bị chán ăn có thể bị chóng mặt, nhức đầu, buồn ngủ và thiếu năng lượng. Chán ăn thường khởi phát trong thời niên thiếu. Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây cho thấy, độ tuổi bắt đầu đã giảm trung bình từ 13 đến 17 xuống 9 đến 12 tuổi. Người bệnh cảm thấy đói, nhưng họ chỉ ăn với số lượng rất ít. Lượng calo trung bình của một người bị chán ăn là 600 - 800 calo mỗi ngày, có trường hợp họ có thể nhịn ăn hoàn toàn. Đây là một bệnh tâm thần nặng với tỷ lệ tử vong cao.

Các giai đoạn phát triển của chán ăn[sửa]

  1. Giai đoạn dị hình thể: xuất hiện tâm lý lo lắng về sự tăng cân quá mức và nỗi sợ bị chế giễu từ người khác về hình thể. Có tâm trạng buồn vì dường như tất cả mọi người xung quanh đang nhận xét, chê bai hình thể của mình.
  2. Giai đoạn loạn dưỡng: đặc trưng nổi bật của thời kỳ này là người bệnh chấp nhận mình thuộc loại thừa cân và có các số đo thân thể không hoàn hảo. Bệnh nhân chán ăn liên tục tự kiểm tra mình trong gương và phàn nàn với mọi người về sự thiếu hoàn chỉnh hình thể. Ở giai đoạn này, bệnh nhân chán ăn bắt đầu dấu những người thân về việc họ từ chối ăn và nghĩ ra nhiều mánh khóe che dấu khác nhau như: kín đáo nhổ ra hoặc dấu thức ăn, cho vật nuôi ăn, kéo thắt lưng thật chặt để thức ăn không vào ruột... Ngoài ra, bệnh nhân bắt đầu dùng các loại thuốc làm giảm sự thèm ăn, tăng sự trao đổi chất, thuốc nhuận tràng và thuốc lợi tiểu.
  3. Giai đoạn suy kiệt: được đặc trưng bởi sự suy kiệt của toàn bộ cơ thể. Nó xảy ra khoảng một năm rưỡi đến hai năm sau khi phát bệnh chán ăn.

Nguyên nhân gây chán ăn[sửa]

  1. Yếu tố di truyền: bệnh chán ăn liên quan đến nhiễm sắc thể 1p34 bị dính; ngoài ra còn gen HTR2A của thụ thể serotonin 5-HT2A, gen thần kinh não (BDNF).
  2. Yếu tố sinh học: nguyên nhân gây bệnh chán ăn do rối loạn chức năng dẫn truyền thần kinh điều hòa thực phẩm như serotonin, dopamine, norepinephrine. Thiếu hụt dinh dưỡng như thiếu kẽm đóng vai trò nguyên nhân gây ra chứng chán ăn.
  3. Các yếu tố gia đình: có nhiều khả năng gây ra rối loạn ăn uống ở những người có người thân mắc chứng chán ăn, bulimia neurosa. Hoặc có một thành viên gia đình bị trầm cảm, lạm dụng chất hoặc dùng thuốc cũng làm tăng nguy cơ bệnh rối loạn chán ăn.
  4. Yếu tố cá nhân: những yếu tố tâm lý thuộc về kiểu tính cách cầu toàn, bị ám ảnh chứng chán ăn; tự trọng thấp, trầm cảm, cảm giác tự ti cá nhân, tâm lý không vững chắc và không thích nghi là những yếu tố nguyên nhân gây ra chứng chán ăn.
  5. Các yếu tố văn hóa: do cách sống chạy theo mốt dáng người gầy, mỏng manh mới là vẻ đẹp phụ nữ. Các sự kiện căng thẳng của đời sống như mất người thân hoặc bạn bè; lạm dụng tình dục hoặc thể chất, cũng là yếu tố nguyên nhân của chứng rối loạn ăn uống.
  6. Yếu tố tuổi tác: Tuổi tác cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng quy định khuynh hướng chán ăn ở người lớn tuổi. Hiện nay, yếu tố nguy cơ này cũng đã xuất hiện cả ở tuổi trẻ.

Tài liệu tham khảo[sửa]

  1. Vũ Dũng (Chủ biên), Từ điển Tâm lý học, Nxb. Từ điển bách khoa, Hà Nội, 2008.
  2. Gull W.W., Anorexia nervosa (apepsia hysterica, anorexia hysterica), 1868, Obesity Research, 5 (5), 1997, pp. 498 - 502.
  3. Kaye W., Neurobiology of anorexia and bulimia nervosa, Physiology & Behavior, 2008.
  4. Sari Fine Shepphird, 100 Questions & Answers About Anorexia Nervosa, Jones & Bartlett Learning, 2009.
  5. Attia E., Anorexia nervosa: current status and future directions, Annual Review of Medicine, 61 (1), 2010, pp. 425 - 35.
  6. Godier L.R., Park R.J., Compulsivity in anorexia nervosa: a transdiagnostic concept, Frontiers in Psychology, 5, 778, 2014.
  7. Espie J, Eisler I., Focus on anorexia nervosa: modern psychological treatment and guidelines for the adolescent patient, Adolescent Health, Medicine andTherapeutics, 2015.
  8. Arnold C., Anorexia: you don't just grow out of it, The Guardian, Retrieved 29 March 2016.