Mục từ này đã đạt chất lượng ở mức sản phẩm bước đầu của Đề án Biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam giai đoạn 1
Khác biệt giữa các bản “Giai thoại dân gian”
(Tạo trang mới với nội dung “{{sơ}}'''Giai thoại dân gian''' là một thể loại thuộc loại hình tự sự dân gian. Từ giai nghĩa là hay, đẹp, thoại là câu ch…”)
 
 
Dòng 2: Dòng 2:
  
 
Thuật ngữ giai thoại được dùng khá sớm trong các sách ở Trung Quốc từ thời Đường - Tống. Trong những năm 60 của thế kỷ XX, lý thuyết giai thoại cũng đã được giới Folklore học ở Nga đề cập đến trong sách xuất bản. Ở Việt Nam, những mẩu chuyện mang nội dung giai thoại được ghi chép khá phong phú, rải rác từ thời Lê đến thời Nguyễn song không đề là giai thoại. Tên gọi giai thoại, hoặc những mẩu chuyện kể có tính chất giai thoại xuất hiện ở một số sách báo trong khoảng từ những năm 1930 đến 1945, song phải đến năm 1965 tên gọi giai thoại văn học mới chính thức được sử dụng trong sách “giai thoại văn học Việt Nam” do Hoàng Ngọc Phách, Kiều Thu Hoạch sưu tầm, biên soạn; trong cuốn sách này Trần Thanh Mại viết giới thiệu nhưng không xếp giai thoại văn học vào phạm vi văn học dân gian. Năm 1974, mặc dù không nêu rõ, song việc nhìn nhận giai thoại như một thể loại tự sự nằm trong lĩnh vực văn học dân gian được thể hiện trong sách “Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam” của Cao Huy Đỉnh. Năm 1994, sách “Kho tàng giai thoại Việt Nam” của Vũ Ngọc Khánh cho rằng giai thoại là sáng tác dân gian và là một thể loại nằm trong loại hình tự sự dân gian. Mặc dù chưa có sự thống nhất chung về mặt thể loại song hầu hết các quan điểm đều cho rằng giai thoại về cơ bản đều được sáng tác và lưu truyền bằng miệng; nhân vật lịch sử hay tác giả văn học lúc đầu có thể được ghi chép từ hồi ức các câu chuyện kể, được lưu truyền, được dân gian thêm bớt vô thức hoặc có ý thức để trở thành sản phẩm chung của cộng đồng và ít ai còn nhớ được nguồn gốc ban đầu của nó.  
 
Thuật ngữ giai thoại được dùng khá sớm trong các sách ở Trung Quốc từ thời Đường - Tống. Trong những năm 60 của thế kỷ XX, lý thuyết giai thoại cũng đã được giới Folklore học ở Nga đề cập đến trong sách xuất bản. Ở Việt Nam, những mẩu chuyện mang nội dung giai thoại được ghi chép khá phong phú, rải rác từ thời Lê đến thời Nguyễn song không đề là giai thoại. Tên gọi giai thoại, hoặc những mẩu chuyện kể có tính chất giai thoại xuất hiện ở một số sách báo trong khoảng từ những năm 1930 đến 1945, song phải đến năm 1965 tên gọi giai thoại văn học mới chính thức được sử dụng trong sách “giai thoại văn học Việt Nam” do Hoàng Ngọc Phách, Kiều Thu Hoạch sưu tầm, biên soạn; trong cuốn sách này Trần Thanh Mại viết giới thiệu nhưng không xếp giai thoại văn học vào phạm vi văn học dân gian. Năm 1974, mặc dù không nêu rõ, song việc nhìn nhận giai thoại như một thể loại tự sự nằm trong lĩnh vực văn học dân gian được thể hiện trong sách “Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam” của Cao Huy Đỉnh. Năm 1994, sách “Kho tàng giai thoại Việt Nam” của Vũ Ngọc Khánh cho rằng giai thoại là sáng tác dân gian và là một thể loại nằm trong loại hình tự sự dân gian. Mặc dù chưa có sự thống nhất chung về mặt thể loại song hầu hết các quan điểm đều cho rằng giai thoại về cơ bản đều được sáng tác và lưu truyền bằng miệng; nhân vật lịch sử hay tác giả văn học lúc đầu có thể được ghi chép từ hồi ức các câu chuyện kể, được lưu truyền, được dân gian thêm bớt vô thức hoặc có ý thức để trở thành sản phẩm chung của cộng đồng và ít ai còn nhớ được nguồn gốc ban đầu của nó.  
 
[[File:Giai-thoai-dan-gian-viet-nam-600x600.jpg|thumb|]]
 
  
 
== Nội dung ==
 
== Nội dung ==

Bản hiện tại lúc 15:45, ngày 1 tháng 1 năm 2023

Giai thoại dân gian là một thể loại thuộc loại hình tự sự dân gian. Từ giai nghĩa là hay, đẹp, thoại là câu chuyện kể; giai thoại là câu chuyện hay, đẹp, đa phần được chuyển tải bằng giọng điệu dí dỏm, mang ý nghĩa triết lý.

Thuật ngữ giai thoại được dùng khá sớm trong các sách ở Trung Quốc từ thời Đường - Tống. Trong những năm 60 của thế kỷ XX, lý thuyết giai thoại cũng đã được giới Folklore học ở Nga đề cập đến trong sách xuất bản. Ở Việt Nam, những mẩu chuyện mang nội dung giai thoại được ghi chép khá phong phú, rải rác từ thời Lê đến thời Nguyễn song không đề là giai thoại. Tên gọi giai thoại, hoặc những mẩu chuyện kể có tính chất giai thoại xuất hiện ở một số sách báo trong khoảng từ những năm 1930 đến 1945, song phải đến năm 1965 tên gọi giai thoại văn học mới chính thức được sử dụng trong sách “giai thoại văn học Việt Nam” do Hoàng Ngọc Phách, Kiều Thu Hoạch sưu tầm, biên soạn; trong cuốn sách này Trần Thanh Mại viết giới thiệu nhưng không xếp giai thoại văn học vào phạm vi văn học dân gian. Năm 1974, mặc dù không nêu rõ, song việc nhìn nhận giai thoại như một thể loại tự sự nằm trong lĩnh vực văn học dân gian được thể hiện trong sách “Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam” của Cao Huy Đỉnh. Năm 1994, sách “Kho tàng giai thoại Việt Nam” của Vũ Ngọc Khánh cho rằng giai thoại là sáng tác dân gian và là một thể loại nằm trong loại hình tự sự dân gian. Mặc dù chưa có sự thống nhất chung về mặt thể loại song hầu hết các quan điểm đều cho rằng giai thoại về cơ bản đều được sáng tác và lưu truyền bằng miệng; nhân vật lịch sử hay tác giả văn học lúc đầu có thể được ghi chép từ hồi ức các câu chuyện kể, được lưu truyền, được dân gian thêm bớt vô thức hoặc có ý thức để trở thành sản phẩm chung của cộng đồng và ít ai còn nhớ được nguồn gốc ban đầu của nó.

Nội dung[sửa]

Nội dung giai thoại kể những câu chuyện gắn với sinh hoạt đời thường, những câu chuyện về địa danh, về những nhân vật lịch sử, các bậc học giả, danh nho được diễn tả qua lời thoại đối đáp ngắn gọn giữa các nhân vật mang nghĩa triết lý nhân sinh sâu sắc, nhiều tác phẩm giai thoại mang tính hài hước nhằm châm biếm, phê phán, đả kích nho sĩ dốt, hay khoe chữ ("Ấy ái uông" "Đánh trống qua cửa nhà sấm"...), đả kích những cái lố bịch, cái phi lý trong xã hội ("Đục chân vào đá" "Thi câu đối" "Chi chi giã"...), đả kích quan lại tham nhũng hách dịch ("Nhờ có râu mà thoát đòn" "Thơ nhạo tri phủ"...), phản ánh tinh thần dân tộc, tinh thần yêu nước chống Pháp của một số sĩ phu ("Chiến đấu đến cùng" "Câu hát quốc sự" "Chặt đầu Tây"...). giai thoại mang tính bác học với nhiều mẩu chuyện có những câu thơ, câu đối giàu chữ nghĩa điển tích như truyện “Câu đối trên Văn hồ” "Thơ vịnh Kiều" “Tự tiện chữa văn vua”… song đều được sáng tác mang phong cách thi pháp văn học dân gian. Ngôn ngữ kể trong giai thoại thường đề cao tính trí tuệ, uyên bác; người đọc có thể suy ngẫm với ý tình câu chuyện, ngậm ngùi cùng tâm tình của nhân vật, hay hả hê với cách ứng đối thâm sâu.

Phân loại[sửa]

Có những ý kiến khác nhau trong phân loại giai thoại. Vũ Ngọc Khánh phân chia giai thoại thành 3 tiểu loại: giai thoại văn học, giai thoại lịch sử, giai thoại Folkore, trong đó giai thoại văn học là những câu chuyện liên quan đến thơ, câu đối và chuyện xung quanh các tác gia trong địa hạt văn chương học thuật ("Bài thơ Nam quốc sơn hà", "Thơ vịnh Tào Tháo" "Bốn giai thoại trong một đôi câu đối", chuyện về Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan...); còn giai thoại Folkore là những mẩu chuyện về các nghệ nhân, nghệ sĩ tuồng chèo, hội họa, điêu khắc, diễn xướng, thợ thêu, thợ chạm ("Bác thợ may tài trí", "Kỳ tài hầu"…), các mẩu chuyện làm nền cho những thành ngữ, phương ngôn, thường được nhân dân truyền tụng để biểu lộ niềm tin, tự hào về con người, quê hương (chuyện kể Ba Giai - Tú Xuất, Trạng Quỳnh...); giai thoại lịch sử là những câu chuyện liên quan đến các sự kiện, nhân vật hoạt động trong các chính trường, có liên hệ chặt chẽ với tiến trình tồn vong của đất nước ("Cắt cỏ Bồ Đề" "Thà làm quỷ nước Nam", chuyện về Trần Thủ Độ, Tô Hiến Thành...). Quan điểm của Kiều Thu Hoạch chia giai thoại thành hai tiểu loại gồm: giai thoại văn học và giai thoại lịch sử; trong đó giai thoại văn học mang các yếu tố dân gian, có nội dung tự sự trào phúng, hài hước, mua vui, triết lý với nội dung xoay quanh các câu chuyện châm biếm nho sĩ dốt hay khoe chữ, đả kích sự lố bịch, phi lý trong xã hội, đả kích quan lại tham nhũng hách dịch (giai thoại về Trạng Lường Lương Thế Vinh, Ông nghè Từ Ô...); giai thoại lịch sử là câu chuyện về các danh nhân lịch sử, danh nhân văn hoá và giai thoại đi sứ (giai thoại về Nguyễn Quỳnh, Đoàn Thị Điểm...). Nguyễn Bích Hà chia giai thoại theo các nhóm giai thoại văn học, giai thoại danh nhân, giai thoại cười. Tác giả quan niệm: giai thoại văn học là những mẩu chuyện về các nhà văn, hoặc những người yêu thích thơ văn và sáng tác thơ văn (giai thoại về Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ…); giai thoại danh nhân là những mẩu chuyện kể xung quanh những nhân vật nổi tiếng trong nhiều lĩnh vực khác nhau (giai thoại về Nguyễn Hiền, Lê Quý Đôn, Lương Thế Vinh,…); giai thoại cười là những mẩu chuyện xoay quanh một nhân vật chuyên gây cười, từ đó thể hiện trí tuệ dân gian và tính chất xã hội của truyện (giai thoại về Trạng Quỳnh, Xiển Ngộ, Bác Ba Phi…). Các quan điểm phân loại trên dù khác nhau và mang tính tương đối do khó có thể tìm được các tiêu chí ổn định để khẳng định sự biệt lập hoàn toàn giữa các tiểu loại, song điểm chung của các cách chia trên là tác giả đều ít nhiều căn cứ vào tiêu chí nhân vật hay nội dung cốt truyện và đều cùng khẳng định tính dân gian trong giai thoại.

Đặc điểm[sửa]

Về đặc điểm thể loại của giai thoại, bên cạnh những đặc trưng chung của loại hình tự sự dân gian như tính hư cấu, tính phiếm chỉ... Kiều Thu Hoạch chỉ ra các đặc tính của giai thoại gồm: tính lý thú, tính đối thoại, tính kịch, tính chơi chữ; tính lý thú được tạo nên từ những đối đáp văn chương mang mầu sắc dí dỏm, để đạt được tính lý thú đối với thể loại giai thoại thì người kể chuyện cũng phải sử dụng một số biện pháp nghệ thuật dân gian quen thuộc như khoa trương, ngoa dụ, phóng đại (chuyện về Lê Nại, Lê Quý Đôn,...); tính chơi chữ được đặc biệt sử dụng trong giai thoại và là biện pháp nghệ thuật quan trọng của giai thoại, ngoài lối chơi chữ nước đôi, lối nói lái, đọc nhấn âm, còn có lối nhại thổ âm hoặc biến âm Hán thành âm Nôm, âm quốc ngữ... tạo hiệu quả hài hước cao (chuyện về Nghè Tân, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Xuân Ôn, vua Đồng Khánh...); tính kịch với tình tiết có sự tăng tiến tới cao điểm và kết thúc bất ngờ dẫn câu chuyện tới điểm thắt nút và mở nút tạo sự hứng thú cho người nghe (chuyện kể về Tú Xương...); tính đối thoại giai thoại bắt buộc phải có lời thoại, tức là có sự đối đáp giữa các nhân vật, hình thức đối đáp văn chương giữa các nhân vật trong giai thoại kết hợp với tính lý thú tạo nên kịch tính sinh động trong một tác phẩm. Cũng bàn về đặc điểm, bản chất thể loại, Nguyễn Văn Thương nghiêng về quan điểm của Vũ Ngọc Khánh khẳng định tính lưỡng cực ở phương diện nội dung hình thức trong giai thoại bao gồm: tính lưỡng cực về dung lượng (lớn hoặc nhỏ), giai thoại đa phần là ngắn, nhưng cũng không loại trừ trường hợp có những giai thoại dài, dù ngắn hay dài, giai thoại trước hết phải có cốt truyện, có nhân vật trung tâm và các tình tiết xoay quanh nhân vật ấy; tính lưỡng cực về trạng thái cảm xúc (bi - hài, buồn - vui), giai thoại có cả bi và hài, nhiều cung bậc tình cảm khác nhau chứ không nhất thiết phải có tính hài để tạo nên tính lí thú do tính lí thú có mặt ở hầu hết các thể loại tự sự dân gian chứ không chỉ riêng ở giai thoại; tính lưỡng cực về kịch tính (có thể tồn tại hoặc vắng bóng), không nhất thiết phải có yếu tố kịch tính để xác định một tác phẩm được coi là giai thoại.

Giai thoại giống truyện cười ở một số tình tiết gây cười, nhưng khác ở chỗ có một nhân vật trung tâm, đồng thời là nhân vật gây cười chứ không phải là đối tượng của tiếng cười, trong khi ở truyện cười thì nhân vật gây cười đồng thời chính là đối tượng của tiếng cười. giai thoại lịch sử cũng có quan hệ gần gũi với truyền thuyết lịch sử; cả hai tiểu loại này đều vận dụng yếu tố lịch sử để phản ánh đặc trưng thể loại, song nếu truyền thuyết lịch sử xem những cứ liệu lịch sử như là đối tượng chính yếu, là trung tâm, là cốt lõi của tác phẩm thì giai thoại lịch sử không nhằm mục đích phản ánh lịch sử mà vận dụng chúng như một phương tiện để nhận thức nhằm phác hoạ cách đối nhân xử thế của các nhân vật lịch sử; bên cạnh đó, nếu như đối với truyền thuyết lời đối đáp giữa các nhân vật không nhất thiết phải có thì đối với giai thoại lời thoại của các nhân vật là yếu tố không thể thiếu vắng. giai thoại cũng có điểm tương đồng với truyện cổ tích, bên cạnh các nhân vật phiếm chỉ theo phong cách truyện cổ tích thì cũng có một số nhân vật trong giai thoại gần với mô típ nhân vật anh chàng khôn ngoan láu lỉnh trong truyện cổ tích thế sự song các nhân vật này trong giai thoại không chỉ khôn ngoan mà có ý thức chính trị, tư tưởng sâu sắc, không chỉ thông minh tài giỏi, nhanh trí, sắc sảo mà còn có tinh thần tự hào dân tộc cao (chuyện kể về Phùng Khắc Khoan, Trạng Lợn, Trạng Quỳnh, Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi...).

Ngày nay, những câu chuyện giai thoại về các nhân vật đương đại vẫn tiếp tục được sáng tác, truyền miệng như những giai thoại về các vị tướng của dân, giai thoại làng văn, các chuyện kể về hình tích, năng khiếu, thói quen của một số thi sĩ, nhà văn với những câu thơ, câu đối chơi chữ ứng khẩu được đồn đại "tam sao thất bản" mang triết lý thâm thuý về cuộc sống xã hội, đậm chất dí dỏm, hài hước (chuyện về nhà thơ Bùi Chí Vinh, nhà văn Lê Lựu...). Có thể thấy, giai thoại vẫn luôn là thể loại được nhiều thế hệ yêu thích, được lưu truyền, tái tạo và sáng tạo, khiến nó có thể phát triển liên tục và trường tồn qua nhiều thời đại.

Tài liệu tham khảo[sửa]

  1. Vũ Ngọc Khánh, Kho tàng giai thoại Việt Nam, Nxb Văn hoá, Hà Nội, 1994
  2. Vũ Ngọc Khánh, Tiếp cận kho tàng Foklore Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 1999
  3. Kiều Thu Hoạch chủ biên, Tổng tập văn học dân gian người Việt” tập 11. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2004
  4. Kiều Thu Hoạch, Văn học dân gian người Việt – Góc nhìn thể loại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2006.
  5. Nguyễn Văn Thương, "Giai thoại - đặc điểm và bản chất thể loại", Tạp chí Đại học Sài gòn, số 20, 2014, tr 84-94.