Mục từ này cần được bình duyệt
Khác biệt giữa các bản “Biển Aral”
Dòng 2: Dòng 2:
 
[[File:AralSea1989 2014.jpg|thumb|Biển Aral năm 1989 (trái) và 2014 (phải)]]
 
[[File:AralSea1989 2014.jpg|thumb|Biển Aral năm 1989 (trái) và 2014 (phải)]]
 
[[File:Aral_Sea.gif|thumb|Quá trình thu hẹp của biển Aral từ năm 1960]]
 
[[File:Aral_Sea.gif|thumb|Quá trình thu hẹp của biển Aral từ năm 1960]]
'''Biển Aral''' là một hồ nước mặn nằm ở biên giới giữa [[Uzbekistan]] và [[Kazakhstan]].<ref name="Izhitskiy">{{cite journal | last1 = Izhitskiy | first1 = A. S. | last2 = Zavialov | first2 = P. O. | last3 = Sapozhnikov | first3 = P. V. | last4 = Kirillin | first4 = G. B. | last5 = Grossart | first5 = H. P. | last6 = Kalinina | first6 = O. Y. | last7 = Zalota | first7 = A. K. | last8 = Goncharenko | first8 = I. V. | last9 = Kurbaniyazov | first9 = A. K. | title = Present state of the Aral Sea: diverging physical and biological characteristics of the residual basins | journal = Scientific Reports | date = April 2016 | volume = 6 | issue = 1 | doi = 10.1038/srep23906 | pmid = 27032513 | pmc = 4817148 | s2cid = 19049595 | doi-access = free}}</ref> Vào trước những năm 1960, biển này có diện tích 68.000 km<sup>2</sup>, là khối nước nội địa lớn thứ tư trên thế giới.<ref name="Izhitskiy"/><ref name="Gaybullaev">{{cite journal | last1 = Gaybullaev | first1 = Behzod | last2 = Chen | first2 = Su-Chin | last3 = Gaybullaev | first3 = Dilmurod | title = Changes in water volume of the Aral Sea after 1960 | journal = Applied Water Science | date = 17 June 2012 | volume = 2 | issue = 4 | pages = 285–291 | doi = 10.1007/s13201-012-0048-z | s2cid = 129498432 | bibcode = 2012ApWS....2..285G | doi-access = free}}</ref> Tên gọi ''Aral'' trong [[tiếng Kazakh]] có nghĩa là "đảo".<ref>{{cite journal | last1 = Kumar | first1 = Rama Sampath | date = 14 September 1992 | title = Aral Sea: Environmental Tragedy in Central Asia | journal = Economic and Political Weekly | volume = 37 | issue = 37 | pages = 3797–3802 | jstor = 4412601}}</ref>
+
'''Biển Aral''' là một hồ nước mặn nằm ở biên giới giữa [[Uzbekistan]] và [[Kazakhstan]].<ref name="Izhitskiy">{{cite journal | last1 = Izhitskiy | first1 = A. S. | last2 = Zavialov | first2 = P. O. | last3 = Sapozhnikov | first3 = P. V. | last4 = Kirillin | first4 = G. B. | last5 = Grossart | first5 = H. P. | last6 = Kalinina | first6 = O. Y. | last7 = Zalota | first7 = A. K. | last8 = Goncharenko | first8 = I. V. | last9 = Kurbaniyazov | first9 = A. K. | title = Present state of the Aral Sea: diverging physical and biological characteristics of the residual basins | journal = Scientific Reports | date = April 2016 | volume = 6 | issue = 1 | doi = 10.1038/srep23906 | pmid = 27032513 | pmc = 4817148 | s2cid = 19049595 | doi-access = free}}</ref> Vào trước những năm 1960, biển này có diện tích 68.000 km<sup>2</sup>, là khối nước nội địa lớn thứ tư trên thế giới.<ref name="Izhitskiy"/><ref name="Gaybullaev">{{cite journal | last1 = Gaybullaev | first1 = Behzod | last2 = Chen | first2 = Su-Chin | last3 = Gaybullaev | first3 = Dilmurod | title = Changes in water volume of the Aral Sea after 1960 | journal = Applied Water Science | date = 17 June 2012 | volume = 2 | issue = 4 | pages = 285–291 | doi = 10.1007/s13201-012-0048-z | s2cid = 129498432 | bibcode = 2012ApWS....2..285G | doi-access = free}}</ref> Tên gọi ''Aral'' trong [[tiếng Kazakh]] có nghĩa là "đảo".<ref name="Kumar">{{cite journal | last1 = Kumar | first1 = Rama Sampath | date = 14 September 1992 | title = Aral Sea: Environmental Tragedy in Central Asia | journal = Economic and Political Weekly | volume = 37 | issue = 37 | pages = 3797–3802 | jstor = 4412601}}</ref> Mặc dù gọi là ''biển'' nhưng đây thực chất là hồ tận cùng được cấp nước bởi hai con sông Syr Darya ở phía bắc và Amu Darya ở phía nam.<ref name="Kumar"/>
  
Biển Aral hình thành vào cuối [[kỷ Neogen]] (khoảng 23 đến 2,6 triệu năm trước) và được cấp nước từ [[sông Syr Darya]]. Vào [[thế Pleistocen]] và đầu [[thế Holocen]] (khoảng 11.700 năm trước) đã diễn ra sự trình đổi dòng của [[sông Amu Darya]] từ biển Caspi sang biển Aral. Từ đó, hai dòng sông này đã duy trì mực nước ổn định cho biển Aral đến những năm 1960. Biển Aral có khí hậu lục địa sa mạc, với biên độ nhiệt ban ngày lớn, mùa đông lạnh và mùa hè nóng. Lượng mưa trung bình năm chỉ khoảng 100 mm, xảy ra chủ yếu vào mùa xuân và mùa thu. Gió tây bắc chiếm ưu thế vào mùa thu và mùa đông. Gió tây và tây nam thống trị trong mùa xuân và mùa hè.
+
Biển Aral hình thành vào cuối [[kỷ Neogen]] (khoảng 23 đến 2,6 triệu năm trước) và được cấp nước từ [[sông Syr Darya]]. Vào [[thế Pleistocen]] và đầu [[thế Holocen]] (khoảng 11.700 năm trước) đã diễn ra sự trình đổi dòng của [[sông Amu Darya]] từ [[biển Caspi]] sang biển Aral. Từ đó, hai dòng sông này đã duy trì mực nước ổn định cho biển Aral đến những năm 1960. Biển Aral có khí hậu lục địa sa mạc, với biên độ nhiệt ban ngày lớn, mùa đông lạnh và mùa hè nóng. Lượng mưa trung bình năm chỉ khoảng 100 mm, xảy ra chủ yếu vào mùa xuân và mùa thu. Gió tây bắc chiếm ưu thế vào mùa thu và mùa đông. Gió tây và tây nam thống trị trong mùa xuân và mùa hè.
  
 
Năm 1960, bề mặt biển Aral nằm ở độ cao 53 m so với mực nước biển, biển bao phủ một diện tích 68.000 km<sup>2</sup>, chiều dài bắc–nam khoảng 435 km, chiều rộng đông–tây khoảng 290 km. Độ sâu trung bình khoảng 16 m, nhưng tăng dần về phía tây với độ sâu tối đa khoảng 69 m. Từ đầu thập niên 1960, Liên Xô đã sử dụng phần lớn lượng nước của sông Syr Darya và Amu Darya để tưới tiêu cho các vùng đất ở Uzbekistan, Kazakhstan, Turkmenistan và một số nơi khác ở Trung Á. Kể từ đó, mực nước và diện tích mặt biển Aral bị suy giảm mạnh. Trong thập kỷ 1980, vào những tháng mùa hè, hai con sông lớn hầu như khô cạn trước khi chảy đến hồ. Biển Aral bắt đầu co lại vì không còn được cấp đủ nước để cân bằng với lượng nước bị bốc hơi. Vào năm 1989, biển Aral đã rút xuống và hình thành hai phần riêng biệt, "biển Aral Lớn" ở phía nam và "biển Aral Nhỏ" ở phía bắc.  
 
Năm 1960, bề mặt biển Aral nằm ở độ cao 53 m so với mực nước biển, biển bao phủ một diện tích 68.000 km<sup>2</sup>, chiều dài bắc–nam khoảng 435 km, chiều rộng đông–tây khoảng 290 km. Độ sâu trung bình khoảng 16 m, nhưng tăng dần về phía tây với độ sâu tối đa khoảng 69 m. Từ đầu thập niên 1960, Liên Xô đã sử dụng phần lớn lượng nước của sông Syr Darya và Amu Darya để tưới tiêu cho các vùng đất ở Uzbekistan, Kazakhstan, Turkmenistan và một số nơi khác ở Trung Á. Kể từ đó, mực nước và diện tích mặt biển Aral bị suy giảm mạnh. Trong thập kỷ 1980, vào những tháng mùa hè, hai con sông lớn hầu như khô cạn trước khi chảy đến hồ. Biển Aral bắt đầu co lại vì không còn được cấp đủ nước để cân bằng với lượng nước bị bốc hơi. Vào năm 1989, biển Aral đã rút xuống và hình thành hai phần riêng biệt, "biển Aral Lớn" ở phía nam và "biển Aral Nhỏ" ở phía bắc.  

Phiên bản lúc 15:52, ngày 15 tháng 7 năm 2022

Biển Aral năm 1989 (trái) và 2014 (phải)
Quá trình thu hẹp của biển Aral từ năm 1960

Biển Aral là một hồ nước mặn nằm ở biên giới giữa UzbekistanKazakhstan.[1] Vào trước những năm 1960, biển này có diện tích 68.000 km2, là khối nước nội địa lớn thứ tư trên thế giới.[1][2] Tên gọi Aral trong tiếng Kazakh có nghĩa là "đảo".[3] Mặc dù gọi là biển nhưng đây thực chất là hồ tận cùng được cấp nước bởi hai con sông Syr Darya ở phía bắc và Amu Darya ở phía nam.[3]

Biển Aral hình thành vào cuối kỷ Neogen (khoảng 23 đến 2,6 triệu năm trước) và được cấp nước từ sông Syr Darya. Vào thế Pleistocen và đầu thế Holocen (khoảng 11.700 năm trước) đã diễn ra sự trình đổi dòng của sông Amu Darya từ biển Caspi sang biển Aral. Từ đó, hai dòng sông này đã duy trì mực nước ổn định cho biển Aral đến những năm 1960. Biển Aral có khí hậu lục địa sa mạc, với biên độ nhiệt ban ngày lớn, mùa đông lạnh và mùa hè nóng. Lượng mưa trung bình năm chỉ khoảng 100 mm, xảy ra chủ yếu vào mùa xuân và mùa thu. Gió tây bắc chiếm ưu thế vào mùa thu và mùa đông. Gió tây và tây nam thống trị trong mùa xuân và mùa hè.

Năm 1960, bề mặt biển Aral nằm ở độ cao 53 m so với mực nước biển, biển bao phủ một diện tích 68.000 km2, chiều dài bắc–nam khoảng 435 km, chiều rộng đông–tây khoảng 290 km. Độ sâu trung bình khoảng 16 m, nhưng tăng dần về phía tây với độ sâu tối đa khoảng 69 m. Từ đầu thập niên 1960, Liên Xô đã sử dụng phần lớn lượng nước của sông Syr Darya và Amu Darya để tưới tiêu cho các vùng đất ở Uzbekistan, Kazakhstan, Turkmenistan và một số nơi khác ở Trung Á. Kể từ đó, mực nước và diện tích mặt biển Aral bị suy giảm mạnh. Trong thập kỷ 1980, vào những tháng mùa hè, hai con sông lớn hầu như khô cạn trước khi chảy đến hồ. Biển Aral bắt đầu co lại vì không còn được cấp đủ nước để cân bằng với lượng nước bị bốc hơi. Vào năm 1989, biển Aral đã rút xuống và hình thành hai phần riêng biệt, "biển Aral Lớn" ở phía nam và "biển Aral Nhỏ" ở phía bắc.

Đến năm 1992, diện tích mặt biển Aral chỉ còn lại khoảng 3.800 km2. Để ổn định mực nước của biển, chính phủ các quốc gia Trung Á đã đưa ra một số chính sách khuyến khích các hoạt động nông nghiệp sử dụng tiết kiệm nước từ sông Syr Darya và sông Amu Darya. Những chính sách đó đã phần nào giảm được lượng nước sử dụng nhưng nhìn chung không có tác động đáng kể đến lượng nước đổ vào biển Aral như trước đây. Năm 1994, các nước Kazakhstan, Turkmenistan, Uzbekistan, Kyrgyzstan và Tajikistan đã thành lập một ủy ban liên quốc gia nhằm phối hợp các nỗ lực để cứu biển Aral. Tuy nhiên, những nỗ lực này đã gặp nhiều trở ngại về cả chủ quan và khách quan.

Vào cuối thế kỷ 20, biển Aral đã rút xuống và hình thành ba hồ riêng biệt, biển Aral Lớn chia thành một hồ dài và hẹp ở phía tây cùng một hồ rộng hơn ở phía đông; và phần còn lại của biển Aral Nhỏ ở phía bắc. Mực nước đã giảm xuống còn 36 m so với mực nước biển. Lượng nước biển đã giảm đi 3/4 so với mức năm 1960. Biển Aral hầu như không nhận được lượng nước nào từ sông Amu Darya và sông Syr Darya. Vào đầu thế kỷ 21, phần phía đông của biển Aral đã bị suy giảm nghiêm trọng và rất nhanh chóng. Phần biển này đã bị giảm đi 4/5 diện tích chỉ trong vòng 3 năm (2006–2009). Trước tình hình đó, Ngân hàng Thế giới đã tài trợ cho việc xây dựng đập Kok-Aral (hoàn thành vào năm 2005) và các dự án trên sông Syr Darya để bảo tồn phần phía bắc của biển. Tuy nhiên, phần phía nam của cả khu vực phía đông và phía tây, đặc biệt là khu vực phía đông vẫn tiếp tục co lại, mặc dù được cấp một lượng nước từ phía bắc. Cuối cùng, khu vực phía đông của biển Aral đã bị khô hạn hoàn toàn sau năm 2010.

Sự thu hẹp nhanh chóng của biển Aral dẫn đến những hậu quả nghiệm trọng về môi trường sinh thái. Đến cuối thập kỷ 1980, lượng nước của biển đã giảm hơn một nửa so với mức năm 1960. Hàm lượng muối và khoáng chất tăng mạnh đến mức có thể giết chết nguồn lợi thủy sản và không còn thích hợp cho sinh hoạt. Một diện tích đáng kể của vùng đáy biển đã biến thành đầm lầy rồi sau thành sa mạc. Nghề cá ở biển Aral gần như đã bị phá sản. Các cảng ở phía đông bắc và phía nam ngày càng lùi xa vùng bờ. Khí hậu địa phương trở nên khắc nghiệt hơn. Chi phí y tế của người dân sống trong khu vực tăng mạnh, nhất là đối với cư dân ở phần phía nam. Những cơn gió thổi qua đáy biển lộ ra đã khiến cho khu vực này bị bụi độc hại, nhiễm muối, phân bón và thuốc trừ sâu. Hậu quả là dân cư tại khu vực này bị mắc bệnh ung thư vòm họng, bệnh thiếu máu và bệnh thận với tỷ lệ cao bất thường.

Tham khảo

  1. a b Izhitskiy, A. S.; Zavialov, P. O.; Sapozhnikov, P. V.; Kirillin, G. B.; Grossart, H. P.; Kalinina, O. Y.; Zalota, A. K.; Goncharenko, I. V.; Kurbaniyazov, A. K. (tháng 4 năm 2016), "Present state of the Aral Sea: diverging physical and biological characteristics of the residual basins", Scientific Reports, 6 (1), doi:10.1038/srep23906, PMC 4817148, PMID 27032513, S2CID 19049595
  2. Gaybullaev, Behzod; Chen, Su-Chin; Gaybullaev, Dilmurod (ngày 17 tháng 6 năm 2012), "Changes in water volume of the Aral Sea after 1960", Applied Water Science, 2 (4): 285–291, Bibcode:2012ApWS....2..285G, doi:10.1007/s13201-012-0048-z, S2CID 129498432
  3. a b Kumar, Rama Sampath (ngày 14 tháng 9 năm 1992), "Aral Sea: Environmental Tragedy in Central Asia", Economic and Political Weekly, 37 (37): 3797–3802, JSTOR 4412601

Tài liệu tham khảo