Dòng 5: | Dòng 5: | ||
Bắt đầu từ thời [[Tống triều|Tống]], khoa cử chế được hoạch định chặt chẽ trên phương châm coi hiền sĩ là giềng mối hưng thịnh quốc gia. Qua thời gian có nhiều biến thiên pháp độ, nhưng căn bản các quy tắc chính không đổi. | Bắt đầu từ thời [[Tống triều|Tống]], khoa cử chế được hoạch định chặt chẽ trên phương châm coi hiền sĩ là giềng mối hưng thịnh quốc gia. Qua thời gian có nhiều biến thiên pháp độ, nhưng căn bản các quy tắc chính không đổi. | ||
− | Sĩ tử phải trải qua tối đa | + | Sĩ tử phải trải qua tối đa 4 kì thi (tứ trường), trường hợp xã tắc lâm nguy có thể 3 kì thi (tam trường), tức là bỏ Đình thí. Trước khi khi, sĩ tử phải qua hai vòng ''khảo hạch'' để chứng minh hạnh kiểm và học lực. Kì đầu gọi ''Hương thí'', nghĩa là thi tại bản quán, người đỗ đạt gọi ''Hương cống'', mà người trượt rất khó tìm được sự coi trọng hoặc theo các ngạch cần vận dụng kiến thức. Kì thứ gọi ''Hội thí'', nghĩa là gom vài tỉnh làm một trường cho sĩ tử tiện đi lại, người đỗ đạt gọi ''Cống sĩ'' (hiếm khi gọi ''Hội sĩ'' vì vào khoa này đã được coi thành tựu, người trượt đủ uy tín theo nghề dạy học). Kì cuối - cao nhất - được gọi ''Đình thí'' hoặc ''Điện thí'', nghĩa là thi tại kinh kì hay trước sân rồng tùy điều kiện thực tế, người đỗ được gọi ''Tiến sĩ'' (đôi khi ''Đình sĩ'', kiêng gọi ''Điện sĩ'') ; tiến sĩ đương nhiên được bổ làm quan tùy năng lực, nhận nhiều ơn sủng triều đình và bản quán, nhưng trường hợp từ khước về quê vẫn được mời đứng ngôi cao trong các việc làng hoặc chốn định cư. Các quan về trí sĩ theo nghề dạy học mà có quá khứ đỗ tiến sĩ thường được kính trọng tột bực, có rất đông học trò bởi ngưỡng mộ tài năng và phẩm hạnh. Phần sĩ tử võ ban đỗ Đình thí chỉ được bổ vào cấm vệ quân, rồi mới từ đấy thăng tiến. |
Dưới chế độ khoa cử là chế độ văn bài hoặc võ bài. Chế độ văn bài phổ biến hơn và có cấu trúc rất phức tạp để tránh gian lận. Sĩ tử hoặc quan chủ khảo bị phát hiện thi dối, chấm dối, thậm chí chấm sót, đều bị trừng trị rất nặng. Riêng hai trường hợp khi dễ đồ ngự dụng và phạm húy trong kì thi bị kết án trảm tiền hậu tấu, nhẹ hơn thì phạm nhân bị đóng gông bỏ ngục. Về căn bản, hình thức thi văn là dùng văn xuôi hoặc văn vần hoặc kết hợp để thử thách thí sinh. | Dưới chế độ khoa cử là chế độ văn bài hoặc võ bài. Chế độ văn bài phổ biến hơn và có cấu trúc rất phức tạp để tránh gian lận. Sĩ tử hoặc quan chủ khảo bị phát hiện thi dối, chấm dối, thậm chí chấm sót, đều bị trừng trị rất nặng. Riêng hai trường hợp khi dễ đồ ngự dụng và phạm húy trong kì thi bị kết án trảm tiền hậu tấu, nhẹ hơn thì phạm nhân bị đóng gông bỏ ngục. Về căn bản, hình thức thi văn là dùng văn xuôi hoặc văn vần hoặc kết hợp để thử thách thí sinh. | ||
Dòng 13: | Dòng 13: | ||
Bên cạnh khoa cử chế còn phẩm hạnh các khảo quan và thí sinh. Quan chủ khảo được bổ dụng phải là những quan viên được triều đình trọng vọng về tài năng và đức độ, mỗi lời nói phải thể hiện ân uy triều đình cũng như tư cách quan chức chuyên việc giáo hóa. Về phía sĩ tử, bản thân thí sinh chưa từng chịu án lệ nào và không thuộc các nhà chuyên nghề hát xướng, mại dâm. Sĩ tử văn ban trước khi dự thi phải tới văn miếu (lớn) hoặc văn chỉ (nhỏ) bái văn thánh (gồm Châu công, Khổng tử và 72 tiên hiền) để thể hiện tôn sư trọng đạo, hương cống và cống sĩ phải lạy bài vị vua (gọi là bái vọng) và các quan chủ khảo để tỏ lòng kính trọng. Tiến sĩ đăng khoa lạy vua xong được cài hoa lên mũ (hoa thật hoặc hoa giấy tùy ý nghĩa), nhận ngự yến và được phép vinh quy bái tổ. Những năm đói kém hoặc thời tiết xấu, triều đình thường có lệ cấp lộ phí cho sĩ tử, trường hợp phải kéo thời gian làm bài tới tối thì cho thắp đèn, lại sai người nấu cơm dọn nước cho dùng. Phần quan viên xách nhiễu sĩ tử mà bị phát giác thường nhận án phạt tương tự tội nhũng lạm. | Bên cạnh khoa cử chế còn phẩm hạnh các khảo quan và thí sinh. Quan chủ khảo được bổ dụng phải là những quan viên được triều đình trọng vọng về tài năng và đức độ, mỗi lời nói phải thể hiện ân uy triều đình cũng như tư cách quan chức chuyên việc giáo hóa. Về phía sĩ tử, bản thân thí sinh chưa từng chịu án lệ nào và không thuộc các nhà chuyên nghề hát xướng, mại dâm. Sĩ tử văn ban trước khi dự thi phải tới văn miếu (lớn) hoặc văn chỉ (nhỏ) bái văn thánh (gồm Châu công, Khổng tử và 72 tiên hiền) để thể hiện tôn sư trọng đạo, hương cống và cống sĩ phải lạy bài vị vua (gọi là bái vọng) và các quan chủ khảo để tỏ lòng kính trọng. Tiến sĩ đăng khoa lạy vua xong được cài hoa lên mũ (hoa thật hoặc hoa giấy tùy ý nghĩa), nhận ngự yến và được phép vinh quy bái tổ. Những năm đói kém hoặc thời tiết xấu, triều đình thường có lệ cấp lộ phí cho sĩ tử, trường hợp phải kéo thời gian làm bài tới tối thì cho thắp đèn, lại sai người nấu cơm dọn nước cho dùng. Phần quan viên xách nhiễu sĩ tử mà bị phát giác thường nhận án phạt tương tự tội nhũng lạm. | ||
==Lịch sử== | ==Lịch sử== | ||
+ | ===[[Hán quyển]]=== | ||
Từ thời [[Đông Châu liệt quốc|Chiến Quốc]] xuất hiện hình thức tiến cử, tức là thường dân nhờ mối quen biết hoặc giản đơn là hối lộ quan viên để được đưa vào hệ thống chính trị. Việc này nhằm bổ sung nhân sự cho ngạch hành chính và loại dần những người kém cả năng lực lẫn phẩm hạnh. | Từ thời [[Đông Châu liệt quốc|Chiến Quốc]] xuất hiện hình thức tiến cử, tức là thường dân nhờ mối quen biết hoặc giản đơn là hối lộ quan viên để được đưa vào hệ thống chính trị. Việc này nhằm bổ sung nhân sự cho ngạch hành chính và loại dần những người kém cả năng lực lẫn phẩm hạnh. | ||
Dòng 18: | Dòng 19: | ||
''Khoa cử chế'' thường được coi đặc trưng thời kì Đường-Tống-Minh, lan ra ngoài biên thùy [[Trung Hoa]], nhưng chỉ có các triều đình [[Bột Hải]], [[Đại Liêu]], [[Đại Kim]], [[Nhà Triều Tiên|Triều Tiên]] và [[An Nam]] áp dụng triệt để. | ''Khoa cử chế'' thường được coi đặc trưng thời kì Đường-Tống-Minh, lan ra ngoài biên thùy [[Trung Hoa]], nhưng chỉ có các triều đình [[Bột Hải]], [[Đại Liêu]], [[Đại Kim]], [[Nhà Triều Tiên|Triều Tiên]] và [[An Nam]] áp dụng triệt để. | ||
+ | ===[[An Nam]]=== | ||
+ | ''[[Đại Việt sử kí toàn thư]]'' ghi nhận, [[An Nam]] quốc học chính thức hình thành với việc hoàng đế [[Lý Thánh Tông]] cho dựng [[văn miếu]] tại kinh thành [[Thăng Long]] năm 1070, làm nơi thờ văn thánh và giáo huấn con em quý tộc (quốc tử). Tuy nhiên, mãi tới năm 1195 triều [[Lý Cao Tông]] mới có khoa cử lần đầu, lấy [[tam giáo đồng nguyên]] làm căn bản. Lối thi tam giáo kết thúc vào năm 1247 triều [[Trần Thái Tông]]. Năm 1396 đời [[Trần Thuận Tông]] đặt khoa thi chọn ''thái học sinh'', chính thức lấy [[Nho giáo]] làm căn bản. Nhưng nhìn chung, ''khoa cử'' lúc này còn sơ khai. | ||
+ | |||
+ | Bắt đầu từ triều [[Lê Thái Tông]], [[An Nam]] khoa cử được quy chuẩn hóa, trở thành điểm tựa hun đúc hiền tài và lựa ra [[quan viên]] cho nền hành chính. Thể lệ thi văn ban và võ ban tựu trung rất chặt chẽ nhằm không bỏ sót hiền tài, đồng thời thải ra những kẻ yếu về phẩm cách và năng lực. | ||
==Xem thêm== | ==Xem thêm== | ||
* [[Nho giáo]] | * [[Nho giáo]] |
Phiên bản lúc 22:03, ngày 5 tháng 10 năm 2020
Khoa cử là chế độ tuyển bạt quan viên thông qua trắc nghiệm khởi nguồn từ Trung Hoa và trở thành pháp chế trọng yếu bậc nhất trong các quốc gia Hán tự văn hóa quyển.
Thuật ngữ
Khoa cử (科举) hay khoa cử chế (科举制) hàm nghĩa chế độ tuyển bạt người hiền tài (hiền sĩ) bằng hình thức trắc nghiệm (còn gọi khảo thí), người dự khoa cử được gọi sĩ tử (士子) theo quy tắc "đầu điệp tự tiến". Các quan viên (còn gọi triều sĩ) có trọng trách giám sát đôn đốc việc khoa cử được gọi chủ khảo viên (主考員) và do triều đình chỉ định. Tại Việt Nam, một thời gian ngắn sau khi Nho học bị bãi, chế độ này được gọi theo nghĩa tối là khoa bảng, nay đã được sửa về nghĩa đúng hơn.
Nguyên tắc
Bắt đầu từ thời Tống, khoa cử chế được hoạch định chặt chẽ trên phương châm coi hiền sĩ là giềng mối hưng thịnh quốc gia. Qua thời gian có nhiều biến thiên pháp độ, nhưng căn bản các quy tắc chính không đổi.
Sĩ tử phải trải qua tối đa 4 kì thi (tứ trường), trường hợp xã tắc lâm nguy có thể 3 kì thi (tam trường), tức là bỏ Đình thí. Trước khi khi, sĩ tử phải qua hai vòng khảo hạch để chứng minh hạnh kiểm và học lực. Kì đầu gọi Hương thí, nghĩa là thi tại bản quán, người đỗ đạt gọi Hương cống, mà người trượt rất khó tìm được sự coi trọng hoặc theo các ngạch cần vận dụng kiến thức. Kì thứ gọi Hội thí, nghĩa là gom vài tỉnh làm một trường cho sĩ tử tiện đi lại, người đỗ đạt gọi Cống sĩ (hiếm khi gọi Hội sĩ vì vào khoa này đã được coi thành tựu, người trượt đủ uy tín theo nghề dạy học). Kì cuối - cao nhất - được gọi Đình thí hoặc Điện thí, nghĩa là thi tại kinh kì hay trước sân rồng tùy điều kiện thực tế, người đỗ được gọi Tiến sĩ (đôi khi Đình sĩ, kiêng gọi Điện sĩ) ; tiến sĩ đương nhiên được bổ làm quan tùy năng lực, nhận nhiều ơn sủng triều đình và bản quán, nhưng trường hợp từ khước về quê vẫn được mời đứng ngôi cao trong các việc làng hoặc chốn định cư. Các quan về trí sĩ theo nghề dạy học mà có quá khứ đỗ tiến sĩ thường được kính trọng tột bực, có rất đông học trò bởi ngưỡng mộ tài năng và phẩm hạnh. Phần sĩ tử võ ban đỗ Đình thí chỉ được bổ vào cấm vệ quân, rồi mới từ đấy thăng tiến.
Dưới chế độ khoa cử là chế độ văn bài hoặc võ bài. Chế độ văn bài phổ biến hơn và có cấu trúc rất phức tạp để tránh gian lận. Sĩ tử hoặc quan chủ khảo bị phát hiện thi dối, chấm dối, thậm chí chấm sót, đều bị trừng trị rất nặng. Riêng hai trường hợp khi dễ đồ ngự dụng và phạm húy trong kì thi bị kết án trảm tiền hậu tấu, nhẹ hơn thì phạm nhân bị đóng gông bỏ ngục. Về căn bản, hình thức thi văn là dùng văn xuôi hoặc văn vần hoặc kết hợp để thử thách thí sinh.
Trong tiến trình lịch sử, khoa cử hoàn toàn chọn Hán tự làm phương thức diễn ngôn, Nho giáo làm hình thức biểu đạt ý niệm, cho nên khoa cử chế được quy vào bản chất Hán học hoặc Nho học, có lúc cả ba cách gọi này đều chỉ một pháp chế. Tại An Nam, theo lưu truyền, khoa cử văn ban chỉ có thời Hồ và Tây Sơn từng vận dụng Nôm tự và toán học, tuy nhiên thuyết này chưa được xác nhận ở giác độ khoa học. Tài liệu chính được dùng soạn đề thi và cho sĩ tử ngâm học là Tứ thư ngũ kinh, tức những sách kinh điển Nho học, ngoài ra có tham khảo nhị thập tứ sử (chủ yếu chọn tích Hán-Đường-Tống-Minh), nên gọi chung là kinh sử. Tại An Nam thời Nguyễn mạt (cuối thế kỉ XIX), phần sử thường chọn thời sự thay vì cổ sự kí.
Bên cạnh khoa cử chế còn phẩm hạnh các khảo quan và thí sinh. Quan chủ khảo được bổ dụng phải là những quan viên được triều đình trọng vọng về tài năng và đức độ, mỗi lời nói phải thể hiện ân uy triều đình cũng như tư cách quan chức chuyên việc giáo hóa. Về phía sĩ tử, bản thân thí sinh chưa từng chịu án lệ nào và không thuộc các nhà chuyên nghề hát xướng, mại dâm. Sĩ tử văn ban trước khi dự thi phải tới văn miếu (lớn) hoặc văn chỉ (nhỏ) bái văn thánh (gồm Châu công, Khổng tử và 72 tiên hiền) để thể hiện tôn sư trọng đạo, hương cống và cống sĩ phải lạy bài vị vua (gọi là bái vọng) và các quan chủ khảo để tỏ lòng kính trọng. Tiến sĩ đăng khoa lạy vua xong được cài hoa lên mũ (hoa thật hoặc hoa giấy tùy ý nghĩa), nhận ngự yến và được phép vinh quy bái tổ. Những năm đói kém hoặc thời tiết xấu, triều đình thường có lệ cấp lộ phí cho sĩ tử, trường hợp phải kéo thời gian làm bài tới tối thì cho thắp đèn, lại sai người nấu cơm dọn nước cho dùng. Phần quan viên xách nhiễu sĩ tử mà bị phát giác thường nhận án phạt tương tự tội nhũng lạm.
Lịch sử
Hán quyển
Từ thời Chiến Quốc xuất hiện hình thức tiến cử, tức là thường dân nhờ mối quen biết hoặc giản đơn là hối lộ quan viên để được đưa vào hệ thống chính trị. Việc này nhằm bổ sung nhân sự cho ngạch hành chính và loại dần những người kém cả năng lực lẫn phẩm hạnh.
Bắt đầu từ Ngụy Văn đế Tào Phi mới có những đề xuất tuyển bạt hiền tài, nhưng chỉ trong con em quý tộc. Năm 587, Tùy Văn đế ban đạo dụ cứ ba năm một lần mở khoa thi chọn cống sĩ làm quan, thí sinh được gọi học sĩ. Sang triều Đường mới đặt ra khoa cử chế và bắt đầu hệ thống hóa việc tuyển hiền trong toàn quốc. Nhưng tựu trung, ngoại trừ thời Nguyên khá ngắn, các triều Tống và Minh rốt ráo tiến hành vừa cải cách vừa kiện toàn hóa khoa cử, khiến trở thành chế độ đặc sắc Á Đông và cả Hán quyển. Có những thời kì, chức sứ thần chỉ chọn từ các tiến sĩ đăng khoa. Sang đến thời Thanh, khoa cử bị coi là công cụ thuần hóa và hoàn toàn chững lại ở vùng lõi Hán quyển, bản thân cống sĩ, tiến sĩ cũng ít được trọng vọng hơn trước. Ngược lại, An Nam triều Nguyễn Thánh Tổ có hẳn quyết sách chấn hưng Nho học và cải cách khoa cử chế nên lại gây phong trào học tập sôi động tại cực Nam Hán quyển, thậm chí hấp dẫn thêm sĩ tử Đại Thanh sang An Nam ứng thí, dẫu phần đông vẫn quay về cố hương làm quan.
Khoa cử chế thường được coi đặc trưng thời kì Đường-Tống-Minh, lan ra ngoài biên thùy Trung Hoa, nhưng chỉ có các triều đình Bột Hải, Đại Liêu, Đại Kim, Triều Tiên và An Nam áp dụng triệt để.
An Nam
Đại Việt sử kí toàn thư ghi nhận, An Nam quốc học chính thức hình thành với việc hoàng đế Lý Thánh Tông cho dựng văn miếu tại kinh thành Thăng Long năm 1070, làm nơi thờ văn thánh và giáo huấn con em quý tộc (quốc tử). Tuy nhiên, mãi tới năm 1195 triều Lý Cao Tông mới có khoa cử lần đầu, lấy tam giáo đồng nguyên làm căn bản. Lối thi tam giáo kết thúc vào năm 1247 triều Trần Thái Tông. Năm 1396 đời Trần Thuận Tông đặt khoa thi chọn thái học sinh, chính thức lấy Nho giáo làm căn bản. Nhưng nhìn chung, khoa cử lúc này còn sơ khai.
Bắt đầu từ triều Lê Thái Tông, An Nam khoa cử được quy chuẩn hóa, trở thành điểm tựa hun đúc hiền tài và lựa ra quan viên cho nền hành chính. Thể lệ thi văn ban và võ ban tựu trung rất chặt chẽ nhằm không bỏ sót hiền tài, đồng thời thải ra những kẻ yếu về phẩm cách và năng lực.