(Không hiển thị 2 phiên bản của cùng người dùng ở giữa) | |||
Dòng 19: | Dòng 19: | ||
Tôi quan sát thì typhoon và hurricane hay được dịch chung là '''cuồng phong''' (gió dữ). Từ này đáp ứng yếu tố thứ hai là nêu lên được sức mạnh, vì nghe cuồng phong là hiểu bão mạnh. Tuy nhiên yếu tố thứ 3 là địa điểm thì từ này hoàn toàn không thể hiện được. Vậy để trọn nghĩa phải kẹp thêm tên đại dương, ví dụ typhoon = cuồng phong Tây Bắc Thái Bình Dương, hay Atlantic hurricane = cuồng phong Bắc Đại Tây Dương. | Tôi quan sát thì typhoon và hurricane hay được dịch chung là '''cuồng phong''' (gió dữ). Từ này đáp ứng yếu tố thứ hai là nêu lên được sức mạnh, vì nghe cuồng phong là hiểu bão mạnh. Tuy nhiên yếu tố thứ 3 là địa điểm thì từ này hoàn toàn không thể hiện được. Vậy để trọn nghĩa phải kẹp thêm tên đại dương, ví dụ typhoon = cuồng phong Tây Bắc Thái Bình Dương, hay Atlantic hurricane = cuồng phong Bắc Đại Tây Dương. | ||
− | Còn cách nào khác không, mượn Hán Việt thì sao. Tôi không rành ngôn ngữ lắm, chỉ biết typhoon Hán Việt là '''đài phong''' (颱風), nghĩa trong từ điển là: "Gió lốc xoáy vùng nhiệt đới, rất mạnh, phát sinh ở Thái Bình Dương, tây bộ Hải Dương và Nam Hải."<ref>{{cite web | url=https://hvdic.thivien.net/whv/%E9%A2%B1%E9%A2%A8 | title=颱風 | website=Từ điển Hán Nôm | access-date=14 tháng 10 năm 2024}}</ref> Còn hurricane là '''cụ phong''' (颶風), nghĩa: "Gió lốc, phát sinh ở Đại Tây Dương, vũng biển Mễ Tây Cơ, vùng phía đông Thái Bình Dương."<ref>{{cite web | url=https://hvdic.thivien.net/whv/%E9%A2%B6%E9%A2%A8 | title=颶風 | website=Từ điển Hán Nôm | access-date=14 tháng 10 năm 2024}}</ref> ''Typhoon'' dường như gốc tiếng Trung, còn ''hurricane'' gốc tiếng Tây Ban Nha. | + | Còn cách nào khác không, mượn Hán Việt thì sao. Tôi không rành ngôn ngữ lắm, chỉ biết typhoon Hán Việt là '''đài phong''' (颱風), nghĩa trong từ điển là: "Gió lốc xoáy vùng nhiệt đới, rất mạnh, phát sinh ở Thái Bình Dương, tây bộ Hải Dương và Nam Hải."<ref>{{cite web | url=https://hvdic.thivien.net/whv/%E9%A2%B1%E9%A2%A8 | title=颱風 | website=Từ điển Hán Nôm | access-date=14 tháng 10 năm 2024}}</ref> Còn hurricane là '''cụ phong''' (颶風), nghĩa: "Gió lốc, phát sinh ở Đại Tây Dương, vũng biển Mễ Tây Cơ, vùng phía đông Thái Bình Dương."<ref>{{cite web | url=https://hvdic.thivien.net/whv/%E9%A2%B6%E9%A2%A8 | title=颶風 | website=Từ điển Hán Nôm | access-date=14 tháng 10 năm 2024}}</ref> ''Typhoon'' dường như gốc tiếng Trung, còn ''hurricane'' gốc tiếng Tây Ban Nha, cũng dễ hiểu, Đông và Tây. |
+ | |||
+ | Giả định chấp nhận hai từ Hán Việt này thì "nhiệm vụ hoàn thành", chúng ta đã có hai thuật ngữ tương đương với tiếng Anh. Thế nhưng thực tế thì hai từ này rõ ràng là lạ hoắc lạ huơ không được dùng và chẳng mấy ai biết. Chuyển sang nói đến một quan điểm khác: có nhất thiết phải theo tiếng Anh không nhỉ? Tôi cho rằng không phải 100% lúc nào cũng phải theo nhưng hầu hết là nên. | ||
− | |||
{{reflist}} | {{reflist}} | ||
Dòng 38: | Dòng 39: | ||
Trong tài liệu Đặc điểm Khí tượng Thủy văn 1994 của Trung tâm Quốc gia Dự báo Khí tượng Thủy văn (tên như trong tài liệu, tạm viết tắt TTKTTV), trang 8 có ghi "Đáng chú ý là năm 1994 không có bão mạnh hoạt động trên Biển Đông".<ref>{{cite web | url=http://danida.vnu.edu.vn/cpis/files/Books_On_Hydmet_VN/%C4%90%E1%BA%B7c%20%C4%90i%E1%BB%83m%20Kh%C3%AD%20T%C6%B0%E1%BB%A3ng%20Th%E1%BB%A7y%20V%C4%83n%201994.pdf | title=Đặc điểm Khí tượng Thủy văn năm 1994 | date=1995 | publisher=Trung tâm Quốc gia Dự báo Khí tượng Thủy văn | access-date=13 October 2024}}</ref>{{rp|8}} | Trong tài liệu Đặc điểm Khí tượng Thủy văn 1994 của Trung tâm Quốc gia Dự báo Khí tượng Thủy văn (tên như trong tài liệu, tạm viết tắt TTKTTV), trang 8 có ghi "Đáng chú ý là năm 1994 không có bão mạnh hoạt động trên Biển Đông".<ref>{{cite web | url=http://danida.vnu.edu.vn/cpis/files/Books_On_Hydmet_VN/%C4%90%E1%BA%B7c%20%C4%90i%E1%BB%83m%20Kh%C3%AD%20T%C6%B0%E1%BB%A3ng%20Th%E1%BB%A7y%20V%C4%83n%201994.pdf | title=Đặc điểm Khí tượng Thủy văn năm 1994 | date=1995 | publisher=Trung tâm Quốc gia Dự báo Khí tượng Thủy văn | access-date=13 October 2024}}</ref>{{rp|8}} | ||
− | Mùa bão Tây Bắc Thái Bình Dương 1994 là một mùa bão extremely active (rất nhiều bão và bão mạnh): 36 bão nhiệt đới, 20 typhoon (theo Cơ quan Khí tượng Nhật Bản – JMA), và 6 super typhoon (Trung tâm Cảnh báo Bão Liên hợp Hải quân Hoa Kỳ – JTWC | + | Mùa bão Tây Bắc Thái Bình Dương 1994 là một mùa bão extremely active (rất nhiều bão và bão mạnh): 36 bão nhiệt đới, 20 typhoon (theo Cơ quan Khí tượng Nhật Bản – JMA), và 6 super typhoon (Trung tâm Cảnh báo Bão Liên hợp Hải quân Hoa Kỳ – JTWC). Tuy nhiên đúng là năm 1994 ở Biển Đông không có bão mạnh, mạnh nhất chỉ là hai cơn bão cấp 1 (Teresa và Axel, JTWC). So với Yagi thì hai cơn bão này khi ở Biển Đông yếu hơn rất nhiều. |
Tôi nhớ là năm 1995 có cơn bão Ryan là một trong chỉ vài cơn bão đạt cấp super typhoon (JTWC) trên Biển Đông được biết (thời điểm đó nó mới chỉ là cơn thứ hai sau Pamela 1957). Tuy nhiên khí áp và sức gió của Ryan lần lượt là 940 hPa và 90 kt (theo cả JMA và TTKTTV<ref>{{cite web | url=http://danida.vnu.edu.vn/cpis/files/Dac_Diem_KTTV/dacdiemkttv_1995.pdf | title=Đặc điểm Khí tượng Thủy văn năm 1995 | date=1996 | publisher=Trung tâm Quốc gia Dự báo Khí tượng Thủy văn | access-date=13 October 2024}}</ref>{{rp|9, 11}}). Sức gió của JTWC là 130 kt, vừa đủ đạt super typhoon (130 kt trở lên). Vậy tức là mọi thông số đều kém Yagi có khí áp 915 hPa (JMA), sức gió 105 kt (JMA), 140 kt (JTWC). | Tôi nhớ là năm 1995 có cơn bão Ryan là một trong chỉ vài cơn bão đạt cấp super typhoon (JTWC) trên Biển Đông được biết (thời điểm đó nó mới chỉ là cơn thứ hai sau Pamela 1957). Tuy nhiên khí áp và sức gió của Ryan lần lượt là 940 hPa và 90 kt (theo cả JMA và TTKTTV<ref>{{cite web | url=http://danida.vnu.edu.vn/cpis/files/Dac_Diem_KTTV/dacdiemkttv_1995.pdf | title=Đặc điểm Khí tượng Thủy văn năm 1995 | date=1996 | publisher=Trung tâm Quốc gia Dự báo Khí tượng Thủy văn | access-date=13 October 2024}}</ref>{{rp|9, 11}}). Sức gió của JTWC là 130 kt, vừa đủ đạt super typhoon (130 kt trở lên). Vậy tức là mọi thông số đều kém Yagi có khí áp 915 hPa (JMA), sức gió 105 kt (JMA), 140 kt (JTWC). |
Bản hiện tại lúc 10:37, ngày 14 tháng 10 năm 2024
Cứ mỗi khi xuất hiện cơn bão mạnh gây thiệt hại lớn, đặc biệt là ở Việt Nam (hay cả Mỹ), thì đây lại là chủ đề nóng. Là một người quan tâm đến chủ đề này, tôi cũng đọc nhiều nguồn tin tức trên internet như báo chí hay mạng xã hội và nhiều khi cảm thấy... chán. Kiến thức khoa học thực sự, xem chừng vẫn xa vời với nhiều người. Mà có lẽ đa phần cũng không mấy ai quan tâm.
Dưới đây tôi chia sẻ những thông tin thú vị về xoáy thuận nhiệt đới.
Typhoon và hurricane[sửa]
Hai thuật ngữ tiếng Anh phổ biến liên quan cấp độ xoáy thuận nhiệt đới mà chưa thể dịch ra tiếng Việt phù hợp. Vậy xem định nghĩa chúng lần lượt là gì.
- Xoáy thuận nhiệt đới
- Sức gió 64 kt (74 mph, 118 km/h) trở lên
- Ở Tây Bắc Thái Bình Dương (thuộc Đông Bán cầu)
- Xoáy thuận nhiệt đới
- Sức gió 64 kt (74 mph, 118 km/h) trở lên
- Ở Trung Bắc Thái Bình Dương, Đông Bắc Thái Bình Dương, và Bắc Đại Tây Dương (cả 3 khu vực này đều thuộc Tây Bán cầu)
Vậy điểm khác biệt duy nhất giữa typhoon và hurricane là địa điểm mà chúng tồn tại.[2] Trong hai từ này đã bao hàm ý nghĩa nơi chốn của chúng, ví dụ như nhắc tới typhoon là biết nó ở Tây Bắc Thái Bình Dương, hurricane thì phải kẹp thêm tên đại dương để phân biệt (Pacific hurricanes, Atlantic hurricanes). Mặc dù vậy trong diễn văn cũng thường chỉ nhắc hurricane mà không cần tên đại dương, vì nơi chốn hay được nhắc trước một lần rồi sau đó không cần nhắc lại.
Thuật ngữ tiếng Việt[sửa]
Tôi quan sát thì typhoon và hurricane hay được dịch chung là cuồng phong (gió dữ). Từ này đáp ứng yếu tố thứ hai là nêu lên được sức mạnh, vì nghe cuồng phong là hiểu bão mạnh. Tuy nhiên yếu tố thứ 3 là địa điểm thì từ này hoàn toàn không thể hiện được. Vậy để trọn nghĩa phải kẹp thêm tên đại dương, ví dụ typhoon = cuồng phong Tây Bắc Thái Bình Dương, hay Atlantic hurricane = cuồng phong Bắc Đại Tây Dương.
Còn cách nào khác không, mượn Hán Việt thì sao. Tôi không rành ngôn ngữ lắm, chỉ biết typhoon Hán Việt là đài phong (颱風), nghĩa trong từ điển là: "Gió lốc xoáy vùng nhiệt đới, rất mạnh, phát sinh ở Thái Bình Dương, tây bộ Hải Dương và Nam Hải."[3] Còn hurricane là cụ phong (颶風), nghĩa: "Gió lốc, phát sinh ở Đại Tây Dương, vũng biển Mễ Tây Cơ, vùng phía đông Thái Bình Dương."[4] Typhoon dường như gốc tiếng Trung, còn hurricane gốc tiếng Tây Ban Nha, cũng dễ hiểu, Đông và Tây.
Giả định chấp nhận hai từ Hán Việt này thì "nhiệm vụ hoàn thành", chúng ta đã có hai thuật ngữ tương đương với tiếng Anh. Thế nhưng thực tế thì hai từ này rõ ràng là lạ hoắc lạ huơ không được dùng và chẳng mấy ai biết. Chuyển sang nói đến một quan điểm khác: có nhất thiết phải theo tiếng Anh không nhỉ? Tôi cho rằng không phải 100% lúc nào cũng phải theo nhưng hầu hết là nên.
- ↑ a b Classification of tropical cyclones, World Meteorological Organization, ngày 20 tháng 9 năm 2023, truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2024
- ↑ a b c "What is the difference between a hurricane and a typhoon?", National Ocean Service, National Oceanic and Atmospheric Administration, ngày 16 tháng 6 năm 2024, truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2024
- ↑ "颱風", Từ điển Hán Nôm, truy cập 14 tháng 10 năm 2024
- ↑ "颶風", Từ điển Hán Nôm, truy cập 14 tháng 10 năm 2024
20 cơn bão đổ bộ Philippines mỗi năm?[sửa]
Thông tin này tôi thấy nhiều lần trên các bài báo, nghe vẻ chịu 20 cơn bão tấn công hàng năm thì kinh khủng lắm. Sự thực là trung bình mỗi năm có 20 xoáy thuận nhiệt đới (bão và áp thấp nhiệt đới) xuất hiện trong Vùng Philippines Quản lý (hay phụ trách; Philippine Area of Responsibility (PAR)), đó là một khu vực bao gồm cả phần biển xung quanh (hình bên).[1] Bão ở trong PAR hoàn toàn khác với đổ bộ Philippines tức là phải vào lãnh thổ nước này. Có rất nhiều cơn bão di chuyển vào PAR nhưng không đổ bộ Philippines, điển hình là thay đổi hướng đi lên phía bắc, hoặc hình thành trên biển Philippine nhưng không đi về phía Philippines. Chính xác thì mỗi năm có khoảng 8 đến 9 xoáy thuận nhiệt đới đổ bộ hay vượt qua Philippines.[1]
Nguồn từ Cục quản lý Thiên văn, Địa vật lý và Khí quyển Philippines (PAGASA). Xem thêm các khu vực PAR, TCAD, TCID.[2]
- ↑ a b Tropical Cyclone Information, PAGASA, truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2024
- ↑ Philippine Area of Responsibility, PAGASA, truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2024
Yagi[sửa]
Cơn bão có lẽ nổi tiếng nhất tại Việt Nam trong lịch sử. Có quá nhiều điều để nói về cơn bão này, nhưng tôi để ý một thông tin phổ biến là Yagi là cơn bão mạnh nhất trên Biển Đông trong 30 năm. Vậy tức là 30 năm trước vào năm 1994 có một cơn bão mạnh hơn (hoặc bằng) Yagi trên Biển Đông?
Trong tài liệu Đặc điểm Khí tượng Thủy văn 1994 của Trung tâm Quốc gia Dự báo Khí tượng Thủy văn (tên như trong tài liệu, tạm viết tắt TTKTTV), trang 8 có ghi "Đáng chú ý là năm 1994 không có bão mạnh hoạt động trên Biển Đông".[1]:8
Mùa bão Tây Bắc Thái Bình Dương 1994 là một mùa bão extremely active (rất nhiều bão và bão mạnh): 36 bão nhiệt đới, 20 typhoon (theo Cơ quan Khí tượng Nhật Bản – JMA), và 6 super typhoon (Trung tâm Cảnh báo Bão Liên hợp Hải quân Hoa Kỳ – JTWC). Tuy nhiên đúng là năm 1994 ở Biển Đông không có bão mạnh, mạnh nhất chỉ là hai cơn bão cấp 1 (Teresa và Axel, JTWC). So với Yagi thì hai cơn bão này khi ở Biển Đông yếu hơn rất nhiều.
Tôi nhớ là năm 1995 có cơn bão Ryan là một trong chỉ vài cơn bão đạt cấp super typhoon (JTWC) trên Biển Đông được biết (thời điểm đó nó mới chỉ là cơn thứ hai sau Pamela 1957). Tuy nhiên khí áp và sức gió của Ryan lần lượt là 940 hPa và 90 kt (theo cả JMA và TTKTTV[2]:9, 11). Sức gió của JTWC là 130 kt, vừa đủ đạt super typhoon (130 kt trở lên). Vậy tức là mọi thông số đều kém Yagi có khí áp 915 hPa (JMA), sức gió 105 kt (JMA), 140 kt (JTWC).
Lùi về một năm trước là 1993 thì cũng không có gì đặc sắc. Năm đó đổ bộ Việt Nam có một cơn bão cấp 12, hai cơn bão cấp 9, 10, và được đánh giá là "nhìn chung ảnh hưởng của gió bão tới bờ biển nước ta năm 1993 không thuộc loại ác liệt lắm".[3]:31
Kết luận Yagi là cơn bão mạnh nhất trên Biển Đông trong 30 năm (1994–2024) vẫn là đúng, nhưng cái mốc 30 năm có vẻ chỉ như là lấy đại thay vì mang nghĩa 30 năm trước có cơn bão mạnh ngang hoặc hơn Yagi trên Biển Đông.
- ↑ Đặc điểm Khí tượng Thủy văn năm 1994 (PDF), Trung tâm Quốc gia Dự báo Khí tượng Thủy văn, 1995, truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2024
- ↑ Đặc điểm Khí tượng Thủy văn năm 1995 (PDF), Trung tâm Quốc gia Dự báo Khí tượng Thủy văn, 1996, truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2024
- ↑ Đặc điểm Khí tượng Thủy văn năm 1993 (PDF), Trung tâm Quốc gia Dự báo Khí tượng Thủy văn, 1994, truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2024