Mục từ này cần được bình duyệt
Khác biệt giữa các bản “Sao Mộc”
 
(Không hiển thị phiên bản của cùng người dùng ở giữa)
Dòng 12: Dòng 12:
 
  | caption2 = Tua nhanh loạt ảnh Sao Mộc do ''[[Voyager 1]]'' chụp trong vòng một tháng vào năm 1979. Mỗi bức ảnh được chụp cách nhau khoảng 10 tiếng từ ngày 6 tháng 1 đến 3 tháng 2 và ''Voyager 1'' tiến gần Sao Mộc từ khoảng cách 58 triệu km xuống 31 triệu km.
 
  | caption2 = Tua nhanh loạt ảnh Sao Mộc do ''[[Voyager 1]]'' chụp trong vòng một tháng vào năm 1979. Mỗi bức ảnh được chụp cách nhau khoảng 10 tiếng từ ngày 6 tháng 1 đến 3 tháng 2 và ''Voyager 1'' tiến gần Sao Mộc từ khoảng cách 58 triệu km xuống 31 triệu km.
 
}}
 
}}
'''Sao Mộc''' là hành tinh thứ năm tính từ [[Mặt Trời]] và hành tinh lớn nhất trong [[Hệ Mặt Trời]].{{sfn|Hollar|2012|p=10}} Đây là một hành tinh khí khổng lồ{{sfn|McAnally|2008|p=7}} có khối lượng và thể tích lần lượt gấp 318 và 1.316 lần Trái Đất.{{sfn|Elkins-Tanton|2011|p=5}} Sao Mộc là vật thể tự nhiên sáng thứ ba trên bầu trời đêm của [[Trái Đất]] và đã được con người trông thấy từ xa xưa.{{sfn|McAnally|2008|p=5}}
+
'''Sao Mộc''' là hành tinh thứ năm tính từ [[Mặt Trời]] và hành tinh lớn nhất trong [[Hệ Mặt Trời]].{{sfn|Hollar|2012|p=10}} Đây là một hành tinh khí khổng lồ{{sfn|McAnally|2008|p=7}} có khối lượng và thể tích lần lượt gấp 318 và 1.316 lần Trái Đất.{{sfn|Elkins-Tanton|2011|p=5}} Sao Mộc là một trong những vật thể sáng nhất trên bầu trời và đã được con người trông thấy từ xa xưa.{{sfn|Elkins-Tanton|2011|p=3}}{{sfn|McAnally|2008|p=5}}
  
Sao Mộc có thành phần hóa học chủ yếu là [[hydro]] và [[heli]], tuy nhiên tỷ phần nguyên tố chính xác chưa được biết.<ref name="Moses">{{cite web | url = https://www.lpi.usra.edu/education/IYPT/Jupiter.pdf | title = Top 5 elements in the atmosphere of Jupiter | last = Moses | first = Julianne | date = 2019 | publisher = Lunar and Planetary Institute | access-date = 24 March 2023}}</ref> Ở khí quyển, hydro được cho chiếm đến 92,5% còn heli là 7,3%.<ref name="Moses"/> Theo lý thuyết, cấu tạo của Sao Mộc từ trong ra ngoài lần lượt gồm: lõi đá và băng, hydro và heli kim loại, hydro và heli lỏng hoặc khí, lớp mây mỏng ngoài cùng.{{sfn|Elkins-Tanton|2011|p=26}} Vì tốc độ quay quanh trục nhanh khoảng 10 giờ Trái Đất một vòng,{{sfn|Elkins-Tanton|2011|p=14}} Sao Mộc có hình cầu dẹt, hơi phình ở xích đạo.{{sfn|Elkins-Tanton|2011|p=4}} Khác với Trái Đất, trục quay của Sao Mộc gần như vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo.{{sfn|Elkins-Tanton|2011|p=14}} Sao Mộc cách Mặt Trời khoảng 778 triệu km và mất 11,86 năm Trái Đất để hoàn thành một vòng quanh Mặt Trời.{{sfn|Elkins-Tanton|2011|p=14}}
+
Sao Mộc có thành phần hóa học chủ yếu là [[hydro]] và [[heli]], tuy nhiên tỷ phần nguyên tố chính xác chưa được biết.<ref name="Moses">{{cite web | url = https://www.lpi.usra.edu/education/IYPT/Jupiter.pdf | title = Top 5 elements in the atmosphere of Jupiter | last = Moses | first = Julianne | date = 2019 | publisher = Lunar and Planetary Institute | access-date = 24 March 2023}}</ref> Ở khí quyển, hydro được cho chiếm đến 92,5% còn heli là 7,3%.<ref name="Moses"/> Theo lý thuyết, cấu tạo của Sao Mộc từ trong ra ngoài lần lượt gồm: lõi đá và băng, hydro và heli kim loại, hydro và heli lỏng hoặc khí, lớp mây mỏng ngoài cùng.{{sfn|Elkins-Tanton|2011|p=26}} Sự chuyển đổi trạng thái của hydro và heli là bởi sự gia tăng nhiệt độ và áp suất từ ngoài vào trong.{{sfn|Hollar|2012|p=28}} Vì tốc độ quay quanh trục nhanh khoảng 10 giờ Trái Đất một vòng,{{sfn|Elkins-Tanton|2011|p=14}} Sao Mộc có hình cầu dẹt, hơi phình ở xích đạo.{{sfn|Elkins-Tanton|2011|p=4}} Khác với Trái Đất, trục quay của Sao Mộc gần như vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo.{{sfn|Elkins-Tanton|2011|p=14}} Sao Mộc cách Mặt Trời khoảng 778 triệu km và mất 11,86 năm Trái Đất để hoàn thành một vòng quanh Mặt Trời.{{sfn|Elkins-Tanton|2011|p=14}}
  
 
Nhìn bề ngoài, Sao Mộc bao gồm các dải sáng màu gọi là ''đới'' và dải tối màu gọi là ''đai'' trải gần như song song với xích đạo.{{sfn|Hollar|2012|p=24}}{{sfn|McAnally|2008|p=7, 8}} Các dải này được tạo ra bởi gió đông-tây mạnh ở thượng tầng khí quyển.{{sfn|Elkins-Tanton|2011|p=49}} Chúng khác biệt về màu sắc, từ trắng đến vàng nâu, nâu, hồng cam, xanh xám do chứa những hóa chất khác nhau.{{sfn|Hollar|2012|p=24}} Bên cạnh đới gió mạnh và không ngừng, [[lực Coriolis]] tạo gió ngược hướng ở phía bắc và nam mỗi đới, sinh ra nhiều xoáy.{{sfn|Elkins-Tanton|2011|p=54}} Ví dụ tiêu biểu là [[Đốm Đỏ Lớn]], một cơn bão xoáy nghịch khổng lồ ở khoảng 20 độ vĩ nam đã được quan sát muộn nhất từ năm 1831.{{sfn|Elkins-Tanton|2011|p=56}}
 
Nhìn bề ngoài, Sao Mộc bao gồm các dải sáng màu gọi là ''đới'' và dải tối màu gọi là ''đai'' trải gần như song song với xích đạo.{{sfn|Hollar|2012|p=24}}{{sfn|McAnally|2008|p=7, 8}} Các dải này được tạo ra bởi gió đông-tây mạnh ở thượng tầng khí quyển.{{sfn|Elkins-Tanton|2011|p=49}} Chúng khác biệt về màu sắc, từ trắng đến vàng nâu, nâu, hồng cam, xanh xám do chứa những hóa chất khác nhau.{{sfn|Hollar|2012|p=24}} Bên cạnh đới gió mạnh và không ngừng, [[lực Coriolis]] tạo gió ngược hướng ở phía bắc và nam mỗi đới, sinh ra nhiều xoáy.{{sfn|Elkins-Tanton|2011|p=54}} Ví dụ tiêu biểu là [[Đốm Đỏ Lớn]], một cơn bão xoáy nghịch khổng lồ ở khoảng 20 độ vĩ nam đã được quan sát muộn nhất từ năm 1831.{{sfn|Elkins-Tanton|2011|p=56}}

Bản hiện tại lúc 17:04, ngày 27 tháng 3 năm 2023

Sao Mộc
Sao Mộc và vệ tinh Europa ở bên trái.
Tua nhanh loạt ảnh Sao Mộc do Voyager 1 chụp trong vòng một tháng vào năm 1979. Mỗi bức ảnh được chụp cách nhau khoảng 10 tiếng từ ngày 6 tháng 1 đến 3 tháng 2 và Voyager 1 tiến gần Sao Mộc từ khoảng cách 58 triệu km xuống 31 triệu km.

Sao Mộc là hành tinh thứ năm tính từ Mặt Trời và hành tinh lớn nhất trong Hệ Mặt Trời.[1] Đây là một hành tinh khí khổng lồ[2] có khối lượng và thể tích lần lượt gấp 318 và 1.316 lần Trái Đất.[3] Sao Mộc là một trong những vật thể sáng nhất trên bầu trời và đã được con người trông thấy từ xa xưa.[4][5]

Sao Mộc có thành phần hóa học chủ yếu là hydroheli, tuy nhiên tỷ phần nguyên tố chính xác chưa được biết.[6] Ở khí quyển, hydro được cho chiếm đến 92,5% còn heli là 7,3%.[6] Theo lý thuyết, cấu tạo của Sao Mộc từ trong ra ngoài lần lượt gồm: lõi đá và băng, hydro và heli kim loại, hydro và heli lỏng hoặc khí, lớp mây mỏng ngoài cùng.[7] Sự chuyển đổi trạng thái của hydro và heli là bởi sự gia tăng nhiệt độ và áp suất từ ngoài vào trong.[8] Vì tốc độ quay quanh trục nhanh khoảng 10 giờ Trái Đất một vòng,[9] Sao Mộc có hình cầu dẹt, hơi phình ở xích đạo.[10] Khác với Trái Đất, trục quay của Sao Mộc gần như vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo.[9] Sao Mộc cách Mặt Trời khoảng 778 triệu km và mất 11,86 năm Trái Đất để hoàn thành một vòng quanh Mặt Trời.[9]

Nhìn bề ngoài, Sao Mộc bao gồm các dải sáng màu gọi là đới và dải tối màu gọi là đai trải gần như song song với xích đạo.[11][12] Các dải này được tạo ra bởi gió đông-tây mạnh ở thượng tầng khí quyển.[13] Chúng khác biệt về màu sắc, từ trắng đến vàng nâu, nâu, hồng cam, xanh xám do chứa những hóa chất khác nhau.[11] Bên cạnh đới gió mạnh và không ngừng, lực Coriolis tạo gió ngược hướng ở phía bắc và nam mỗi đới, sinh ra nhiều xoáy.[14] Ví dụ tiêu biểu là Đốm Đỏ Lớn, một cơn bão xoáy nghịch khổng lồ ở khoảng 20 độ vĩ nam đã được quan sát muộn nhất từ năm 1831.[15]

Kích cỡ khổng lồ, tốc độ tự quay nhanh, lớp hydro kim loại lỏng đã tạo ra cho Sao Mộc từ trường lớn và mạnh nhất trong Hệ Mặt Trời.[16] Từ trường khổng lồ của Sao Mộc bao trùm nhiều vệ tinh và bảo vệ chúng khỏi gió mặt trời.[3] Số vệ tinh đã biết của Sao Mộc là 95,[17] nổi bật là bốn vệ tinh lớn được Galileo Galilei phát hiện vào năm 1610 là Io, Europa, Ganymede, và Callisto.[18] Sao Mộc có ba vành đai là tập hợp các hạt bụi nhỏ, điều chỉ được phát hiện sau lần ghé thăm của Voyager 1 vào năm 1979.[19][20]

Pioneer 10 là tàu vũ trụ đầu tiên bay gần Sao Mộc, đạt khoảng cách gần nhất 130.354 km vào ngày 4 tháng 12 năm 1973.[21] Kể từ đó đã có nhiều tàu không gian tiếp cận hành tinh này, khởi đầu với các nhiệm vụ flyby của PioneerVoyager từ năm 1973 đến 1979.[22] Galileo là tàu không gian đầu tiên đi vào quỹ đạo Sao Mộc từ tháng 12 năm 1995.[22] Vào năm 2007 tàu New Horizons đến gần Sao Mộc để nhận hỗ trợ hấp dẫn giúp tăng tốc và bẻ hướng đến Sao Diêm Vương.[23] Juno là tàu gần nhất ghé thăm Sao Mộc, nhập quỹ đạo hành tinh vào tháng 7 năm 2016.[24]

Tham khảo[sửa]

  1. Hollar 2012, tr. 10.
  2. McAnally 2008, tr. 7.
  3. a b Elkins-Tanton 2011, tr. 5.
  4. Elkins-Tanton 2011, tr. 3.
  5. McAnally 2008, tr. 5.
  6. a b Moses, Julianne (2019), Top 5 elements in the atmosphere of Jupiter (PDF), Lunar and Planetary Institute, truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2023
  7. Elkins-Tanton 2011, tr. 26.
  8. Hollar 2012, tr. 28.
  9. a b c Elkins-Tanton 2011, tr. 14.
  10. Elkins-Tanton 2011, tr. 4.
  11. a b Hollar 2012, tr. 24.
  12. McAnally 2008, tr. 7, 8.
  13. Elkins-Tanton 2011, tr. 49.
  14. Elkins-Tanton 2011, tr. 54.
  15. Elkins-Tanton 2011, tr. 56.
  16. Elkins-Tanton 2011, tr. 30.
  17. Planetary Satellite Discovery Circumstances, Jet Propulsion Laboratory, ngày 15 tháng 11 năm 2021, truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2023
  18. Elkins-Tanton 2011, tr. 67.
  19. Elkins-Tanton 2011, tr. 64.
  20. Hollar 2012, tr. 15.
  21. Siddiqi 2018, tr. 109.
  22. a b Missions to Jupiter, European Space Agency, ngày 1 tháng 9 năm 2019, truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2023
  23. Siddiqi 2018, tr. 243.
  24. Siddiqi 2018, tr. 275.

Sách[sửa]