Mục từ này đã đạt chất lượng ở mức sản phẩm bước đầu của Đề án Biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam giai đoạn 1
Khác biệt giữa các bản “Làng nghề dệt chiếu Nga Sơn”
Thẻ: Trang đổi hướng mới
 
(Xóa đổi hướng đến trang Thảo luận:Làng nghề dệt chiếu Nga Sơn)
Thẻ: Xóa đổi hướng
 
Dòng 1: Dòng 1:
#đổi [[Thảo luận:Làng nghề dệt chiếu Nga Sơn]]
+
{{sơ}}'''Làng nghề dệt chiếu Nga Sơn''' làng nghề dệt chiếu ở huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Sản phẩm chiếu cói Nga Sơn là một thương hiệu có tiếng, với đa dạng các chủng loại chiếu hoa và chiếu trơn. Người dân Nga Sơn vừa trồng cói làm nguyên liệu, vừa dệt thành sản phẩm. Nga Sơn hiện có khoảng 230 nghìn dân, trong đó có tầm 50 ngàn người chuyên làm nghề cói và dệt chiếu, nghề được truyền qua nhiều thế hệ. Có thời kỳ mặt hàng chiếu Nga Sơn có mặt trong các gia đình ở hầu khắp các vùng nông thôn, thành thị ở Việt Nam và được xuất khẩu sang nhiều nước.
 +
 
 +
Tư liệu lịch sử cho biết, ít nhất từ triều vua Khải Định (1916-1925) đã xuất hiện nghề dệt chiếu ở Nga Sơn. Trong bài vè Dệt chiếu được sưu tầm ở Thanh Sơn, Nga Thái năm 1960 có những câu nhắc tới nghề chiếu giai đoạn này như “Khải Định ngày này đã thuộc An Nam” và “Đánh đay, dệt chiếu, cả làng thậm vui”. Quá trình hình thành nghề chiếu Nga Sơn gắn với lịch sử khai hoang và trồng cói ở vùng đất này, liên quan tới chính sách khuyến khích dân nghèo, dân lưu tán đi khai hoang lập ấp ở các vùng đất bãi tại Thanh Hóa từ thời vua Gia Long triều Nguyễn (1802 - 1818). Những người miền Bắc di cư đã đem theo cây cói gốc Kim Sơn (Ninh Bình), Giao Thủy (Nam Định) vào trồng ở đất Nga Sơnvào khoảng cuối đời Duy Tân (1907-1916), sau phát triển thành loại cói Tam Tổng tốt có tiếng. Bài vè Kéo cói (sưu tầm ở Thanh Sơn, Nga Thái năm 1960) cho thấy phần nào bối cảnh này: “Ninh Bình cho chí tỉnh Nam/ Nhớ đến tháng bảy đi làm cói thuê”.
 +
 
 +
Về sản phẩm, chiếu Nga Sơn có hai loại là chiếu trơn và chiếu hoa. Chiếu trơn là chiếu trắng, chiếu mộc, có màu ngà, được dệt từ sợi cói trắng và không nhuộm màu. Chiếu hoa là loại chiếu in hoa và dệt hoa trên nền chiếu trơn. Chiếu được dệt với hệ thống kĩ thuật từ rũ cói, đảo cói, mắc sợi dọc, lao cói (lao thoi hom đưa sợi cói trên khung dệt) đến in chồng hình hoa, hình chữ, cài hoa (với chiếu hoa), bẻ biên chiếu cói (tạo độ bền cao cho sản phẩm). Trên mặt chiếu hoa Nga Sơn, phổ biến các mẫu in hình hoa hồng, hoa cúc dây, ô vuông, quả trám, khung diềm, hình rồng, phượng, các chữ Hán mang ý nghĩa cát tường như hỉ, thọ,…
 +
 
 +
Chiếu cói truyền thống được xem là một sáng tạo văn hóa của người Việt, vì sản phẩm đặc biệt phù hợp với môi trường nóng ẩm của xứ nhiệt đời.  Đặc tính xốp, nhẹ của cói  khiến chiếu cói mát vào mùa hè, ấm vào mùa đông, bề mặt thoáng, êm, mềm mịn, thấm hút mồ hôi, dễ giặt, nhanh khô, gọn nhẹ, dễ vận chuyển. Chiếu Nga Sơn sử dụng cây cói cao đẹp, đều gốc đều ngọn, thân màu trắng ngà óng ả, sợi đay vỏ mỏng xé nhỏ xe săn, nhờ đó tạo nên bề mặt lá chiếu sáng đẹp, trơn phẳng. Chiếu Nga Sơn được đánh giá cao về thẩm mỹ, song chiếu không bền, sợi đay mảnh được dệt lặn trong sợi cói khiến lá chiếu chịu ma sát kém và dễ thủng rách.
 +
 
 +
Nghề dệt chiếu phù hợp với cách tổ chức sản xuất theo quy mô hộ gia đình hoặc xí nghiệp nhỏ. Sau thời kỳ các hợp tác xã chiếu cói hoạt động không hiệu quả, hiện nay làng nghề Nga Sơn tạo dựng phương thức sản xuất và buôn bán mới, với hình thức doanh nghiệp tư nhân quy mô nhỏ, tập hợp vài chục hộ sản xuất tham gia từ công đoạn mua cói đến đan dệt. Cây cói tạo ra hai ngành nghề riêng biệt cho địa phương là nghề trồng cói và nghề dệt, tương ứng với đó là sự phân công lao động theo giới tại từng khâu. Nam giới đảm nhận việc trồng, thu hoạch, chế biến cói trên mương nước mặn và buôn cói theo chuyến, theo phiên; phụ nữ chuyên đan cói, dệt chiếu, lao thoi tại nhà quanh năm suốt tháng.
 +
 
 +
Hoạt động tiêu thụ sản phẩm của làng nghề dệt chiều Nga Sơn trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm. Đầu thế kỷ XX, nghề cói ở Nga Sơn từng có một thời phồn vinh, sản phẩm được phân phát rộng rãi khắp các tỉnh Bắc Bộ và chuyển vào miền Trung, Nam Bộ. Những năm 30 – 40 của thế kỷ XX, chiếu Nga Sơn được giới thiệu tại các Hội chợ Lion, Paris ở Pháp và được đánh giá cao. Thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954) và những năm đầu hòa bình lập lại chứng kiến sự sa sút của nghề chiếu cói Nga Sơn. Từ những năm 60 của thế kỷ XX, Nhà nước đã có những chính sách khuyến khích để nghề làng nghề dệt chiều Nga Sơn phục hồi. Có thời điểm, chẳng hạn như trong giai đoạn 1980-1984, số vốn đầu tư và phát triển cói lên tới 10 tỷ đồng. Thời kỳ này, chiếu Nga Sơn xuất khẩu theo hiệp định song phương và đa phương giữa Việt Nam và các nước thuộc khối SEP với số lượng lớn. Tuy nhiên, sau khi Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu tan rã, chiếu cói Nga Sơn mất đi thị trường quốc tế lớn. Những năm 1990 – 1992, làng nghề dệt chiều Nga Sơn rơi vào tình thế khó khăn, phải thực hiện kế hoạch phá cói trồng lúa, nghề truyền thống đứng trước nguy cơ biến mất. Ngày nay, các chính sách đổi mới kinh tế - xã hội, mở rộng thị trường quốc tế và khuyến khích đầu tư, đa phương, nhiều thành phần kinh tế của Đảng và Nhà nước đã giúp nghề chiếu cói ở Nga Sơn có sự chuyển mình và thích ứng với nền kinh tế thị trường. Các doanh nghiệp cói tư nhân nắm bắt thương hiệu chiếu cói Nga Sơn vốn đã có tiếng trong ngoài nước để tạo thế mạnh cạnh tranh riêng trên thị trường. Ngoài làm chiếu, Nga Sơn còn sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ nguyên liệu cói, vừa mang tính thẩm mỹ, vừa tiện dụng trong đời sống, như thảm lót sàn, đồ dùng trang trí. Nhiều mặt hàng cói nhận được sự quan tâm từ thị trường Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, châu Âu. Những mặt hàng chất lượng cao trước đây xuất khẩu sang Đông Âu, như chiếu se đan, thảm cói v.v. nay được tìm nguồn tiêu thụ trong nước. Các doanh nghiệp chủ động tìm kiếm thị trường, đổi mới con đường tiêu thụ, chuyển sang dùng thuyền lớn để đưa hàng chiếu, cói tới các tỉnh thành thông qua đường biển. Trong thời đại cạnh tranh mới, làng nghề dệt chiều Nga Sơn có những bước phát triển đổi mới dung hòa yếu tố truyền thống và hiện đại. Chiếu cói Nga Sơn tạo chỗ đứng trên thị trường như một thương hiệu văn hóa, phân biệt với những mặt hàng chiếu ni lông, chiếu hạt, hay phương thức sản xuất công nghiệp ở sự tinh hoa của một nghề thủ công truyền thống dân tộc.
 +
 
 +
Nghề dệt chiếu có những tác động lớn tới đời sống kinh tế của người dân Nga Sơn. Nghề chiếu cói giải quyết vấn đề việc làm cho nhiều lao động trong tỉnh, cải thiện đời sống đáng kể cho người dân Nga Sơn. Đến khi thị trường xuất khẩu chiếu cói gặp khó khăn, sản phẩm của Nga Sơn tồn kho rất lớn, các hợp tác xã thủ công phá sản, khiến hàng vạn người dân nơi đây bao gồm nông dân trồng cói và thợ dệt chiếu đều mất đi thu nhập, ảnh hưởng toàn diện tới đời sống và sinh kế. Ngày nay, nghề cói hoạt động sôi động trở lại, thu hút nhiều hộ làm chiếu cói quay lại hoạt động. Số liệu vào cuối năm 1997 – đầu năm 1998 cho thấy Nga Sơn có 14 doanh nghiệp tư nhân, hoạt động chủ yếu theo hình thức xí nghiệp và tổ hợp chuyên làm mặt hàng cói. Thu nhập hàng cói trong năm của Nga Sơn thời điểm này đạt trên 31 tỷ đồng, kéo thêm hàng nghìn lao động trồng cói trở lại.
 +
 
 +
Trong đời sống của người Việt, chiếc chiếu là một vật dụng thường ngày, quen thuộc với mọi người mọi nhà. Trong đời sống thường ngày, chiếu là vật dụng thân thuộc và gắn bó với người Việt. Chiếu đi sâu vào tâm thức, in hằn trong ký ức của con người kể từ khi sinh ra cho tới khi mất đi. Chiếu dùng cho trẻ khi mới lọt lòng mẹ, chiếu dùng bó xác cho người chết trước khi chôn sâu dưới lòng đất. Chiếu hoa được dùng trải đón khách, là biểu hiện của lòng hiếu khách và sự trọng thị của gia chủ. Chiếu trải giường cho đôi tân hôn trong lễ cưới cầu mong được phúc lộc song toàn, đông con nhiều cháu. Hình ảnh chiếu xuất hiện trong ca dao, dân ca, thi phú của người Việt, và chiếu Nga Sơn được xem như một trong những sản vật tiêu biểu của đất nước, bên cạnh những mặt hàng nổi tiếng: "Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng/ Vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông" (Tố Hữu). Nghề dệt chiếu ở Nga Sơn mang dấu ấn của tinh thần khai hoang lấn biển trong con người xứ Thanh. Nga Sơn có tám xã có đường bờ biển, thích hợp với việc trồng cói. Cói là loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế duy nhất của địa phương. Vùng đất bồi này có truyền thống quai đê lấn biển để phục vụ cho nghề cói, là một phần trong quần thể chung những di sản văn hóa minh chứng cho quá trình lấn biển của cha ông, như đền thờ Mai An Tiêm, hang động Từ Thức, đền Thần Phù v.v. Nếu những trung tâm dệt chiếu khác trên cả nước được vinh danh là làng nghề, thì Nga Sơn được coi là huyện nghề thủ công truyền thống của tỉnh.
 +
 
 +
Làng nghề dệt chiều Nga Sơn là một trong những làng nghề truyền thống nổi danh của Việt Nam, được coi như một làng nghề tinh hoa của xứ Thanh. Chiếu Nga Sơn được dệt từ cói Nga Sơn, làm nên nét đẹp căn bản của sản phẩm vùng này. Mặt hàng chiếu Nga Sơn được người dân khắp cả nước xếp vào một trong những thương hiệu chiếu cói đạt chất lượng cao bậc nhất. Đây là niềm kiêu hãnh của cả tỉnh. làng nghề dệt chiều Nga Sơn từng đạt số lượng xuất khẩu lớn sang các nước như Trung Quốc, Lào, Campuchia, Liên Xô và các nước Đông Âu như: CHDC Đức, Tiệp Khắc, Ba Lan, Hungari, Rumani v.v. Làng nghề đã trải qua nhiều bước thăng trầm, có khi hưng thịnh, đủ khả năng cáng đáng được thương mại của vùng, lại có khi rơi vào tình thế bấp bênh, nhưng làng nghề dệt chiều Nga Sơn vẫn luôn có sự bứt phá, đổi mới và duy trì nghề dệt chiếu tới ngày nay.
 +
 
 +
Tài liệu tham khảo:
 +
1. Vũ Từ Trang, Nghề cổ nước Việt, Nxb. Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2002.
 +
2. Bùi Văn Vượng, Nghề mây tre đan, nghề dệt chiếu, dệt thảm, làm quạt giấy cổ truyền, Nxb. Thanh niên, Hà Nội, 2010.
 +
3. Trương Minh Hằng (chủ biên), Tổng tập nghề và làng nghề truyền thống Việt Nam - Tập 1: Tổng quan về nghề và làng nghề truyền thống Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2012.
 +
4. Lê Văn Tạo, “Về di sản văn hóa ở làng cổ ven biển xứ Thanh”, Di sản văn hóa Số 2 (39), 2012, tr.73-75.
 +
5. Nhiều tác giả, Di sản văn hóa tỉnh Thanh Hóa, Nxb. Thanh Hóa, Thanh Hóa, 2019.
 +
6. Hoàng Tuấn Phổ, Tinh hoa văn hóa xứ Thanh, Nxb. Thanh Hóa, Thanh Hóa, 2019

Bản hiện tại lúc 17:22, ngày 18 tháng 10 năm 2022

Làng nghề dệt chiếu Nga Sơn làng nghề dệt chiếu ở huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Sản phẩm chiếu cói Nga Sơn là một thương hiệu có tiếng, với đa dạng các chủng loại chiếu hoa và chiếu trơn. Người dân Nga Sơn vừa trồng cói làm nguyên liệu, vừa dệt thành sản phẩm. Nga Sơn hiện có khoảng 230 nghìn dân, trong đó có tầm 50 ngàn người chuyên làm nghề cói và dệt chiếu, nghề được truyền qua nhiều thế hệ. Có thời kỳ mặt hàng chiếu Nga Sơn có mặt trong các gia đình ở hầu khắp các vùng nông thôn, thành thị ở Việt Nam và được xuất khẩu sang nhiều nước.

Tư liệu lịch sử cho biết, ít nhất từ triều vua Khải Định (1916-1925) đã xuất hiện nghề dệt chiếu ở Nga Sơn. Trong bài vè Dệt chiếu được sưu tầm ở Thanh Sơn, Nga Thái năm 1960 có những câu nhắc tới nghề chiếu giai đoạn này như “Khải Định ngày này đã thuộc An Nam” và “Đánh đay, dệt chiếu, cả làng thậm vui”. Quá trình hình thành nghề chiếu Nga Sơn gắn với lịch sử khai hoang và trồng cói ở vùng đất này, liên quan tới chính sách khuyến khích dân nghèo, dân lưu tán đi khai hoang lập ấp ở các vùng đất bãi tại Thanh Hóa từ thời vua Gia Long triều Nguyễn (1802 - 1818). Những người miền Bắc di cư đã đem theo cây cói gốc Kim Sơn (Ninh Bình), Giao Thủy (Nam Định) vào trồng ở đất Nga Sơnvào khoảng cuối đời Duy Tân (1907-1916), sau phát triển thành loại cói Tam Tổng tốt có tiếng. Bài vè Kéo cói (sưu tầm ở Thanh Sơn, Nga Thái năm 1960) cho thấy phần nào bối cảnh này: “Ninh Bình cho chí tỉnh Nam/ Nhớ đến tháng bảy đi làm cói thuê”.

Về sản phẩm, chiếu Nga Sơn có hai loại là chiếu trơn và chiếu hoa. Chiếu trơn là chiếu trắng, chiếu mộc, có màu ngà, được dệt từ sợi cói trắng và không nhuộm màu. Chiếu hoa là loại chiếu in hoa và dệt hoa trên nền chiếu trơn. Chiếu được dệt với hệ thống kĩ thuật từ rũ cói, đảo cói, mắc sợi dọc, lao cói (lao thoi hom đưa sợi cói trên khung dệt) đến in chồng hình hoa, hình chữ, cài hoa (với chiếu hoa), bẻ biên chiếu cói (tạo độ bền cao cho sản phẩm). Trên mặt chiếu hoa Nga Sơn, phổ biến các mẫu in hình hoa hồng, hoa cúc dây, ô vuông, quả trám, khung diềm, hình rồng, phượng, các chữ Hán mang ý nghĩa cát tường như hỉ, thọ,…

Chiếu cói truyền thống được xem là một sáng tạo văn hóa của người Việt, vì sản phẩm đặc biệt phù hợp với môi trường nóng ẩm của xứ nhiệt đời. Đặc tính xốp, nhẹ của cói khiến chiếu cói mát vào mùa hè, ấm vào mùa đông, bề mặt thoáng, êm, mềm mịn, thấm hút mồ hôi, dễ giặt, nhanh khô, gọn nhẹ, dễ vận chuyển. Chiếu Nga Sơn sử dụng cây cói cao đẹp, đều gốc đều ngọn, thân màu trắng ngà óng ả, sợi đay vỏ mỏng xé nhỏ xe săn, nhờ đó tạo nên bề mặt lá chiếu sáng đẹp, trơn phẳng. Chiếu Nga Sơn được đánh giá cao về thẩm mỹ, song chiếu không bền, sợi đay mảnh được dệt lặn trong sợi cói khiến lá chiếu chịu ma sát kém và dễ thủng rách.

Nghề dệt chiếu phù hợp với cách tổ chức sản xuất theo quy mô hộ gia đình hoặc xí nghiệp nhỏ. Sau thời kỳ các hợp tác xã chiếu cói hoạt động không hiệu quả, hiện nay làng nghề Nga Sơn tạo dựng phương thức sản xuất và buôn bán mới, với hình thức doanh nghiệp tư nhân quy mô nhỏ, tập hợp vài chục hộ sản xuất tham gia từ công đoạn mua cói đến đan dệt. Cây cói tạo ra hai ngành nghề riêng biệt cho địa phương là nghề trồng cói và nghề dệt, tương ứng với đó là sự phân công lao động theo giới tại từng khâu. Nam giới đảm nhận việc trồng, thu hoạch, chế biến cói trên mương nước mặn và buôn cói theo chuyến, theo phiên; phụ nữ chuyên đan cói, dệt chiếu, lao thoi tại nhà quanh năm suốt tháng.

Hoạt động tiêu thụ sản phẩm của làng nghề dệt chiều Nga Sơn trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm. Đầu thế kỷ XX, nghề cói ở Nga Sơn từng có một thời phồn vinh, sản phẩm được phân phát rộng rãi khắp các tỉnh Bắc Bộ và chuyển vào miền Trung, Nam Bộ. Những năm 30 – 40 của thế kỷ XX, chiếu Nga Sơn được giới thiệu tại các Hội chợ Lion, Paris ở Pháp và được đánh giá cao. Thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954) và những năm đầu hòa bình lập lại chứng kiến sự sa sút của nghề chiếu cói Nga Sơn. Từ những năm 60 của thế kỷ XX, Nhà nước đã có những chính sách khuyến khích để nghề làng nghề dệt chiều Nga Sơn phục hồi. Có thời điểm, chẳng hạn như trong giai đoạn 1980-1984, số vốn đầu tư và phát triển cói lên tới 10 tỷ đồng. Thời kỳ này, chiếu Nga Sơn xuất khẩu theo hiệp định song phương và đa phương giữa Việt Nam và các nước thuộc khối SEP với số lượng lớn. Tuy nhiên, sau khi Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu tan rã, chiếu cói Nga Sơn mất đi thị trường quốc tế lớn. Những năm 1990 – 1992, làng nghề dệt chiều Nga Sơn rơi vào tình thế khó khăn, phải thực hiện kế hoạch phá cói trồng lúa, nghề truyền thống đứng trước nguy cơ biến mất. Ngày nay, các chính sách đổi mới kinh tế - xã hội, mở rộng thị trường quốc tế và khuyến khích đầu tư, đa phương, nhiều thành phần kinh tế của Đảng và Nhà nước đã giúp nghề chiếu cói ở Nga Sơn có sự chuyển mình và thích ứng với nền kinh tế thị trường. Các doanh nghiệp cói tư nhân nắm bắt thương hiệu chiếu cói Nga Sơn vốn đã có tiếng trong ngoài nước để tạo thế mạnh cạnh tranh riêng trên thị trường. Ngoài làm chiếu, Nga Sơn còn sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ nguyên liệu cói, vừa mang tính thẩm mỹ, vừa tiện dụng trong đời sống, như thảm lót sàn, đồ dùng trang trí. Nhiều mặt hàng cói nhận được sự quan tâm từ thị trường Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, châu Âu. Những mặt hàng chất lượng cao trước đây xuất khẩu sang Đông Âu, như chiếu se đan, thảm cói v.v. nay được tìm nguồn tiêu thụ trong nước. Các doanh nghiệp chủ động tìm kiếm thị trường, đổi mới con đường tiêu thụ, chuyển sang dùng thuyền lớn để đưa hàng chiếu, cói tới các tỉnh thành thông qua đường biển. Trong thời đại cạnh tranh mới, làng nghề dệt chiều Nga Sơn có những bước phát triển đổi mới dung hòa yếu tố truyền thống và hiện đại. Chiếu cói Nga Sơn tạo chỗ đứng trên thị trường như một thương hiệu văn hóa, phân biệt với những mặt hàng chiếu ni lông, chiếu hạt, hay phương thức sản xuất công nghiệp ở sự tinh hoa của một nghề thủ công truyền thống dân tộc.

Nghề dệt chiếu có những tác động lớn tới đời sống kinh tế của người dân Nga Sơn. Nghề chiếu cói giải quyết vấn đề việc làm cho nhiều lao động trong tỉnh, cải thiện đời sống đáng kể cho người dân Nga Sơn. Đến khi thị trường xuất khẩu chiếu cói gặp khó khăn, sản phẩm của Nga Sơn tồn kho rất lớn, các hợp tác xã thủ công phá sản, khiến hàng vạn người dân nơi đây bao gồm nông dân trồng cói và thợ dệt chiếu đều mất đi thu nhập, ảnh hưởng toàn diện tới đời sống và sinh kế. Ngày nay, nghề cói hoạt động sôi động trở lại, thu hút nhiều hộ làm chiếu cói quay lại hoạt động. Số liệu vào cuối năm 1997 – đầu năm 1998 cho thấy Nga Sơn có 14 doanh nghiệp tư nhân, hoạt động chủ yếu theo hình thức xí nghiệp và tổ hợp chuyên làm mặt hàng cói. Thu nhập hàng cói trong năm của Nga Sơn thời điểm này đạt trên 31 tỷ đồng, kéo thêm hàng nghìn lao động trồng cói trở lại.

Trong đời sống của người Việt, chiếc chiếu là một vật dụng thường ngày, quen thuộc với mọi người mọi nhà. Trong đời sống thường ngày, chiếu là vật dụng thân thuộc và gắn bó với người Việt. Chiếu đi sâu vào tâm thức, in hằn trong ký ức của con người kể từ khi sinh ra cho tới khi mất đi. Chiếu dùng cho trẻ khi mới lọt lòng mẹ, chiếu dùng bó xác cho người chết trước khi chôn sâu dưới lòng đất. Chiếu hoa được dùng trải đón khách, là biểu hiện của lòng hiếu khách và sự trọng thị của gia chủ. Chiếu trải giường cho đôi tân hôn trong lễ cưới cầu mong được phúc lộc song toàn, đông con nhiều cháu. Hình ảnh chiếu xuất hiện trong ca dao, dân ca, thi phú của người Việt, và chiếu Nga Sơn được xem như một trong những sản vật tiêu biểu của đất nước, bên cạnh những mặt hàng nổi tiếng: "Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng/ Vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông" (Tố Hữu). Nghề dệt chiếu ở Nga Sơn mang dấu ấn của tinh thần khai hoang lấn biển trong con người xứ Thanh. Nga Sơn có tám xã có đường bờ biển, thích hợp với việc trồng cói. Cói là loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế duy nhất của địa phương. Vùng đất bồi này có truyền thống quai đê lấn biển để phục vụ cho nghề cói, là một phần trong quần thể chung những di sản văn hóa minh chứng cho quá trình lấn biển của cha ông, như đền thờ Mai An Tiêm, hang động Từ Thức, đền Thần Phù v.v. Nếu những trung tâm dệt chiếu khác trên cả nước được vinh danh là làng nghề, thì Nga Sơn được coi là huyện nghề thủ công truyền thống của tỉnh.

Làng nghề dệt chiều Nga Sơn là một trong những làng nghề truyền thống nổi danh của Việt Nam, được coi như một làng nghề tinh hoa của xứ Thanh. Chiếu Nga Sơn được dệt từ cói Nga Sơn, làm nên nét đẹp căn bản của sản phẩm vùng này. Mặt hàng chiếu Nga Sơn được người dân khắp cả nước xếp vào một trong những thương hiệu chiếu cói đạt chất lượng cao bậc nhất. Đây là niềm kiêu hãnh của cả tỉnh. làng nghề dệt chiều Nga Sơn từng đạt số lượng xuất khẩu lớn sang các nước như Trung Quốc, Lào, Campuchia, Liên Xô và các nước Đông Âu như: CHDC Đức, Tiệp Khắc, Ba Lan, Hungari, Rumani v.v. Làng nghề đã trải qua nhiều bước thăng trầm, có khi hưng thịnh, đủ khả năng cáng đáng được thương mại của vùng, lại có khi rơi vào tình thế bấp bênh, nhưng làng nghề dệt chiều Nga Sơn vẫn luôn có sự bứt phá, đổi mới và duy trì nghề dệt chiếu tới ngày nay.

Tài liệu tham khảo: 1. Vũ Từ Trang, Nghề cổ nước Việt, Nxb. Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2002. 2. Bùi Văn Vượng, Nghề mây tre đan, nghề dệt chiếu, dệt thảm, làm quạt giấy cổ truyền, Nxb. Thanh niên, Hà Nội, 2010. 3. Trương Minh Hằng (chủ biên), Tổng tập nghề và làng nghề truyền thống Việt Nam - Tập 1: Tổng quan về nghề và làng nghề truyền thống Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2012. 4. Lê Văn Tạo, “Về di sản văn hóa ở làng cổ ven biển xứ Thanh”, Di sản văn hóa Số 2 (39), 2012, tr.73-75. 5. Nhiều tác giả, Di sản văn hóa tỉnh Thanh Hóa, Nxb. Thanh Hóa, Thanh Hóa, 2019. 6. Hoàng Tuấn Phổ, Tinh hoa văn hóa xứ Thanh, Nxb. Thanh Hóa, Thanh Hóa, 2019