(Mục từ khởi soạn bởi Đề án Biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam 2022) |
|||
(Không hiển thị 4 phiên bản của cùng người dùng ở giữa) | |||
Dòng 1: | Dòng 1: | ||
{{sơ}} | {{sơ}} | ||
− | '''Sinh thái nhân văn''' là lĩnh vực nghiên cứu tương tác qua lại giữa con người và môi trường ở những quy mô khác nhau và trong những bối cảnh thời gian khác nhau. Sinh thái nhân văn | + | [[File:Mothugudem_road_near_Chintoor.jpg|thumb|Lâm nghiệp xã hội ở Andhra Pradesh, Ấn Độ.]] |
+ | '''Sinh thái nhân văn''' là lĩnh vực nghiên cứu tương tác qua lại giữa con người và môi trường ở những quy mô khác nhau và trong những bối cảnh thời gian khác nhau. Sinh thái nhân văn bao gồm nhiều hướng tiếp cận chuyên biệt chẳng hạn như sinh thái học văn hóa, sinh thái học chính trị, địa lý, nhân học sinh thái, xã hội học môi trường, kinh tế học môi trường, tâm lý học môi trường, lịch sử môi trường. Như vậy, sinh thái nhân văn là một lĩnh vực liên ngành, trong đó chứa đựng nhiều chuyên ngành cụ thể. Các chuyên ngành này quan tâm tìm hiểu những bình diện khác nhau của tương tác qua lại giữa con người và môi trường. | ||
− | Tài liệu tham khảo | + | Về mặt thuật ngữ, khái niệm sinh thái nhân văn xuất hiện vào năm 1908. Mặc dù vậy, mối quan hệ giữa con người và môi trường đã được quan tâm từ rất lâu trong lịch sử. Chẳng hạn, người Hy Lạp cổ đã để ý đến tác động của môi trường đối với sức khỏe con người. Hoặc là từ rất lâu, Phật giáo hay Đạo giáo cũng nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa con người và tự nhiên. Bắt đầu từ thế kỷ 15, các cuộc thám hiểm và chinh phục của người châu Âu đã dẫn tới những quan sát ban đầu mang tính so sánh và hệ thống dựa trên thực địa về mối quan hệ giữa con người và môi trường ở quy mô rộng hơn. Đến cuối thế kỷ 18, học giả [[Thomas Malthus]] chỉ ra tầm quan trọng của mối quan hệ giữa dân số và tài nguyên. Như vậy, nhìn một cách tổng thể chúng ta thấy mối tương tác qua lại giữa con người và môi trường đã được quan tâm từ xa xưa trong lịch sử loài người. |
− | + | ||
− | + | Tuy vậy, khái niệm sinh thái nhân văn mới được ra đời vào đầu thế kỷ 20. Sinh thái nhân văn được coi là một hướng tiếp cận tổng quát. Tiếp cận này hữu ích trong việc nghiên cứu đời sống xã hội của nhiều ngành khoa học khác nhau, từ nhân học, địa lý, xã hội học đến kinh tế. Vì vậy, khái niệm sinh thái nhân văn hữu ích trong việc định rõ sự giao nhau trên các bình diện xã hội, văn hóa, chính trị, môi trường, địa lý. Cùng với thời gian, điền giả và lập bản đồ được coi là những công cụ quan trọng để hiểu sự giao nhau trên các bình diện này. Thêm nữa, nghiên cứu gần đây cho thấy rằng các vấn đề về môi trường-con người có thể được giải quyết tốt nhất bằng nghiên cứu dài hạn, ở địa điểm cụ thể mà những nghiên cứu này kết hợp nhiều phương pháp trong một quá trình bối cảnh hóa tiến triển không ngừng. Điểm cần nhấn mạnh thêm là, người dân địa phương là chìa khóa để hiểu và giải quyết các vấn đề môi trường. Như vậy, sinh thái nhân văn không chỉ là một cách tiếp cận tổng quát mà còn là một khái niệm hữu ích trong nghiên cứu tác động qua lại giữa con người và môi trường. | |
− | + | ||
+ | == Tài liệu tham khảo == | ||
+ | # Ahram A. I., ''Human Ecology of the Marshes''. Southern Iraq's Marshes 55-76, 2021. | ||
+ | # Knapp G., ''Human Ecology'', in Encyclopedia of Environment and Society, edited by Paul Robbins. Thousand Oaks: Sage Publications, 880-884, 2007. | ||
+ | # Scott J., Marshall G., ''Oxford Dictionary of Sociology''. Oxford: Oxford University Press, 2005. |
Bản hiện tại lúc 09:14, ngày 2 tháng 9 năm 2022
Sinh thái nhân văn là lĩnh vực nghiên cứu tương tác qua lại giữa con người và môi trường ở những quy mô khác nhau và trong những bối cảnh thời gian khác nhau. Sinh thái nhân văn bao gồm nhiều hướng tiếp cận chuyên biệt chẳng hạn như sinh thái học văn hóa, sinh thái học chính trị, địa lý, nhân học sinh thái, xã hội học môi trường, kinh tế học môi trường, tâm lý học môi trường, lịch sử môi trường. Như vậy, sinh thái nhân văn là một lĩnh vực liên ngành, trong đó chứa đựng nhiều chuyên ngành cụ thể. Các chuyên ngành này quan tâm tìm hiểu những bình diện khác nhau của tương tác qua lại giữa con người và môi trường.
Về mặt thuật ngữ, khái niệm sinh thái nhân văn xuất hiện vào năm 1908. Mặc dù vậy, mối quan hệ giữa con người và môi trường đã được quan tâm từ rất lâu trong lịch sử. Chẳng hạn, người Hy Lạp cổ đã để ý đến tác động của môi trường đối với sức khỏe con người. Hoặc là từ rất lâu, Phật giáo hay Đạo giáo cũng nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa con người và tự nhiên. Bắt đầu từ thế kỷ 15, các cuộc thám hiểm và chinh phục của người châu Âu đã dẫn tới những quan sát ban đầu mang tính so sánh và hệ thống dựa trên thực địa về mối quan hệ giữa con người và môi trường ở quy mô rộng hơn. Đến cuối thế kỷ 18, học giả Thomas Malthus chỉ ra tầm quan trọng của mối quan hệ giữa dân số và tài nguyên. Như vậy, nhìn một cách tổng thể chúng ta thấy mối tương tác qua lại giữa con người và môi trường đã được quan tâm từ xa xưa trong lịch sử loài người.
Tuy vậy, khái niệm sinh thái nhân văn mới được ra đời vào đầu thế kỷ 20. Sinh thái nhân văn được coi là một hướng tiếp cận tổng quát. Tiếp cận này hữu ích trong việc nghiên cứu đời sống xã hội của nhiều ngành khoa học khác nhau, từ nhân học, địa lý, xã hội học đến kinh tế. Vì vậy, khái niệm sinh thái nhân văn hữu ích trong việc định rõ sự giao nhau trên các bình diện xã hội, văn hóa, chính trị, môi trường, địa lý. Cùng với thời gian, điền giả và lập bản đồ được coi là những công cụ quan trọng để hiểu sự giao nhau trên các bình diện này. Thêm nữa, nghiên cứu gần đây cho thấy rằng các vấn đề về môi trường-con người có thể được giải quyết tốt nhất bằng nghiên cứu dài hạn, ở địa điểm cụ thể mà những nghiên cứu này kết hợp nhiều phương pháp trong một quá trình bối cảnh hóa tiến triển không ngừng. Điểm cần nhấn mạnh thêm là, người dân địa phương là chìa khóa để hiểu và giải quyết các vấn đề môi trường. Như vậy, sinh thái nhân văn không chỉ là một cách tiếp cận tổng quát mà còn là một khái niệm hữu ích trong nghiên cứu tác động qua lại giữa con người và môi trường.
Tài liệu tham khảo[sửa]
- Ahram A. I., Human Ecology of the Marshes. Southern Iraq's Marshes 55-76, 2021.
- Knapp G., Human Ecology, in Encyclopedia of Environment and Society, edited by Paul Robbins. Thousand Oaks: Sage Publications, 880-884, 2007.
- Scott J., Marshall G., Oxford Dictionary of Sociology. Oxford: Oxford University Press, 2005.