n (Taitamtinh đã đổi Kiếp hoa thành Kiếp hoa/đang phát triển: Quá 30 ngày chưa bình duyệt nên chuyển sang không gian bài đang phát triển) |
|||
(Không hiển thị 5 phiên bản của 2 người dùng ở giữa) | |||
Dòng 1: | Dòng 1: | ||
+ | {{mới}} | ||
{{Infobox television | {{Infobox television | ||
| name = Kiếp hoa | | name = Kiếp hoa | ||
− | | image = | + | | image = Hàng hoa Tết Nguyên Đán.jpg |
+ | | image_size = 292px | ||
| caption = | | caption = | ||
− | | genre = | + | | genre = [[Lãng mạn|Bi tình thành thị]] |
| format = [[Phim trắng đen]] | | format = [[Phim trắng đen]] | ||
| rating = | | rating = | ||
Dòng 17: | Dòng 19: | ||
| voices = | | voices = | ||
| narrated = | | narrated = | ||
− | | | + | | theme_music = |
| opentheme = | | opentheme = | ||
| endtheme = | | endtheme = | ||
Dòng 112: | Dòng 114: | ||
* Theo [[nghệ sĩ]] [[Tiêu Lang]], bộ [[phim]] ''Kiếp hoa'' đã khởi đầu cho nghề bán vé chợ đen ở [[Việt Nam]]. | * Theo [[nghệ sĩ]] [[Tiêu Lang]], bộ [[phim]] ''Kiếp hoa'' đã khởi đầu cho nghề bán vé chợ đen ở [[Việt Nam]]. | ||
* [[Nghệ sĩ]] [[Kim Xuân]] cho biết, thay vì trả [[cachet]] cho em dâu, [[bầu Long]] đã mua tặng bà một chiếc [[nhẫn]] [[kim cương]] 1 [[cara]]t. Sau này bà bán đi được 5 triệu [[đồng (tiền Việt Nam)|đồng]], phụ vào số tiền 13 triệu mua căn nhà số 46 [[phố Bát Đàn|Bát Đàn]] mà [[vợ]] [[chồng]] bà đang ở hiện nay. | * [[Nghệ sĩ]] [[Kim Xuân]] cho biết, thay vì trả [[cachet]] cho em dâu, [[bầu Long]] đã mua tặng bà một chiếc [[nhẫn]] [[kim cương]] 1 [[cara]]t. Sau này bà bán đi được 5 triệu [[đồng (tiền Việt Nam)|đồng]], phụ vào số tiền 13 triệu mua căn nhà số 46 [[phố Bát Đàn|Bát Đàn]] mà [[vợ]] [[chồng]] bà đang ở hiện nay. | ||
− | == | + | ==Tham khảo== |
* [[Kim Vân Kiều (phim)]] | * [[Kim Vân Kiều (phim)]] | ||
* [[Cầu Waterloo (phim)]] | * [[Cầu Waterloo (phim)]] | ||
− | == | + | ==Liên kết== |
− | + | {{reflist|4}} | |
===Tài liệu=== | ===Tài liệu=== | ||
* [https://www.britishcouncil.vn/sites/default/files/mo-va-hoi-tuong-cac-thuc-hanh-xoay-quanh-di-san-phim-viet-nam.pdf Mơ và hồi tưởng - Các thực hành xoay quanh di sản phim Việt Nam] | * [https://www.britishcouncil.vn/sites/default/files/mo-va-hoi-tuong-cac-thuc-hanh-xoay-quanh-di-san-phim-viet-nam.pdf Mơ và hồi tưởng - Các thực hành xoay quanh di sản phim Việt Nam] |
Bản hiện tại lúc 09:46, ngày 15 tháng 11 năm 2020
Kiếp hoa | |
---|---|
Đề tài | Bi tình thành thị |
Biên kịch | Trần Lang[1] |
Đạo diễn | Claude Bernard |
Soạn nhạc | Trần Lang Phạm Duy |
Quốc gia | Quốc gia Việt Nam |
Ngôn ngữ | Tiếng Việt |
Sản xuất | |
Nhà chế tác | Trần Lang |
Trường quay | Hà Nội (ngoại cảnh) Hương Cảng (nội cảnh) |
Nhiếp ảnh | Raymond Chao[2] |
Thời lượng | 90 phút |
Hãng chế tác | Kim Chung Điện ảnh Công ti |
Phát hành | |
Nơi công bố | Quốc gia Việt Nam Việt Nam Cộng hòa |
Công bố | 1954 – 1974 |
Kiếp hoa là một phim lãng mạn do soạn giả cải lương Trần Lang biên dịch và đạo diễn, xuất phẩm năm 1954 tại Hà Nội[3].
Nội dung[sửa]
Trên đường tản cư, bà mẹ già yếu và hai cô con gái Ngọc Lan, Ngọc Thủy may mắn được Thiện - một người không quen biết - cho ở nhờ. Với lòng hào hiệp sẵn có, Thiện đã che chở cho họ, và giành được mối thiện cảm trong cô gái Ngọc Lan.
Thế rồi những tháng ngày êm đềm kéo dài không lâu. Cha Thiện nhắn chàng về Hà Nội. Phút chia tay, Thiện và Lan đã trao ảnh làm tin. Nhưng thật không may, người mẹ qua đời vì bạo bệnh. Chiến sự xảy ra, hai chị em phải rời nơi tá túc. Họ trở về Hà Nội tìm Thiện mà không gặp được. Không nhà cửa, tiền bạc cũng hết nhẵn, hai cô gái tội nghiệp tìm đến gánh hát Kim Chung thi tuyển diễn viên nhưng không được chào đón. Đang bơ vơ không chốn tựa nương, họ gặp Tam - một người quen biết. Hai chị em xin ở nhờ, đồng thời giúp việc cho quán mì của Tam.
May sao, Lan gặp Nhạc, một người bạn của Thiện. Chính Thiện đã đưa ảnh Lan cho Nhạc, nhờ anh này đi tìm Lan. Mê mẩn bởi dung nhan xinh đẹp của cô gái, Nhạc nảy sinh dã tâm cướp người thương của bạn, anh ta tin cho Lan rằng Thiện đã chết vì đạn lạc. Và rồi Nhạc nhận phải từ Lan một cái tát khi tìm cách tỏ tình với cô. Viện cớ mong Lan khỏa khuây nỗi muộn phiền, Tam mời chị em nàng đi xem cải lương ở rạp Kim Chung.
Khi bức màn sân khấu hạ xuống, Tam chuốc rượu cho Lan say khướt. Nàng thất thân với Tam, đành cắn răng chấp nhận lấy Tam làm chồng để tránh điều tiếng. Bởi Tam không giấu ý định hoa nhổ cả cụm, Lan và Thủy quyết định rời bỏ hàng mì. Sau một đêm lang thang ngoài vỉa hè, hai cô gái đáng thương tình cờ gặp lại bà hàng xóm cũ. Bà cho họ một số vốn để làm ăn. Họ mở hàng thuốc lá bên vệ đường.
Rồi một ngày nọ, có chiếc xe mui trần màu trắng rất sang trọng ghé vào mua thuốc lá. Chàng công tử vận đồ trắng trên xe chính là Thiện. Thoạt đầu Lan cố lẩn tránh, nhưng sau cùng đã chấp nhận lời cầu hôn của Thiện. Trong tiệc cưới, Lan nhận ra người bồi bưng khay rượu mừng chính là bạn của Tam. Sợ quá khứ bị lộ, hại đến thanh danh của Thiện và gia đình, nàng lén bỏ đi trong đêm rồi chết trong một căn nhà hoang đổ nát.
Giữa đêm mưa, Ngọc Thủy thổn thức nhớ chị không sao ngủ nổi, Thiện bước lại giường an ủy. Cả hai nhìn ra cửa sổ nhìn cơn mưa tầm tã như nước mắt tủi hờn.
Kĩ thuật[sửa]
Nhạc nền[sửa]
- Làng tôi (Chung Quân)
- Dư âm[4] (Nguyễn Văn Tý)
Diễn xuất[sửa]
Tài tử | Vai trò |
---|---|
Kim Chung[5] | Ngọc Lan |
Kim Xuân[6] | Ngọc Thủy |
Trần Quang Tứ | Thiện |
Ngọc Toàn | Nhạc |
Tuấn Sửu | Tam |
Nhã Ái | Mẹ Ngọc Lan |
Tiền Phong | Cha Thiện |
Tiêu Lang | Người mua thuốc lá |
Hậu trường[sửa]
- Kiếp hoa là bộ phim Việt Nam có tiếng đầu tiên.
- Thập niên 1950, trong bối cảnh hoàng kim của sân khấu cải lương, điện ảnh vẫn còn là bộ môn nghệ thuật tương đối xa lạ với người Hà Nội. Chưa có đạo diễn, chưa có nhà quay phim, Kiếp hoa chỉ là dự án phim mang tính gia đình. Bầu Long (nghệ danh Trần Lang, tên thật là Trần Viết Long - trưởng đoàn hát Kim Chung) viết kịch bản, vai nữ chính (Ngọc Lan) do diễn viên Kim Chung (phu nhân bầu Long) đảm nhận. Kim Xuân (em dâu bầu Long) vào vai thứ chính Ngọc Thủy.
- Ngay từ khi sắp công chiếu, Kiếp hoa đã trở thành một sự kiện đình đám. Thậm chí nhà sản xuất còn thuê nguyên một trực thăng cơ rải các tờ bướm quảng cáo quanh hồ Gươm. Vốn đầu tư sản xuất là toàn bộ doanh thu từ các đêm diễn của đoàn Kim Chung. Tiền bán vé thu được sau thời gian công chiếu giúp ông bầu sắm được một ngôi biệt thự sang trọng trên phố Nguyễn Du. Kiếp hoa không chỉ làm sáng đèn các rạp Hà Nội, mà còn Nam tiến Sài Gòn và khắp các rạp Tây Nam Bộ. Bộ phim gây cháy vé, đa phần nhờ vai Ngọc Thủy của nghệ sĩ Kim Xuân - một diễn viên cải lương ăn khách đương thời.
- Theo nghệ sĩ Tiêu Lang, bộ phim Kiếp hoa đã khởi đầu cho nghề bán vé chợ đen ở Việt Nam.
- Nghệ sĩ Kim Xuân cho biết, thay vì trả cachet cho em dâu, bầu Long đã mua tặng bà một chiếc nhẫn kim cương 1 carat. Sau này bà bán đi được 5 triệu đồng, phụ vào số tiền 13 triệu mua căn nhà số 46 Bát Đàn mà vợ chồng bà đang ở hiện nay.
Tham khảo[sửa]
Liên kết[sửa]
- ↑ Why Manager Long was called "the financier of the cailuong theatre" ?
- ↑ Nhân vật về sau nổi tiếng cùng các xuất phẩm của Lý Tiểu Long.
- ↑ Kiếp hoa - nét son của Hà Nội ngày tháng cũ
- ↑ Ca khúc Dư âm trong phim Kiếp hoa
- ↑ Admiring the 1950s beauties of Vietnamese cinema
- ↑ Kim Xuân and her two "Vân - Kiều" beauties
Tài liệu[sửa]
Tư liệu[sửa]
- Ðoàn cải lương Kim Chung mở lại trang sử điện ảnh Việt Nam - Cải lương Việt Nam // Chủ Nhật, 18-11-200, 06:13
- Một vài cảm nghĩ về bộ phim Kiếp hoa - Tin Vắn Online
- Chiếu phim Kiếp hoa - HaNoiGrapevine // 01-10-2010 (GMT+7)
- Chiêm ngưỡng tài tử, giai nhân điện ảnh một thời trong Kiếp hoa - Tuổi Trẻ // 25-05-2018, 07:10 (GMT+7)
- Surprise by the beauties and voices of two Vietnamese actresses 63 years ago - Báo Bình Luận // Thứ Sáu, 09-02-2018, 09:04 (GMT+7)