Mục từ này cần được bình duyệt
Khác biệt giữa các bản “ASEAN”
Dòng 13: Dòng 13:
  
 
Ngày 08 tháng 08 năm 2007, tại [[Singapore]], nhân kỉ niệm đệ tứ thập chu niên thành lập tổ chức, các thành viên đồng thuận 08 tháng 08 thường niên là ''Ngày ASEAN'' (ASEAN day). Ngày 20 tháng 11 cùng năm, nguyên ngủ 10 quốc gia thành viên đã kí ''Hiến chương ASEAN'' (ASEAN Charter). Cộng đồng ASEAN bắt đầu có những thương thảo với các quốc gia [[Á châu]] ngoài khu vực nhằm tiến tới mô hình tương tự [[Liên minh Âu châu]], mà bước sơ khởi là [[văn hóa]] và [[kinh tế]].
 
Ngày 08 tháng 08 năm 2007, tại [[Singapore]], nhân kỉ niệm đệ tứ thập chu niên thành lập tổ chức, các thành viên đồng thuận 08 tháng 08 thường niên là ''Ngày ASEAN'' (ASEAN day). Ngày 20 tháng 11 cùng năm, nguyên ngủ 10 quốc gia thành viên đã kí ''Hiến chương ASEAN'' (ASEAN Charter). Cộng đồng ASEAN bắt đầu có những thương thảo với các quốc gia [[Á châu]] ngoài khu vực nhằm tiến tới mô hình tương tự [[Liên minh Âu châu]], mà bước sơ khởi là [[văn hóa]] và [[kinh tế]].
 +
 +
Ở [[thập niên 2010]], cộng đồng ASEAN đứng trước thử thách khôn lường mới là [[khí hậu biến hóa]] và sự tăng áp lực của [[Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa]] trong vấn đề tranh chấp lĩnh hải ở tuyến giao thương trọng yếu nhất thế giới.
 
==Tham khảo==
 
==Tham khảo==
 
* [[ASEAN+3]]
 
* [[ASEAN+3]]

Phiên bản lúc 15:03, ngày 12 tháng 11 năm 2020

Liên minh các quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations, ASEAN), giản xưng Đông Liên hoặc Đông Minh, là một tổ chức hợp tác quốc tế cấp khu vực tại Á châu.

Lịch sử

Ngày 31 tháng 07 năm 1961, ba quốc gia Malaya, Thái Lan, Philippines đồng sáng lập Liên minh Đông Nam Á (Association of Southeast Asia, ASA) nhằm tương trợ chính trịkinh tế trong bối cảnh lãnh chiến leo thang. Tuy nhiên, năm 1963, sau khi Malaya sáp nhập Bắc Borneo để cấu thành liên bang Malaysia, MalaysiaPhilippines cắt bang giao vì tranh chấp lĩnh hải. Đến tháng 08 năm 1965, đảo Singapore bị bức li khai Malaysia, khiến liên minh hoàn toàn tê liệt.

Ngày 06 tháng 08 năm 1967, nhờ sự vận động của chính phủ Thái LanIndonesia, 5 vị ngoại trưởng Thái Lan, Indonesia, Philippines, Malaysia, Singapore họp tại Bangkok để định hình một tổ chức tương trợ kháng cộng, trong bối cảnh Đông Nam Á có nguy cơ bị các thế lực lớn nhất lãnh chiến dùng làm "quân cờ di động". Ngày 08 tháng 08 cùng năm, hội nghị ngoại trưởng ra Tuyên ngôn ASEAN Declaration (ASEAN Declaration), qua đó tái cấu trúc thành Liên minh các quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations, ASEAN).

Trong giai đoạn 1976 - 1995, trật tự thế giới tiến dần tới đa phương, ASEAN liên tục mở các kì hội nghị thượng đỉnh và cấp cao để cụ thể hóa phương thức hoạt động, đồng thời gia tăng ảnh hưởng. Về căn bản, ASEAN vận hành trên 4 lĩnh vực chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế. Cũng từ thời kì này, trong phương châm hành động ASEAN bỏ hẳn yếu tố kháng Cộng để hòa nhập xu thế hợp tác quốc tế trên bình diện tôn trọng bản sắc quốc gia.

Ngày 08 tháng 01 năm 1984, Brunei gia nhập. Ngày 28 tháng 07 năm 1995, Việt Nam gia nhập. Ngày 23 tháng 07 năm 1997, Myanma gia nhập. Ngày 23 tháng 07 năm 1997, Lào gia nhập. Ngày 30 tháng 04 năm 1999, Kampuchea gia nhập. Giai đoạn này bắt đầu có các hoạt động hợp tác quân sự song phương hoặc đa phương trong cộng đồng ASEAN hoặc giữa thành viên ASEAN với quốc gia ngoài khu vực, nhằm đối phó diễn biến thời sự phức tạp như nạn hải tặc, tranh chấp lĩnh hải hoặc mậu dịch hàng hải, hoặc thuần túy là diễn tập thường niên... Đồng thời, trong xu thế quốc tế hóa, từ giai đoạn này các quốc gia ASEAN càng chú trọng yếu tố văn hóa (đặc biệt thể thao, du lịch, điện ảnh, âm nhạc) làm phương tiện giao lưu và quảng bá.

Tháng 07 năm 2006, có thêm Timor Leste đệ đơn gia nhập. Ngoài ra, Papua New Guinea được công nhận vị trí quan sát viên. Biệt ngữ Nhà ASEAN (ASEAN house) bắt đầu phổ biến với ý nghĩa hợp tác trong đa dạng.

Ngày 08 tháng 08 năm 2007, tại Singapore, nhân kỉ niệm đệ tứ thập chu niên thành lập tổ chức, các thành viên đồng thuận 08 tháng 08 thường niên là Ngày ASEAN (ASEAN day). Ngày 20 tháng 11 cùng năm, nguyên ngủ 10 quốc gia thành viên đã kí Hiến chương ASEAN (ASEAN Charter). Cộng đồng ASEAN bắt đầu có những thương thảo với các quốc gia Á châu ngoài khu vực nhằm tiến tới mô hình tương tự Liên minh Âu châu, mà bước sơ khởi là văn hóakinh tế.

thập niên 2010, cộng đồng ASEAN đứng trước thử thách khôn lường mới là khí hậu biến hóa và sự tăng áp lực của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trong vấn đề tranh chấp lĩnh hải ở tuyến giao thương trọng yếu nhất thế giới.

Tham khảo

Liên kết

Tài liệu

  • Taiwan ASEAN Studies Center; ASEAN Outlook Magazine; May 2013. Myanmar's Overlooked Industry Opportunities and Investment Climate, by David DuByne
  • ASEAN Community in Figures (ACIF) 2012 (PDF), Jakarta: Association of Southeast Asian Nations, 2012, ISBN 978-602-7643-22-2, lưu trữ từ nguyên tác (PDF) 4 tháng 9 2015
  • Acharya, Amitav (2009), Constructing a Security Community in Southeast Asia: ASEAN and the problem of regional order (lxb. 2nd), Abingdon, Oxfordshire/New York: Routledge, ISBN 978-0-415-41428-9
  • Collins, Allan (2013), Building a People-oriented Security Community the ASEAN Way, Abingdon, Oxfordshire/New York: Routledge, ISBN 978-0-415-46052-1
  • Fry, Gerald W. (2008), The Association of Southeast Asian Nations, New York: Chelsea House, ISBN 978-0-7910-9609-3
  • Lee, Yoong, bt. (2011), ASEAN Matters! Reflecting on the Association of Southeast Asian Nations, Singapore: World Scientific Publishing, ISBN 978-981-4335-06-5
  • Haacke, Jürgen; Morada, Noel M., bt. (2010), Cooperative Security in the Asia-Pacific: The ASEAN Regional Forum, Abingdon, Oxfordshire/New York: Routledge, ISBN 978-0-415-46052-1
  • Seah, Daniel (2015) Problems Concerning the International Law-Making Practice of ASEAN Asian Journal of International Law (Cambridge University Press)
  • Severino, Rodolfo (2008), ASEAN, Singapore: ISEAS Publications, ISBN 978-981-230-750-7
  • Amador III J, Teodoro J. (2014), A united region: The ASEAN Community 2015

Tư liệu