Mục từ này cần được bình duyệt
Khác biệt giữa các bản “Bảo Đại”
Dòng 20: Dòng 20:
 
Ngày 09 tháng 03 năm 1945, [[Đại Nhật Bản đế quốc lục quân|hoàng quân Nhật Bản]] đảo chính khắp [[Đông Dương]] nhằm loại thế lực [[Pháp]] khỏi kì thế [[Đông Nam Á]]. Sang 11 tháng 03 năm 1945, tại [[Kiến Trung điện]], trước sự chứng kiến của đại sứ Yokoyama Masayuki, tổng lĩnh sự Konagaya Akira và lĩnh sự Watanabe Taizo, cùng sáu vị [[thượng thư]] thuộc [[Cơ Mật viện]], Bảo Đại [[hoàng đế]] đọc đạo dụ ''Tuyên-cáo Việt-nam độc-lập'', nhằm đoạn tuyệt mọi liên đới chính trị [[Việt Nam]] với [[Pháp]], đồng thời căn bản đưa tam kì vào [[Đại Đông Á cộng vinh khuyên]]. Trên danh nghĩa, [[Việt Nam]] tự bấy hoàn toàn độc lập, nhưng thực tế [[Đại Nhật Bản đế quốc|Nhật Bản]] vẫn nắm độc quyền chính trị, quân sự, kinh tế, tài chính và ngoại giao, quyền hạn hoàng tộc [[Việt Nam]] chỉ còn ở [[Thừa Thiên]]. Đạo dụ được soạn theo tiêu chí do phía [[Đại Nhật Bản đế quốc|Nhật Bản]] đề xuất bằng [[Nhật ngữ]], nhưng khi phiên nghĩa sang [[Việt ngữ]], các thành viên [[Cơ Mật viện]] đã cố ý sửa cho bớt hệ lụy trong trường hợp [[Đại Nhật Bản đế quốc|Nhật Bản đế quốc]] thất bại trong chiến sự với [[Đồng Minh]].
 
Ngày 09 tháng 03 năm 1945, [[Đại Nhật Bản đế quốc lục quân|hoàng quân Nhật Bản]] đảo chính khắp [[Đông Dương]] nhằm loại thế lực [[Pháp]] khỏi kì thế [[Đông Nam Á]]. Sang 11 tháng 03 năm 1945, tại [[Kiến Trung điện]], trước sự chứng kiến của đại sứ Yokoyama Masayuki, tổng lĩnh sự Konagaya Akira và lĩnh sự Watanabe Taizo, cùng sáu vị [[thượng thư]] thuộc [[Cơ Mật viện]], Bảo Đại [[hoàng đế]] đọc đạo dụ ''Tuyên-cáo Việt-nam độc-lập'', nhằm đoạn tuyệt mọi liên đới chính trị [[Việt Nam]] với [[Pháp]], đồng thời căn bản đưa tam kì vào [[Đại Đông Á cộng vinh khuyên]]. Trên danh nghĩa, [[Việt Nam]] tự bấy hoàn toàn độc lập, nhưng thực tế [[Đại Nhật Bản đế quốc|Nhật Bản]] vẫn nắm độc quyền chính trị, quân sự, kinh tế, tài chính và ngoại giao, quyền hạn hoàng tộc [[Việt Nam]] chỉ còn ở [[Thừa Thiên]]. Đạo dụ được soạn theo tiêu chí do phía [[Đại Nhật Bản đế quốc|Nhật Bản]] đề xuất bằng [[Nhật ngữ]], nhưng khi phiên nghĩa sang [[Việt ngữ]], các thành viên [[Cơ Mật viện]] đã cố ý sửa cho bớt hệ lụy trong trường hợp [[Đại Nhật Bản đế quốc|Nhật Bản đế quốc]] thất bại trong chiến sự với [[Đồng Minh]].
  
Thể ý kiến của các vị Cơ Mật đại thần, Bảo Đại [[hoàng đế]] cân nhắc giữa ông cựu [[thượng thư]] [[Ngô Đình Diệm]] và ông cựu chuyên viên giáo dục [[Trần Trọng Kim]], rồi quyết định mời ông [[Trần Trọng Kim]] ở [[Sài Gòn]] ra nhiệm nội các tổng lý đại thần, tùy nghi lập danh sách tân nội các - điều chưa hề có trước đó.
+
Thể ý kiến của các vị Cơ Mật đại thần, Bảo Đại [[hoàng đế]] cân nhắc giữa ông cựu [[thượng thư]] [[Ngô Đình Diệm]] và ông cựu chuyên viên giáo dục [[Trần Trọng Kim]], rồi quyết định mời ông [[Trần Trọng Kim]] ở [[Sài Gòn]] ra nhiệm nội các tổng lý đại thần, tùy nghi lập danh sách tân nội các [[Đế quốc Việt Nam]] - điều chưa hề có trước đó. Từ lúc này, trong các văn kiện chính trị và báo chí đều thay danh xưng ''thần dân'' thành ''quốc dân'' nhằm thể hiện cơ chế lập hiến. Tuy nhiên, trong mấy tháng tiếp theo, sức vận hành của tân chính phủ rất yếu, nhất là khi diễn biến chính trị xã hội ngày càng khốc liệt.
  
Ngày 15 tháng 08 năm 1945, [[Đại Nhật Bản đế quốc|Nhật Bản đế quốc]] tuyên bố đầu hàng [[Đồng Minh]], nội các [[Đế quốc Việt Nam]] lâm nguy.
+
Ngày 15 tháng 08 năm 1945, [[Đại Nhật Bản đế quốc|Nhật Bản đế quốc]] tuyên bố đầu hàng [[Đồng Minh]], nội các [[Đế quốc Việt Nam]] lâm nguy. Sang hôm 16, chính phủ phát hiệu triệu toàn thể quốc dân bảo vệ quy chế độc lập theo tinh thần mồng 09 tháng 03.
 
==Tham khảo==
 
==Tham khảo==
 
* [[Triều Nguyễn]]
 
* [[Triều Nguyễn]]

Phiên bản lúc 23:50, ngày 28 tháng 10 năm 2020

Bảo Đại (Hán văn : 保大, 1913 - 1997) là hoàng đế thứ 13 và cuối cùng triều Nguyễn, cũng là tông chủ chính thức sau cùng trong trường kì lịch sử Việt Nam.

Danh hiệu

  • Nguyên danh : Nguyễn Phước Thiển (阮福晪)
  • Biểu tự : Vĩnh Thụy (永瑞)
  • Ngụy danh : mệ Vững
  • Niên hiệu : Bảo Đại (保大)
  • Tước hiệu : Đại Nam hoàng đế (大南皇帝, Empereur d'Annam), Việt Nam hoàng đế (越南皇帝), Quốc trưởng Quốc gia Việt Nam (越南國長)

Sinh bình

Ông hoàng Nguyễn Phước Vĩnh Thụy sinh nhằm ngày 23 tháng 09 âm lịch, tức 22 tháng 10 năm 1913 Công lịch, tại thần kinh Huế. Theo quy ước chưa được xác nhận trong học giới, thân phụ ông là hoàng đế Nguyễn Hoằng Tôn, còn thân mẫu là một trong hai vị Nhị giai Huệ phi Hoàng thịNhất giai Ơn phi Hồ thị.

Hoàng thái tử

Theo hồi kí Le dragon d'Annam, suốt tuổi thơ, ông bị an trí ở nhà để học nhằm trau dồi kinh thư dưới sự hướng dẫn của phụ hoàng và các thầy An Nam, thỉnh thoảng còn có các thầy PhápSài Gòn ra dạy làm quen với Pháp ngữ. Ngày 15 tháng 05 năm 1922, ông thọ phong Đông cung Hoàng thái tử, bắt đầu theo cha lâm chính. Tháng 06 năm 1922, ông sang Pháp học tại Lycée Condorcet, rồi Institut d'Études Politiques, cùng đi có biểu đệ Nguyễn Phước Vĩnh Cẩn. Còn theo hồi tưởng của giáo sư Hoàng Xuân Hãn, thời kì ở Paris, hoàng thái tử Vĩnh Thụy thường sang nhà ông nhờ phụ đạo môn toán. Trong mấy năm này, hoàng đế Hoằng Tôn thưởng cử người tới đốc học, thi thoảng ngài cũng ghé để kiểm tra học lực trong mỗi chuyến công du.

Ngày 06 tháng 01 năm 1925, Hoằng Tôn hoàng đế băng, hoàng thái tử Vĩnh Thụy tạm dừng học để hồi hương thọ tang. Qua đúng một năm chịu tang theo điển chế, ngày 08 tháng 01 năm 1926, thái tử Vĩnh Thụy thọ lễ đăng cơ hoàng đế tại tử cấm thành, định niên hiệu Bảo Đại, lấy sinh thần làm tiết Vạn Thọ (萬壽節). Tuy nhiên, việc cầm chính vẫn ủy thác Cơ Mật đại thần, ngài ngự trở lại Pháp học.

Hoàng đế

Ngày 06 tháng 09 năm 1932, Bảo Đại hoàng đế hồi loan. Ngày 10 tháng 09 cùng năm, ông bắt đầu chấp chính. Trong bối cảnh xã hội An Nam và cả Đông Dương chịu ảnh hưởng Đại Tiêu Điều, ông đề xuất những ý tưởng cải cách thể chế trong quyền hạn của mình và hoàng tộc. Các hành động chính trị của Bảo Đại hoàng đế nhìn chung chỉ thuận lợi trong giai đoạn 1933-9.

Kể từ năm 1940, sau khi Nhật Bản đế quốc chuyển quân vào Đông Dương và buộc Đế quốc Thực dân Pháp chia quyền, xã hội An Nam căn bản bước sang thời chiến, mọi hành động chính trị đều dễ gây bất hòa. Bản thân Bảo Đại hoàng đế cũng nhận áp lực của các lực lượng thân Quang Phục Hội, vốn chủ trương suy tôn Kì Ngoại hầu Nguyễn Phước Cường Để thuộc dòng đích hoàng tộc. Tuy nhiên, hai thế lực Nhật và Pháp đều giữ quan điểm trung dung giữa phái bảo hoàng và các lực lượng Đồng Minh Hội.

Ngày 09 tháng 03 năm 1945, hoàng quân Nhật Bản đảo chính khắp Đông Dương nhằm loại thế lực Pháp khỏi kì thế Đông Nam Á. Sang 11 tháng 03 năm 1945, tại Kiến Trung điện, trước sự chứng kiến của đại sứ Yokoyama Masayuki, tổng lĩnh sự Konagaya Akira và lĩnh sự Watanabe Taizo, cùng sáu vị thượng thư thuộc Cơ Mật viện, Bảo Đại hoàng đế đọc đạo dụ Tuyên-cáo Việt-nam độc-lập, nhằm đoạn tuyệt mọi liên đới chính trị Việt Nam với Pháp, đồng thời căn bản đưa tam kì vào Đại Đông Á cộng vinh khuyên. Trên danh nghĩa, Việt Nam tự bấy hoàn toàn độc lập, nhưng thực tế Nhật Bản vẫn nắm độc quyền chính trị, quân sự, kinh tế, tài chính và ngoại giao, quyền hạn hoàng tộc Việt Nam chỉ còn ở Thừa Thiên. Đạo dụ được soạn theo tiêu chí do phía Nhật Bản đề xuất bằng Nhật ngữ, nhưng khi phiên nghĩa sang Việt ngữ, các thành viên Cơ Mật viện đã cố ý sửa cho bớt hệ lụy trong trường hợp Nhật Bản đế quốc thất bại trong chiến sự với Đồng Minh.

Thể ý kiến của các vị Cơ Mật đại thần, Bảo Đại hoàng đế cân nhắc giữa ông cựu thượng thư Ngô Đình Diệm và ông cựu chuyên viên giáo dục Trần Trọng Kim, rồi quyết định mời ông Trần Trọng KimSài Gòn ra nhiệm nội các tổng lý đại thần, tùy nghi lập danh sách tân nội các Đế quốc Việt Nam - điều chưa hề có trước đó. Từ lúc này, trong các văn kiện chính trị và báo chí đều thay danh xưng thần dân thành quốc dân nhằm thể hiện cơ chế lập hiến. Tuy nhiên, trong mấy tháng tiếp theo, sức vận hành của tân chính phủ rất yếu, nhất là khi diễn biến chính trị xã hội ngày càng khốc liệt.

Ngày 15 tháng 08 năm 1945, Nhật Bản đế quốc tuyên bố đầu hàng Đồng Minh, nội các Đế quốc Việt Nam lâm nguy. Sang hôm 16, chính phủ phát hiệu triệu toàn thể quốc dân bảo vệ quy chế độc lập theo tinh thần mồng 09 tháng 03.

Tham khảo

Liên kết