Dòng 1: | Dòng 1: | ||
+ | {{mới}} | ||
{{Infobox book | {{Infobox book | ||
| name = Việt điện u linh tập<br>越甸幽靈集 | | name = Việt điện u linh tập<br>越甸幽靈集 |
Phiên bản lúc 18:10, ngày 21 tháng 10 năm 2020
Tác giả | Lý Tế Xuyên (?) |
---|---|
Địa điểm | An Nam |
Ngôn ngữ | Hán văn |
Thể loại | Đạo giáo |
Chủ đề | Thần tích |
Thời điểm | 1329[1] (?) |
Việt điện u linh tập (Hán văn : 越甸幽靈集) là nhan đề một trứ tác thần thoại An Nam trung đại.
Nguyên tự
Chính văn Việt điện u linh tập diễn Nôm là "hợp tuyển thần tích trong cõi Việt". Yếu tố "Việt" (越) ở ngữ cảnh trung đại là chỉ chung những khu vực phía Nam Ngũ Lĩnh.
Lịch sử
Tác giả
Cứ theo bài tựa năm Khai Hựu (1329) trong sách cùng tiểu dẫn của các vị Lê Quý Đôn và Phan Huy Chú đời sau, tác giả Việt điện u linh tập tạm được coi là Lý Tế Xuyên, một quan viên nhỏ thời Trần Hiến Tông[2]. Tuy nhiên, theo giáo sư Dương Quảng Hàm, Lý Tế Xuyên cũng chỉ là một trong nhiều tác giả và sách phải có sớm nhất từ triều Lý[3].
Cùng thời Lý Tế Xuyên còn Lĩnh Nam chích quái lục của Trần Thế Pháp tương tự về chủ đề và đề tài. Nhưng tựu trung, đây là hai văn phẩm cổ nhất còn bảo tồn nguyên vẹn tại Việt Nam. Cả hai tác phẩm đều nhuốm màu Đạo giáo dù ở thời kì Phật giáo còn ngự trị mãnh liệt.
Tác phẩm
Nguyên bản thời Trần gồm 27 thiên, chia 3 mục, tường thuật hành trạng 27 thần nhân được phụng thờ phổ biến thời Lý-Trần[4]. Dưới mỗi bài có tiếm bình của tác giả. Sang thời Hậu Lê, có người ra công tục biên, thành 4 quyển 41 huyền tích[5].
- Tựa (序)
- Lịch đại nhân quân (歷代人君)
- Lịch đại nhân thần (歷代人臣)
- Hạo khí anh linh (浩氣英靈)
- Việt điện u linh tục tập (越甸幽靈續集)
Văn hóa
Từ thế kỉ XIV, sau những biến cố của chiến sự Nguyên-Việt, về căn bản lối sống chuộng Phật giáo tại An Nam bắt đầu thoái hóa. Trong dân gian xuất hiện những hình thức thờ cúng kiểu Đạo giáo, có lẽ một phần do tiếp thu từ những người Tống chạy nạn Mông Cổ. Tác phẩm cho độc giả hiện đại cái nhìn tương đối sinh động về sinh hoạt tâm linh của người Việt thời Trần mạt. Đồng thời, làm tư liệu để địa phương các đời kiến tạo bản sắc thông qua những lễ hội tôn vinh thần nhân.
Nguyên tác tồn tại qua nhiều thế kỉ thuần túy bằng Hán văn, mãi tới năm 1969 mới có bản dịch Việt ngữ tiên phong[6].
Xem thêm
Tham khảo
- ↑ Nguyễn Văn Huyên, Góp phần nghiên cứu văn hóa Việt Nam (Tập 1). Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 2003, tr.463.
- ↑ Theo Từ điển bách khoa Việt Nam, mục từ "Việt điện u linh" (bản điện tử).
- ↑ Việt Nam văn học sử yếu, tr. 237-238
- ↑ Thủ cảo A. 751, không rõ năm, tàng trữ thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm Hà Nội (theo Nguyễn Phương Chi, tr. 1994 và Nguyễn Đăng Na, tr. 232). Bản A. 47 ở thư viện Khoa học Xã hội (Hà Nội) có 28 truyện (Trần Văn Giáp, tr. 1093), bởi có thêm truyện Lý Phật Tử.
- ↑ Theo Việt Nam văn học sử yếu (tr. 238). Bản này nhan đề Tân đính hiệu bình Việt điện u linh tập.
- ↑ Mạnh Nghị Trần Kinh Hòa, Việt điện u linh tập, Nhà xuất bản Khai Trí, Sài Gòn, 1969.
Tài liệu
- Dương Quảng Hàm, Việt Nam văn học sử yếu. Trung tâm Học liệu xuất bản (bản in lần thứ 10), Sài Gòn, 1968.
- Trần Văn Giáp, Tìm hiểu kho sách Hán Nôm (Tập 1 và Tập 2 in chung), Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2003.
- Nguyễn Đăng Na (chủ biên), Văn học thế kỷ X-XIV. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2004.
- Nguyễn Phương Chi, mục từ "Việt điện u linh tập" trong Từ điển văn học (bộ mới). Nhà xuất bản Thế Giới, 2004.
- Ngọc Hồ, Việt điệu u linh tập tục toàn biên. Nhà xuất bản Cửu Long, 1992.