Mục từ này cần được bình duyệt
Khác biệt giữa các bản “Sóng độc”
 
(Không hiển thị 14 phiên bản của cùng người dùng ở giữa)
Dòng 1: Dòng 1:
 
<indicator name="mới">[[File:UnderCon icon.svg|40px|link={{TALKPAGENAME}}#Bình duyệt|alt=Mục từ này cần được bình duyệt|Mục từ này cần được bình duyệt]]</indicator>
 
<indicator name="mới">[[File:UnderCon icon.svg|40px|link={{TALKPAGENAME}}#Bình duyệt|alt=Mục từ này cần được bình duyệt|Mục từ này cần được bình duyệt]]</indicator>
 +
[[File:Wea00800,1.jpg|thumb|upright=1.4|Một con tàu buôn trên [[Vịnh Biscay]] cùng con sóng khổng lồ phía trước, 1940.]]
 
[[File:(furthera)_Image_of_a_rogue_wave_in_the_western_North_Atlantic_during_the_Atlantic_Remote_Sensing_Land,Ocean_Experiment_(ARSLOE).png|thumb|upright=1.4|Sóng độc ở Tây Bắc Đại Tây Dương.]]
 
[[File:(furthera)_Image_of_a_rogue_wave_in_the_western_North_Atlantic_during_the_Atlantic_Remote_Sensing_Land,Ocean_Experiment_(ARSLOE).png|thumb|upright=1.4|Sóng độc ở Tây Bắc Đại Tây Dương.]]
'''Sóng độc''', '''sóng lừng''', hay '''sóng sát thủ''' là sóng cao ít nhất hơn hai lần những sóng xung quanh, không thể dự đoán, và thường đến bất ngờ từ hướng khác với sóng và gió hiện hành.<ref>{{cite web | url=https://oceanservice.noaa.gov/facts/roguewaves.html | title=What is a rogue wave? | date= June 16, 2024 | publisher= National Ocean Service | access-date= October 31, 2024}}</ref>
+
'''Sóng độc''', '''sóng lừng''', hay '''sóng sát thủ''' là sóng cao ít nhất hơn hai lần những sóng xung quanh, không thể dự đoán, và thường đến bất ngờ từ hướng khác với sóng và gió hiện hành.<ref name="NOAA">{{cite web | url=https://oceanservice.noaa.gov/facts/roguewaves.html | title=What is a rogue wave? | date= June 16, 2024 | website=National Ocean Service | publisher=National Oceanic and Atmospheric Administration | access-date= October 31, 2024}}</ref> Sóng độc có thể đột ngột xuất hiện trên biển lặng, xa bờ.<ref name="manoa">{{cite web | url=https://manoa.hawaii.edu/exploringourfluidearth/physical/waves/sea-states/weird-science-rogue-waves | title=Weird Science: Rogue Waves | last= | first= | date= | website=Exploring Our Fluid Earth | publisher=University of Hawaiʻi at Mānoa | access-date= November 1, 2024}}</ref> Những người đi biển đã thuật lại và truyền miệng về sóng độc trong hàng thế kỷ nhưng nó được cho là không có thật bởi khoa học trước kia phủ nhận sự tồn tại của sóng lớn như vậy và những lời kể của nhân chứng thưa, ít ỏi, có lẽ bởi đa số thủy thủ gặp sóng này đã không trở về để kể lại.<ref name="Voss">{{cite web | url=https://www.aps.org/apsnews/2018/01/existence-rogue-waves | title=January 1, 1995: Confirmation of the Existence of Rogue Waves | last=Voss | first=David | date=January 1, 2018 | website=apsnews | publisher=American Physical Society | access-date=November 1, 2024}}</ref> Do đó từng có một thời gian dài sóng độc được xem như truyền thuyết, thần thoại hàng hải.<ref name="manoa"/><ref name="Voss"/> Sang thế kỷ 20, sự ra đời của tàu thân thép đã làm tăng đáng kể cơ hội sống sót, tương ứng là số lần chứng kiến được tường thuật.<ref name="Voss"/> Các công nghệ mới đã giúp các nhà khoa học phát hiện sóng độc ngoài biển, biến truyền thuyết thành sự thực.<ref name="Toffoli">{{cite web | url=https://findanexpert.unimelb.edu.au/news/80848-rogue-waves-in-the-ocean-are-much-more-common-than-anyone-suspected--says-new-study | title=Rogue waves in the ocean are much more common than anyone suspected, says new study | last=Toffoli | first=Alessandro | date= April 15, 2024 | website=Find an Expert | publisher=University of Melbourne | access-date=November 1, 2024}}</ref>
 +
 
 +
Sóng độc đầu tiên đo đạc được và cũng nổi tiếng nhất là sóng Draupner ở Biển Bắc vào ngày 1 tháng 1 năm 1995 có độ cao 25,6 mét.<ref name="Voss"/><ref name="Toffoli"/> Các nhà khoa học xác minh rằng sóng độc phổ biến hơn con người nghĩ trước kia, và khi ngày càng có nhiều con tàu du hành đại dương, tần suất gặp sóng độc cũng cao hơn.<ref name="manoa"/> Theo nhiều mô tả thì sóng độc trông như bức tường nước với sườn dốc và rãnh sâu bất thường.<ref name="NOAA"/> Thực tế có thể có nhiều đến 10 sóng độc hình thành trên đại dương toàn thế giới tại bất kỳ thời điểm nào.<ref name="Voss"/> Đây có thể là nguyên nhân gây ra sự mất tích bí ẩn của một số con tàu như MS ''München'' năm 1978 và MV ''Derbyshire'' năm 1980.<ref name="Voss"/>
 +
 
 +
Chính xác sóng độc hình thành thế nào là điều chưa được biết, tuy nhiên có hai giả thuyết chính:<ref name="NOAA"/><ref name="manoa"/>
 +
 
 +
*Giao thoa sóng nhồi: Các cơn sóng trên đại dương di chuyển với tốc độ và hướng khác nhau. Khi chúng giao nhau, đầu, rãnh, và chiều dài sóng đôi khi trùng hợp và tăng cường cho nhau. Quá trình này có thể tạo ra các cơn sóng cao lớn bất thường và biến mất nhanh. Nếu các cơn sóng bình thường có cùng hướng di chuyển thì sóng hợp nhất có thể kéo dài vài phút trước khi lụi dần.
 +
 
 +
*Tập trung năng lượng: Giả thuyết này đề cập đến vai trò của hải lưu và bão. Hải lưu chuyển động ngược chiều với sóng sinh ra do gió bão sẽ rút ngắn tần số sóng làm các con sóng nhập vào nhau và tạo ra sóng độc. Các hải lưu liên quan từng được thấy là Gulf Stream và Agulhas. Sóng độc hình thành kiểu này có xu hướng tồn tại lâu hơn.
 +
 
 +
Sóng độc là hiện tượng được nghiên cứu tích cực, không chỉ ở đại dương, hồ, mà nó còn xuất hiện trong heli lỏng và buồng vi sóng.<ref name="Voss"/>  
 
{{clear}}
 
{{clear}}
 
== Tham khảo ==
 
== Tham khảo ==
 
{{reflist}}
 
{{reflist}}

Bản hiện tại lúc 10:31, ngày 3 tháng 11 năm 2024

Một con tàu buôn trên Vịnh Biscay cùng con sóng khổng lồ phía trước, 1940.
Sóng độc ở Tây Bắc Đại Tây Dương.

Sóng độc, sóng lừng, hay sóng sát thủ là sóng cao ít nhất hơn hai lần những sóng xung quanh, không thể dự đoán, và thường đến bất ngờ từ hướng khác với sóng và gió hiện hành.[1] Sóng độc có thể đột ngột xuất hiện trên biển lặng, xa bờ.[2] Những người đi biển đã thuật lại và truyền miệng về sóng độc trong hàng thế kỷ nhưng nó được cho là không có thật bởi khoa học trước kia phủ nhận sự tồn tại của sóng lớn như vậy và những lời kể của nhân chứng thưa, ít ỏi, có lẽ bởi đa số thủy thủ gặp sóng này đã không trở về để kể lại.[3] Do đó từng có một thời gian dài sóng độc được xem như truyền thuyết, thần thoại hàng hải.[2][3] Sang thế kỷ 20, sự ra đời của tàu thân thép đã làm tăng đáng kể cơ hội sống sót, tương ứng là số lần chứng kiến được tường thuật.[3] Các công nghệ mới đã giúp các nhà khoa học phát hiện sóng độc ngoài biển, biến truyền thuyết thành sự thực.[4]

Sóng độc đầu tiên đo đạc được và cũng nổi tiếng nhất là sóng Draupner ở Biển Bắc vào ngày 1 tháng 1 năm 1995 có độ cao 25,6 mét.[3][4] Các nhà khoa học xác minh rằng sóng độc phổ biến hơn con người nghĩ trước kia, và khi ngày càng có nhiều con tàu du hành đại dương, tần suất gặp sóng độc cũng cao hơn.[2] Theo nhiều mô tả thì sóng độc trông như bức tường nước với sườn dốc và rãnh sâu bất thường.[1] Thực tế có thể có nhiều đến 10 sóng độc hình thành trên đại dương toàn thế giới tại bất kỳ thời điểm nào.[3] Đây có thể là nguyên nhân gây ra sự mất tích bí ẩn của một số con tàu như MS München năm 1978 và MV Derbyshire năm 1980.[3]

Chính xác sóng độc hình thành thế nào là điều chưa được biết, tuy nhiên có hai giả thuyết chính:[1][2]

  • Giao thoa sóng nhồi: Các cơn sóng trên đại dương di chuyển với tốc độ và hướng khác nhau. Khi chúng giao nhau, đầu, rãnh, và chiều dài sóng đôi khi trùng hợp và tăng cường cho nhau. Quá trình này có thể tạo ra các cơn sóng cao lớn bất thường và biến mất nhanh. Nếu các cơn sóng bình thường có cùng hướng di chuyển thì sóng hợp nhất có thể kéo dài vài phút trước khi lụi dần.
  • Tập trung năng lượng: Giả thuyết này đề cập đến vai trò của hải lưu và bão. Hải lưu chuyển động ngược chiều với sóng sinh ra do gió bão sẽ rút ngắn tần số sóng làm các con sóng nhập vào nhau và tạo ra sóng độc. Các hải lưu liên quan từng được thấy là Gulf Stream và Agulhas. Sóng độc hình thành kiểu này có xu hướng tồn tại lâu hơn.

Sóng độc là hiện tượng được nghiên cứu tích cực, không chỉ ở đại dương, hồ, mà nó còn xuất hiện trong heli lỏng và buồng vi sóng.[3]

Tham khảo[sửa]

  1. a b c "What is a rogue wave?", National Ocean Service, National Oceanic and Atmospheric Administration, ngày 16 tháng 6 năm 2024, truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2024
  2. a b c d "Weird Science: Rogue Waves", Exploring Our Fluid Earth, University of Hawaiʻi at Mānoa, truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2024
  3. a b c d e f g Voss, David (ngày 1 tháng 1 năm 2018), "January 1, 1995: Confirmation of the Existence of Rogue Waves", apsnews, American Physical Society, truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2024
  4. a b Toffoli, Alessandro (ngày 15 tháng 4 năm 2024), "Rogue waves in the ocean are much more common than anyone suspected, says new study", Find an Expert, University of Melbourne, truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2024