Mục từ này cần được bình duyệt
Khác biệt giữa các bản “Utopia”
Dòng 10: Dòng 10:
 
Một trong những đặc điểm dễ nhận diện nhất của utopia là diễn ngôn suy đoán về một xã hội không tồn tại tốt đẹp hơn xã hội thực. Đặc điểm khác là nó đặt con người ở trung tâm, không phụ thuộc vào cơ may hay sự can thiệp từ thế lực thần thánh bên ngoài để áp đặt trật tự lên xã hội. Xã hội utopia được xây nên bởi con người và dành cho con người. Vì những người utopia thường không tin rằng các cá nhân có thể sống hòa hợp cùng nhau nên ở cốt lõi các xã hội utopia hay tồn tại những bộ luật khắt khe, những quy tắc buộc các cá nhân phải kìm hãm bản chất không đáng tin và không kiên định, giúp khoác lên cho xã hội một lớp áo phù hợp.{{sfn|Claeys|2010|p=7}}
 
Một trong những đặc điểm dễ nhận diện nhất của utopia là diễn ngôn suy đoán về một xã hội không tồn tại tốt đẹp hơn xã hội thực. Đặc điểm khác là nó đặt con người ở trung tâm, không phụ thuộc vào cơ may hay sự can thiệp từ thế lực thần thánh bên ngoài để áp đặt trật tự lên xã hội. Xã hội utopia được xây nên bởi con người và dành cho con người. Vì những người utopia thường không tin rằng các cá nhân có thể sống hòa hợp cùng nhau nên ở cốt lõi các xã hội utopia hay tồn tại những bộ luật khắt khe, những quy tắc buộc các cá nhân phải kìm hãm bản chất không đáng tin và không kiên định, giúp khoác lên cho xã hội một lớp áo phù hợp.{{sfn|Claeys|2010|p=7}}
  
Mọi tác phẩm utopia đều là hư cấu bởi chúng bàn đến những cái có thể chứ không phải thế giới thực. Tuy nhiên chúng đi xa hơn hư cấu thông thường ở việc mở rộng phạm vi của sự có thể đến mức bao gồm cả nhiều thứ dường như không thể hoặc ít nhất là rất khó xảy ra.{{sfn|Rüsen|Fehr|Rieger|2005|p=23}} Utopia là kiểu văn học giả tưởng nhưng nhìn chung gần với thực tế hoặc ranh giới có thể hơn các tác phẩm cùng thể loại.{{sfn|Claeys|2022|p=27}}
+
Mọi tác phẩm utopia đều là hư cấu bởi chúng bàn đến những cái có thể chứ không phải thế giới thực. Tuy nhiên chúng đi xa hơn hư cấu thông thường ở việc mở rộng phạm vi của sự có thể đến mức bao gồm cả nhiều thứ dường như không thể hoặc ít nhất là rất khó xảy ra.{{sfn|Rüsen|Fehr|Rieger|2005|p=23}} Utopia là kiểu văn học giả tưởng nhưng nhìn chung gần với thực tế hoặc ranh giới có thể hơn các tác phẩm cùng thể loại.{{sfn|Claeys|2022|p=27}} Trải qua hàng thế kỷ, utopia bị ảnh hưởng bởi những thể loại tương tự như tiểu thuyết, nhật ký, khoa học viễn tưởng. Thực tế nó rất gần với khoa học viễn tưởng nhưng không khó để phân biệt khi mà khoa học viễn tưởng đầu tư rõ ràng vào một thế giới kỳ ảo được dựng lên nhờ khoa học và công nghệ, đưa chúng ta vào hành trình đến những chốn xa xôi; còn utopia tập trung diễn tả những phương án khác để thiết lập những xã hội tưởng tượng.{{sfn|Claeys|2010|p=7}}
  
 
== Tham khảo ==
 
== Tham khảo ==

Phiên bản lúc 17:54, ngày 3 tháng 6 năm 2024

Tranh minh họa một hòn đảo giả tưởng utopia.

Utopia hay utopian[↓ 1] là những từ thường được dùng để chỉ ý tưởng hay kế hoạch vượt quá phạm vi có thể, tượng trưng cho trạng thái hoàn hảo không thể đạt được.[1] Xét khía cạnh quan điểm thì nó là biểu hiện của khát vọng tìm đến một phương cách sinh tồn tốt hơn.[2] Khát vọng về một cuộc sống tốt hơn xuất phát từ cảm giác bất mãn với xã hội đang sống và là đặc trưng hàng đầu của utopia.[3] Năng lượng chủ đạo của utopia là hy vọng; nó như một cách phản ứng trước thực tại không mong muốn và ước muốn vượt qua mọi khó khăn bằng việc tưởng tượng ra những giải pháp.[4] Chủ nghĩa utopia là triết lý của hy vọng với đặc trưng là biến hy vọng thành sự mô tả về một xã hội không tồn tại.[5] Đó là khái niệm hay niềm tin rằng một xã hội tốt đẹp hơn nhiều có thể được tạo ra bởi nỗ lực của con người qua thời gian.[6]

'Utopia' là từ được sáng tạo bởi Thomas More, là tên một quốc gia tưởng tượng ông mô tả trong cuốn sách tiếng Latin năm 1516 với tựa nay được biết là Utopia. Từ này nghĩa gốc là "không nơi nào" hay "không ở đâu", nhưng lại trở nên mang nghĩa là một nơi tốt đẹp không tồn tại.[7] Trong Utopia, More kể chuyện một con tàu khám phá ra một hòn đảo lạ mà ở đó đã xây dựng một xã hội có nền tảng là sự bình đẳng sâu rộng nhưng nằm dưới quyền thế của những người già thông thái.[8] Xã hội được mô tả trong Utopia không quá cuốn hút với người thời nay: nó chuyên chế, phân thứ, gia trưởng, xử phạt nô lệ cho những tội tương đối nhỏ; tuy nhiên với người thế kỷ 16 những điều này là bình thường và nô lệ còn là hình phạt nhân đạo so với hiện thực thời đó. Quan trọng, ở Utopia không có kẻ giàu người nghèo; điều đạt được nhờ hạ thấp nhu cầu, mọi người làm việc, chia sẻ đồng đều, và sống đơn giản. Utopia dường như là thiên đường trong mắt nhiều người đương thời.[9]

Utopia trong văn học

Khái niệm utopia trong văn học có thể được định nghĩa là "một xã hội không tồn tại được mô tả khá chi tiết bao gồm không gian và thời gian mà tác giả muốn cho người đọc cùng thời thấy rằng nó tốt hơn đáng kể so với xã hội người đọc sống."[10] Tác phẩm của More đã đặt nền móng cho sự phát triển của một thể loại văn học ở phương Tây với cấu trúc tường thuật: tả về chuyến đi của một người đến một nơi chưa biết; ở đó, người lữ hành được dẫn đi tham quan xã hội và giải thích về cơ cấu kinh tế, chính trị, xã hội, tôn giáo của nó; sau chuyến đi người lữ hành trở về quê hương để truyền thông điệp rằng có những phương thức tốt hơn để tổ chức xã hội.[4]

Một trong những đặc điểm dễ nhận diện nhất của utopia là diễn ngôn suy đoán về một xã hội không tồn tại tốt đẹp hơn xã hội thực. Đặc điểm khác là nó đặt con người ở trung tâm, không phụ thuộc vào cơ may hay sự can thiệp từ thế lực thần thánh bên ngoài để áp đặt trật tự lên xã hội. Xã hội utopia được xây nên bởi con người và dành cho con người. Vì những người utopia thường không tin rằng các cá nhân có thể sống hòa hợp cùng nhau nên ở cốt lõi các xã hội utopia hay tồn tại những bộ luật khắt khe, những quy tắc buộc các cá nhân phải kìm hãm bản chất không đáng tin và không kiên định, giúp khoác lên cho xã hội một lớp áo phù hợp.[4]

Mọi tác phẩm utopia đều là hư cấu bởi chúng bàn đến những cái có thể chứ không phải thế giới thực. Tuy nhiên chúng đi xa hơn hư cấu thông thường ở việc mở rộng phạm vi của sự có thể đến mức bao gồm cả nhiều thứ dường như không thể hoặc ít nhất là rất khó xảy ra.[11] Utopia là kiểu văn học giả tưởng nhưng nhìn chung gần với thực tế hoặc ranh giới có thể hơn các tác phẩm cùng thể loại.[12] Trải qua hàng thế kỷ, utopia bị ảnh hưởng bởi những thể loại tương tự như tiểu thuyết, nhật ký, khoa học viễn tưởng. Thực tế nó rất gần với khoa học viễn tưởng nhưng không khó để phân biệt khi mà khoa học viễn tưởng đầu tư rõ ràng vào một thế giới kỳ ảo được dựng lên nhờ khoa học và công nghệ, đưa chúng ta vào hành trình đến những chốn xa xôi; còn utopia tập trung diễn tả những phương án khác để thiết lập những xã hội tưởng tượng.[4]

Tham khảo

Tài liệu tham khảo

  • Sargent, Lyman Tower (2010), Utopianism: A Very Short Introduction, Oxford University Press, ISBN 978-0-19-161442-2
  • Levitas, Ruth (2010), The Concept of Utopia, Peter Lang, ISBN 978-3-03911-366-8
  • Claeys, Gregory, bt. (2010), The Cambridge Companion to Utopian Literature, Cambridge University Press, ISBN 978-0-521-88665-9
  • Widdicombe, Toby; Morris, James M.; Kross, Andrea (2017), Historical Dictionary of Utopianism (lxb. 2), Rowman & Littlefield, ISBN 978-1-5381-0217-6
  • Claeys, Gregory (2022), Utopianism for a Dying Planet, Princeton University Press, ISBN 978-0-691-23669-8
  • Goodwin, Barbara (2001), The Philosophy of Utopia, London: Taylor & Francis, ISBN 978-0-7146-5153-8
  • Rüsen, Jörn; Fehr, Michael; Rieger, Thomas, bt. (2005), Thinking Utopia, New York: Berghahn Books, ISBN 978-1-84545-304-6

Chú thích

  1. Lần lượt là danh từ và tính từ tiếng Anh; có thể tạm dịch tương ứng ra tiếng Việt là cái/sự không tưởngkhông tưởng.