Dòng 10: | Dòng 10: | ||
Khi tiến gần Mặt Trời, các thành phần ion và bụi của đầu sao chổi bị thổi bay lần lượt bởi [[gió mặt trời]] và [[áp lực bức xạ]], tạo ra [[đuôi sao chổi]] gồm hai loại tương ứng là đuôi khí và đuôi bụi.{{sfn|Meierhenrich|2015|p=8}}{{sfn|Stoyan|2015|p=40}} Đuôi khí của sao chổi Halley tồn tại từ tháng 11 năm 1985 đến tháng 7 năm 1986 và dài từ 0,02 đến 0,27 au.{{sfn|Schmude|2010|p=90}} Vào thời gian này, đuôi khí hoạt động mạnh với nhiều lần bị ngắt rời.{{sfn|Stoyan|2015|p=179}} Trong khi đó đuôi bụi toả rộng và khuếch tán, không dễ để phân biệt trực quan trên nền Ngân Hà sáng.{{sfn|Stoyan|2015|p=179}} | Khi tiến gần Mặt Trời, các thành phần ion và bụi của đầu sao chổi bị thổi bay lần lượt bởi [[gió mặt trời]] và [[áp lực bức xạ]], tạo ra [[đuôi sao chổi]] gồm hai loại tương ứng là đuôi khí và đuôi bụi.{{sfn|Meierhenrich|2015|p=8}}{{sfn|Stoyan|2015|p=40}} Đuôi khí của sao chổi Halley tồn tại từ tháng 11 năm 1985 đến tháng 7 năm 1986 và dài từ 0,02 đến 0,27 au.{{sfn|Schmude|2010|p=90}} Vào thời gian này, đuôi khí hoạt động mạnh với nhiều lần bị ngắt rời.{{sfn|Stoyan|2015|p=179}} Trong khi đó đuôi bụi toả rộng và khuếch tán, không dễ để phân biệt trực quan trên nền Ngân Hà sáng.{{sfn|Stoyan|2015|p=179}} | ||
− | Theo định luật hai Kepler, sao chổi di chuyển nhanh nhất khi ở gần Mặt Trời nhất.{{sfn|Schmude|2010|p=9}}{{sfn|Stoyan|2015|p=39}} Cách Mặt Trời 88 triệu km tại cận điểm, sao chổi Halley đạt tốc độ 54 km/s, trong khi tại viễn điểm cách Mặt Trời 5,3 tỷ km tốc độ chỉ là 1 km/s.{{sfn|Schmude|2010|p=10}} Quỹ đạo elip của sao chổi Halley có độ lệch tâm lớn 0,967 và chiều dài 12,2 tỷ km.<ref>{{cite web | url = https://science.nasa.gov/solar-system/comets/1p-halley/ | title = 1P/Halley | publisher = The National Aeronautics and Space Administration (NASA) | access-date = 6 April 2024}}</ref> | + | Theo định luật hai Kepler, sao chổi di chuyển nhanh nhất khi ở gần Mặt Trời nhất.{{sfn|Schmude|2010|p=9}}{{sfn|Stoyan|2015|p=39}} Cách Mặt Trời 88 triệu km tại cận điểm, sao chổi Halley đạt tốc độ 54 km/s, trong khi tại viễn điểm cách Mặt Trời 5,3 tỷ km tốc độ chỉ là 1 km/s.{{sfn|Schmude|2010|p=10}} Quỹ đạo elip của sao chổi Halley có độ lệch tâm lớn 0,967<ref>{{cite web | url = https://nssdc.gsfc.nasa.gov/planetary/factsheet/cometfact.html | title = Comet Fact Sheet | last = Williams | first = David R. | publisher = The National Aeronautics and Space Administration (NASA) | access-date = 6 April 2024}}</ref> và chiều dài 12,2 tỷ km.<ref>{{cite web | url = https://science.nasa.gov/solar-system/comets/1p-halley/ | title = 1P/Halley | publisher = The National Aeronautics and Space Administration (NASA) | access-date = 6 April 2024}}</ref> |
{{clear}} | {{clear}} |
Phiên bản lúc 20:26, ngày 6 tháng 4 năm 2024
Sao chổi Halley, định danh chính thức 1P/Halley, là một sao chổi có quỹ đạo elip và chu kỳ xấp xỉ 76 năm quanh Mặt Trời.[↓ 1][2] Đây là sao chổi nổi tiếng nhất và sao chổi đầu tiên được biết là chuyển động theo chu kỳ.[3] Vào năm 1704 Edmond Halley đã phát hiện ra những sao chổi từng xuất hiện vào các năm 1531, 1607, 1682 thực chất là một và ông dự đoán nó sẽ quay lại vào năm 1759.[4] Sau khi các nhà thiên văn học khác xác minh tiên đoán của Halley, sao chổi này đã được đặt theo tên ông.[4]
Vào đầu năm 1986 ba tàu vũ trụ Vega 1, Vega 2, Giotto tiếp cận sao chổi Halley và chụp ảnh hạt nhân của nó gần khi hoạt động đỉnh điểm.[5] Bởi nhiều trở ngại, không có hình ảnh rõ ràng được thu thập và hình thù của 1P/Halley không được biết chi tiết.[5] Hạt nhân của nó có dạng không đều và có vẻ giống củ lạc,[5] bao quanh là một lớp vỏ tối gần như đen phản xạ chỉ 4% ánh sáng chiếu tới.[6][7] Vỏ này bề mặt khô, phủ bụi hoặc đá và che giấu phần băng bên dưới gồm thành phần các chất bay hơi.[6] Hạt nhân sao chổi tối hơn nhựa đường và là vật thể phản xạ ít ánh sáng nhất trong toàn Hệ Mặt Trời, điều bất ngờ bởi sao chổi được biết là những vật thể sáng có thể nhìn thấy trên bầu trời.[6]
Hạt nhân sao chổi Halley có bán kính trung bình 4,6 km và khối lượng 1,6 × 1014 kg.[↓ 2][8] Cứ mỗi chuyến đi vào phần trong Hệ Mặt Trời nó lại mất 2 × 1010 kg vật chất và nó đã mất 0,4% tổng khối lượng kể từ lần đầu con người trông thấy vào năm 239 trước Công nguyên.[8] Khi ở gần Mặt Trời nhất, nhiệt độ bề mặt có thể đạt 330 K (57 °C) nhưng hầu hết thời gian là 100 K (−173 °C) bằng với nhiệt độ bên trong.[9] Sao chổi Halley bắt đầu hình thành đầu là một đám bụi khí hình cầu từ cách Mặt Trời 6 au (900.000.000 km).[9][10] Đầu có thể đạt tới bán kính hơn 350.000 km ở gần điểm cận nhật.[9] So với hạt nhân, đầu dù sáng hơn 10.000 lần nhưng khối lượng chỉ bằng 1/100.000, tối đa 1–2 triệu tấn.[11] Trong vòng bán kính 1 au từ Mặt Trời, hơi nước là khí dồi dào nhất trong đầu và sao chổi Halley giải phóng trung bình 30 tấn nước mỗi giây.[12]
Khi tiến gần Mặt Trời, các thành phần ion và bụi của đầu sao chổi bị thổi bay lần lượt bởi gió mặt trời và áp lực bức xạ, tạo ra đuôi sao chổi gồm hai loại tương ứng là đuôi khí và đuôi bụi.[13][14] Đuôi khí của sao chổi Halley tồn tại từ tháng 11 năm 1985 đến tháng 7 năm 1986 và dài từ 0,02 đến 0,27 au.[15] Vào thời gian này, đuôi khí hoạt động mạnh với nhiều lần bị ngắt rời.[16] Trong khi đó đuôi bụi toả rộng và khuếch tán, không dễ để phân biệt trực quan trên nền Ngân Hà sáng.[16]
Theo định luật hai Kepler, sao chổi di chuyển nhanh nhất khi ở gần Mặt Trời nhất.[17][18] Cách Mặt Trời 88 triệu km tại cận điểm, sao chổi Halley đạt tốc độ 54 km/s, trong khi tại viễn điểm cách Mặt Trời 5,3 tỷ km tốc độ chỉ là 1 km/s.[19] Quỹ đạo elip của sao chổi Halley có độ lệch tâm lớn 0,967[20] và chiều dài 12,2 tỷ km.[21]
Tham khảo
- ↑ a b Stoyan 2015, tr. 34.
- ↑ Schmude 2010, tr. 1.
- ↑ Eicher 2013, tr. xi.
- ↑ a b Meierhenrich 2015, tr. 18.
- ↑ a b c Schmude 2010, tr. 82.
- ↑ a b c Meierhenrich 2015, tr. 6.
- ↑ Eicher 2013, tr. 68.
- ↑ a b Schmude 2010, tr. 83.
- ↑ a b c Schmude 2010, tr. 84.
- ↑ Meierhenrich 2015, tr. 7.
- ↑ Schmude 2010, tr. 87.
- ↑ Schmude 2010, tr. 88.
- ↑ Meierhenrich 2015, tr. 8.
- ↑ Stoyan 2015, tr. 40.
- ↑ Schmude 2010, tr. 90.
- ↑ a b Stoyan 2015, tr. 179.
- ↑ Schmude 2010, tr. 9.
- ↑ Stoyan 2015, tr. 39.
- ↑ Schmude 2010, tr. 10.
- ↑ Williams, David R., Comet Fact Sheet, The National Aeronautics and Space Administration (NASA), truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2024
- ↑ 1P/Halley, The National Aeronautics and Space Administration (NASA), truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2024
Chú thích
Sách
- Schmude, Richard (2010), Comets and How to Observe Them, New York: Springer, ISBN 978-1-4419-5789-4, OCLC 489634788
- Stoyan, Ronald (2015), Atlas of Great Comets, Cambridge: Cambridge University Press, ISBN 978-1-107-09349-2, OCLC 897445176
- Meierhenrich, Uwe (2015), Comets And Their Origin, Weinheim, Germany: John Wiley & Sons, ISBN 978-3-527-41281-5, OCLC 899215179
- Eicher, David J. (2013), COMETS!, Visitors from Deep Space, New York: Cambridge University Press, ISBN 978-1-107-62277-7