Mục từ này đã đạt chất lượng ở mức sản phẩm bước đầu của Đề án Biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam giai đoạn 1
Khác biệt giữa các bản “Vụ khủng hoảng tên lửa Cuba”
(Tạo trang mới với nội dung “{{sơ}}'''Vụ khủng hoảng tên lửa CuBa (Phong toả biển Caribe, 1962)''',là những căng thẳng quân sự, chính trị có nguy cơ dẫn…”)
 
 
(Không hiển thị phiên bản của cùng người dùng ở giữa)
Dòng 1: Dòng 1:
{{sơ}}'''Vụ khủng hoảng tên lửa CuBa (Phong toả biển Caribe, 1962)''',là những căng thẳng quân sự, chính trị có nguy cơ dẫn tới chiến tranh giữa Cuba, Liên Xô và Mỹ tại vùng biển Caribe, khi Liên Xô triển khai căn cứ tên lửa trên lãnh thổ Cuba.
+
{{sơ}}
 +
'''Vụ khủng hoảng tên lửa Cuba''' là những căng thẳng quân sự, chính trị có nguy cơ dẫn tới chiến tranh giữa Cuba, Liên Xô và Mỹ tại vùng biển Caribe, khi Liên Xô triển khai căn cứ tên lửa trên lãnh thổ Cuba.
  
Sau khi cách mạng Cuba thành công (1959), Liên Xô viện trợ, giúp đỡ Cuba về mọi mặt, kể cả vũ khí, trang bị. Về phía Mỹ, sau thất bại trong  Sự kiện Vịnh Con Lợn (17-19.4.1961), chính sách khống chế và phong toả của Mỹ đối với Cuba càng ngặt nghèo hơn. Ngoài việc áp dụng lệnh cấm vận toàn diện, Mỹ tiếp tục sử dụng biện pháp nhằm ngăn chặn sự phát triển của tư tưởng cộng sản ở Cuba và Mỹ Latinh, đồng thời  không từ bỏ ý định can thiệp vũ trang. Mỹ thường xuyên sử dụng máy bay do thám tầm cao U-2 tiến hành giám sát Cuba, tăng cường lực lượng dự bị, cho phép những phần tử Cuba lưu vong gia nhập quân đội Mỹ, tổ chức diễn tập quân sự quy mô lớn ở biển Caribe nhằm gây sức ép với Cuba.
+
Sau khi cách mạng Cuba thành công (1959), Liên Xô viện trợ, giúp đỡ Cuba về mọi mặt, kể cả vũ khí, trang bị. Về phía Mỹ, sau thất bại trong  Sự kiện Vịnh Con Lợn (17-19 tháng 4 năm 1961), chính sách khống chế và phong toả của Mỹ đối với Cuba càng ngặt nghèo hơn. Ngoài việc áp dụng lệnh cấm vận toàn diện, Mỹ tiếp tục sử dụng biện pháp nhằm ngăn chặn sự phát triển của tư tưởng cộng sản ở Cuba và Mỹ Latinh, đồng thời  không từ bỏ ý định can thiệp vũ trang. Mỹ thường xuyên sử dụng máy bay do thám tầm cao U-2 tiến hành giám sát Cuba, tăng cường lực lượng dự bị, cho phép những phần tử Cuba lưu vong gia nhập quân đội Mỹ, tổ chức diễn tập quân sự quy mô lớn ở biển Caribe nhằm gây sức ép với Cuba.
  
Trước sự đe doạ của Mỹ, tháng 7.1962, theo đề nghị của Cuba, Liên Xô quyết định triển khai lực lượng quân đội, trong đó có cả hệ thống tên lửa tới Cuba. Việc Liên Xô triển khai hệ thống tên lửa tới Cuba nhằm hai mục đích: giúp Cuba đối phó với những đe dọa quân sự của Mỹ, đồng thời đáp trả việc Mỹ triển khai tên lửa tới Italia và Thổ Nhĩ Kỳ. Tháng 10.1962, các phương tiện trinh sát và giám sát Mỹ phát hiện hệ thống tên lửa Liên Xô tại Cuba. Ngày 16-17.10, Tổng thống Mỹ J.F Kennedy triệu tập cuộc họp gấp với sự tham gia của nhiều nhà quân sự, chính trị và ngoại giao hàng đầu nước Mỹ nhằm thảo luận và tìm các biện pháp đối phó. Tại các phiên thảo luận, những người tham gia đã đưa ra nhiều phương án khác nhau, trong đó có cả việc đổ bộ lực lượng bộ binh lên Cuba; dùng lực lượng không quân oanh kích các trận địa tên lửa và tiến hành phong tỏa biển Caribe… Trong bài phát biểu trên truyền hình tối 22.10, Tổng thống Kennedy tuyên bố, kể từ 14 giờ (giờ GMT) ngày 24.10, lực lượng hải quân Mỹ sẽ tiến hành phong tỏa biển Caribe. Bất cứ tàu thuyền nào tới Cuba đều phải chịu sự kiểm tra của các chiến hạm Mỹ, nếu chống lệnh sẽ bị bắn chìm; lực lượng không quân Mỹ sẵn sàng oanh kích các trận địa tên lửa và Mỹ sẵn sàng đàm phán với chính phủ Liên Xô. Trước khi công bố quyết định quan trọng này, Chính phủ Mỹ đã khẩn trương hoàn thành công tác chuẩn bị, như liên lạc với các sứ quán Mỹ ở nước ngoài, chuẩn bị việc tuyên bố kiểm tra, cách li tàu thuyền, thông báo cho Tổ chức các nước châu Mỹ, tăng cường lực lượng cho căn cứ hải quân Guantanamo…
+
Trước sự đe doạ của Mỹ, tháng 7 năm 1962, theo đề nghị của Cuba, Liên Xô quyết định triển khai lực lượng quân đội, trong đó có cả hệ thống tên lửa tới Cuba. Việc Liên Xô triển khai hệ thống tên lửa tới Cuba nhằm hai mục đích: giúp Cuba đối phó với những đe dọa quân sự của Mỹ, đồng thời đáp trả việc Mỹ triển khai tên lửa tới Italia và Thổ Nhĩ Kỳ. Tháng 10 năm 1962, các phương tiện trinh sát và giám sát Mỹ phát hiện hệ thống tên lửa Liên Xô tại Cuba. Ngày 16-17 tháng 10, Tổng thống Mỹ J.F Kennedy triệu tập cuộc họp gấp với sự tham gia của nhiều nhà quân sự, chính trị và ngoại giao hàng đầu nước Mỹ nhằm thảo luận và tìm các biện pháp đối phó. Tại các phiên thảo luận, những người tham gia đã đưa ra nhiều phương án khác nhau, trong đó có cả việc đổ bộ lực lượng bộ binh lên Cuba; dùng lực lượng không quân oanh kích các trận địa tên lửa và tiến hành phong tỏa biển Caribe… Trong bài phát biểu trên truyền hình tối 22.10, Tổng thống Kennedy tuyên bố, kể từ 14 giờ (giờ GMT) ngày 24 tháng 10, lực lượng hải quân Mỹ sẽ tiến hành phong tỏa biển Caribe. Bất cứ tàu thuyền nào tới Cuba đều phải chịu sự kiểm tra của các chiến hạm Mỹ, nếu chống lệnh sẽ bị bắn chìm; lực lượng không quân Mỹ sẵn sàng oanh kích các trận địa tên lửa và Mỹ sẵn sàng đàm phán với chính phủ Liên Xô. Trước khi công bố quyết định quan trọng này, Chính phủ Mỹ đã khẩn trương hoàn thành công tác chuẩn bị, như liên lạc với các sứ quán Mỹ ở nước ngoài, chuẩn bị việc tuyên bố kiểm tra, cách li tàu thuyền, thông báo cho Tổ chức các nước châu Mỹ, tăng cường lực lượng cho căn cứ hải quân Guantanamo...
  
Thực hiện tuyên bố trên, Mỹ đã điều tới vùng biển Caribe 180 tàu chiến cùng 85.000 quân nhân. Ngoài lực lượng trên, 20% lực lượng không quân chiến lược Mỹ ở châu Âu và Hạm đội 6, 7 cũng được lệnh sẵn sàng chiến đấu. Vào lúc Mỹ tập trung nghiên cứu đưa ra biện pháp đối phó, Liên Xô đã đẩy nhanh tốc độ vận chuyển vũ khí và xây dựng các căn cứ tên lửa ở Cuba. Trên phương diện ngoại giao, Liên Xô cũng thể hiện thái độ cứng rắn: ngày 23.10, chính phủ Liên Xô tuyên bố: Mỹ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm vì những hành động cực kỳ nguy hiểm. Cùng ngày, người đứng đầu chính phủ Liên Xô N.S Khrushchyov gửi thông điệp tới Tổng thống Mỹ, trong đó khẳng định, tất cả các loại vũ khí mà Liên Xô triển khai tại Cuba, kể cả tên lửa chỉ nhằm mục đích phòng vệ. Ngày 23.10, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc tiến hành cuộc họp khẩn. Trong thông điệp gửi Liên Xô và Mỹ, Tổng thư ký U Than kêu gọi Liên Xô ngừng ngay việc đưa tàu thuyền vào Cuba; Mỹ ngừng ngay các hoạt động có thể dẫn đến các cuộc đụng độ vũ trang. Từ ngày 25-27.10, Liên Xô và Mỹ tiến hành các cuộc tham vấn và đàm phán hai bên trong khuôn khổ Hội đồng Bảo an, sau đó hai bên đi đến thỏa thuận: Liên Xô sẽ rút toàn bộ hệ thống tên lửa khỏi Cuba; Mỹ rút toàn bộ tên lửa khỏi Italia và Thổ Nhĩ Kỳ. Ngày 28.10, tại New York, Mỹ và Liên Xô tiến hành các cuộc đàm phán với sự tham gia của đại diện Cuba và Tổng thư ký Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Tại cuộc họp, các bên cam kết thực hiện đúng thỏa thuận ngày 27.10. Cuộc khủng hoảng tại vùng biển Caribe chính thức chấm dứt.  
+
Thực hiện tuyên bố trên, Mỹ đã điều tới vùng biển Caribe 180 tàu chiến cùng 85.000 quân nhân. Ngoài lực lượng trên, 20% lực lượng không quân chiến lược Mỹ ở châu Âu và Hạm đội 6, 7 cũng được lệnh sẵn sàng chiến đấu. Vào lúc Mỹ tập trung nghiên cứu đưa ra biện pháp đối phó, Liên Xô đã đẩy nhanh tốc độ vận chuyển vũ khí và xây dựng các căn cứ tên lửa ở Cuba. Trên phương diện ngoại giao, Liên Xô cũng thể hiện thái độ cứng rắn: ngày 23 tháng 10, chính phủ Liên Xô tuyên bố: Mỹ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm vì những hành động cực kỳ nguy hiểm. Cùng ngày, người đứng đầu chính phủ Liên Xô N.S Khrushchyov gửi thông điệp tới Tổng thống Mỹ, trong đó khẳng định, tất cả các loại vũ khí mà Liên Xô triển khai tại Cuba, kể cả tên lửa chỉ nhằm mục đích phòng vệ. Ngày 23 tháng 10, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc tiến hành cuộc họp khẩn. Trong thông điệp gửi Liên Xô và Mỹ, Tổng thư ký U Thant kêu gọi Liên Xô ngừng ngay việc đưa tàu thuyền vào Cuba; Mỹ ngừng ngay các hoạt động có thể dẫn đến các cuộc đụng độ vũ trang. Từ ngày 25-27 tháng 10, Liên Xô và Mỹ tiến hành các cuộc tham vấn và đàm phán hai bên trong khuôn khổ Hội đồng Bảo an, sau đó hai bên đi đến thỏa thuận: Liên Xô sẽ rút toàn bộ hệ thống tên lửa khỏi Cuba; Mỹ rút toàn bộ tên lửa khỏi Italia và Thổ Nhĩ Kỳ. Ngày 28 tháng 10, tại New York, Mỹ và Liên Xô tiến hành các cuộc đàm phán với sự tham gia của đại diện Cuba và Tổng thư ký Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Tại cuộc họp, các bên cam kết thực hiện đúng thỏa thuận ngày 27 tháng 10. Cuộc khủng hoảng tại vùng biển Caribe chính thức chấm dứt.  
  
Trong tuyên bố chấm dứt cuộc khủng hoảng, Tổng thống Mỹ Kennedy cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; không can thiệp vào công việc nội bộ của Cuba và không cho phép các lực lượng khác sử dụng lãnh thổ Mỹ cũng như lãnh thổ các nước gần kề tiến công xâm lược Cuba. Đại diện Mỹ và Liên Xô cũng thừa nhận: bất kỳ hành động khiêu kích nào tại các khu vực trên thế giới cũng có thể dẫn tới các cuộc đối đầu trực tiếp, kể cả đối đầu bằng vũ khí hạt nhân; vì lợi ích của hai bên và của toàn nhân loại, Mỹ và Liên Xô cần thiết lập cơ chế kiểm soát hiệu quả. Sau tuyên bố đó, năm 1963, Mỹ và Liên Xô đã thiết lập “đường dây nóng”. Cùng trong năm đó, hai bên ký hiệp ước cấm thử vũ khí hạt trên cả trên bộ, trên không và trên biển.
+
Trong tuyên bố chấm dứt cuộc khủng hoảng, Tổng thống Mỹ Kennedy cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; không can thiệp vào công việc nội bộ của Cuba và không cho phép các lực lượng khác sử dụng lãnh thổ Mỹ cũng như lãnh thổ các nước gần kề tiến công xâm lược Cuba. Đại diện Mỹ và Liên Xô cũng thừa nhận: bất kỳ hành động khiêu kích nào tại các khu vực trên thế giới cũng có thể dẫn tới các cuộc đối đầu trực tiếp, kể cả đối đầu bằng vũ khí hạt nhân; vì lợi ích của hai bên và của toàn nhân loại, Mỹ và Liên Xô cần thiết lập cơ chế kiểm soát hiệu quả. Sau tuyên bố đó, năm 1963, Mỹ và Liên Xô đã thiết lập "đường dây nóng". Cùng trong năm đó, hai bên ký hiệp ước cấm thử vũ khí hạt trên cả trên bộ, trên không và trên biển.
  
Vụ khủng hoảng tên lửa tại Cuba kết thúc đã giúp Mỹ, Liên Xô và Cuba thoát khỏi một cuộc chiến tranh mà hậu quả của nó có thể hết sức nặng nề. Vụ khủng hoảng cũng cho thấy vai trò và trách nhiệm của Liên Xô trong việc bảo vệ các nước xã hội chủ nghĩa anh em cũng như việc tránh không để xảy ra cuộc chiến tranh tàn khốc. (1.101 chữ)
+
Vụ khủng hoảng tên lửa tại Cuba kết thúc đã giúp Mỹ, Liên Xô và Cuba thoát khỏi một cuộc chiến tranh mà hậu quả của nó có thể hết sức nặng nề. Vụ khủng hoảng cũng cho thấy vai trò và trách nhiệm của Liên Xô trong việc bảo vệ các nước xã hội chủ nghĩa anh em cũng như việc tránh không để xảy ra cuộc chiến tranh tàn khốc.
  
==Tài liệu tham khảo==
+
== Tài liệu tham khảo ==
 
# ''102 sự kiện nổi tiếng trên thế giới'', Nxb Văn hóa Thông tin. Hà Nội.1996, tr.506-511.
 
# ''102 sự kiện nổi tiếng trên thế giới'', Nxb Văn hóa Thông tin. Hà Nội.1996, tr.506-511.
 
# ''Từ điển tri thực lịch sử phổ thông thế kỷ XX'', Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.2003, tr 852-853.
 
# ''Từ điển tri thực lịch sử phổ thông thế kỷ XX'', Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.2003, tr 852-853.

Bản hiện tại lúc 21:44, ngày 26 tháng 9 năm 2023

Vụ khủng hoảng tên lửa Cuba là những căng thẳng quân sự, chính trị có nguy cơ dẫn tới chiến tranh giữa Cuba, Liên Xô và Mỹ tại vùng biển Caribe, khi Liên Xô triển khai căn cứ tên lửa trên lãnh thổ Cuba.

Sau khi cách mạng Cuba thành công (1959), Liên Xô viện trợ, giúp đỡ Cuba về mọi mặt, kể cả vũ khí, trang bị. Về phía Mỹ, sau thất bại trong Sự kiện Vịnh Con Lợn (17-19 tháng 4 năm 1961), chính sách khống chế và phong toả của Mỹ đối với Cuba càng ngặt nghèo hơn. Ngoài việc áp dụng lệnh cấm vận toàn diện, Mỹ tiếp tục sử dụng biện pháp nhằm ngăn chặn sự phát triển của tư tưởng cộng sản ở Cuba và Mỹ Latinh, đồng thời không từ bỏ ý định can thiệp vũ trang. Mỹ thường xuyên sử dụng máy bay do thám tầm cao U-2 tiến hành giám sát Cuba, tăng cường lực lượng dự bị, cho phép những phần tử Cuba lưu vong gia nhập quân đội Mỹ, tổ chức diễn tập quân sự quy mô lớn ở biển Caribe nhằm gây sức ép với Cuba.

Trước sự đe doạ của Mỹ, tháng 7 năm 1962, theo đề nghị của Cuba, Liên Xô quyết định triển khai lực lượng quân đội, trong đó có cả hệ thống tên lửa tới Cuba. Việc Liên Xô triển khai hệ thống tên lửa tới Cuba nhằm hai mục đích: giúp Cuba đối phó với những đe dọa quân sự của Mỹ, đồng thời đáp trả việc Mỹ triển khai tên lửa tới Italia và Thổ Nhĩ Kỳ. Tháng 10 năm 1962, các phương tiện trinh sát và giám sát Mỹ phát hiện hệ thống tên lửa Liên Xô tại Cuba. Ngày 16-17 tháng 10, Tổng thống Mỹ J.F Kennedy triệu tập cuộc họp gấp với sự tham gia của nhiều nhà quân sự, chính trị và ngoại giao hàng đầu nước Mỹ nhằm thảo luận và tìm các biện pháp đối phó. Tại các phiên thảo luận, những người tham gia đã đưa ra nhiều phương án khác nhau, trong đó có cả việc đổ bộ lực lượng bộ binh lên Cuba; dùng lực lượng không quân oanh kích các trận địa tên lửa và tiến hành phong tỏa biển Caribe… Trong bài phát biểu trên truyền hình tối 22.10, Tổng thống Kennedy tuyên bố, kể từ 14 giờ (giờ GMT) ngày 24 tháng 10, lực lượng hải quân Mỹ sẽ tiến hành phong tỏa biển Caribe. Bất cứ tàu thuyền nào tới Cuba đều phải chịu sự kiểm tra của các chiến hạm Mỹ, nếu chống lệnh sẽ bị bắn chìm; lực lượng không quân Mỹ sẵn sàng oanh kích các trận địa tên lửa và Mỹ sẵn sàng đàm phán với chính phủ Liên Xô. Trước khi công bố quyết định quan trọng này, Chính phủ Mỹ đã khẩn trương hoàn thành công tác chuẩn bị, như liên lạc với các sứ quán Mỹ ở nước ngoài, chuẩn bị việc tuyên bố kiểm tra, cách li tàu thuyền, thông báo cho Tổ chức các nước châu Mỹ, tăng cường lực lượng cho căn cứ hải quân Guantanamo...

Thực hiện tuyên bố trên, Mỹ đã điều tới vùng biển Caribe 180 tàu chiến cùng 85.000 quân nhân. Ngoài lực lượng trên, 20% lực lượng không quân chiến lược Mỹ ở châu Âu và Hạm đội 6, 7 cũng được lệnh sẵn sàng chiến đấu. Vào lúc Mỹ tập trung nghiên cứu đưa ra biện pháp đối phó, Liên Xô đã đẩy nhanh tốc độ vận chuyển vũ khí và xây dựng các căn cứ tên lửa ở Cuba. Trên phương diện ngoại giao, Liên Xô cũng thể hiện thái độ cứng rắn: ngày 23 tháng 10, chính phủ Liên Xô tuyên bố: Mỹ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm vì những hành động cực kỳ nguy hiểm. Cùng ngày, người đứng đầu chính phủ Liên Xô N.S Khrushchyov gửi thông điệp tới Tổng thống Mỹ, trong đó khẳng định, tất cả các loại vũ khí mà Liên Xô triển khai tại Cuba, kể cả tên lửa chỉ nhằm mục đích phòng vệ. Ngày 23 tháng 10, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc tiến hành cuộc họp khẩn. Trong thông điệp gửi Liên Xô và Mỹ, Tổng thư ký U Thant kêu gọi Liên Xô ngừng ngay việc đưa tàu thuyền vào Cuba; Mỹ ngừng ngay các hoạt động có thể dẫn đến các cuộc đụng độ vũ trang. Từ ngày 25-27 tháng 10, Liên Xô và Mỹ tiến hành các cuộc tham vấn và đàm phán hai bên trong khuôn khổ Hội đồng Bảo an, sau đó hai bên đi đến thỏa thuận: Liên Xô sẽ rút toàn bộ hệ thống tên lửa khỏi Cuba; Mỹ rút toàn bộ tên lửa khỏi Italia và Thổ Nhĩ Kỳ. Ngày 28 tháng 10, tại New York, Mỹ và Liên Xô tiến hành các cuộc đàm phán với sự tham gia của đại diện Cuba và Tổng thư ký Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Tại cuộc họp, các bên cam kết thực hiện đúng thỏa thuận ngày 27 tháng 10. Cuộc khủng hoảng tại vùng biển Caribe chính thức chấm dứt.

Trong tuyên bố chấm dứt cuộc khủng hoảng, Tổng thống Mỹ Kennedy cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; không can thiệp vào công việc nội bộ của Cuba và không cho phép các lực lượng khác sử dụng lãnh thổ Mỹ cũng như lãnh thổ các nước gần kề tiến công xâm lược Cuba. Đại diện Mỹ và Liên Xô cũng thừa nhận: bất kỳ hành động khiêu kích nào tại các khu vực trên thế giới cũng có thể dẫn tới các cuộc đối đầu trực tiếp, kể cả đối đầu bằng vũ khí hạt nhân; vì lợi ích của hai bên và của toàn nhân loại, Mỹ và Liên Xô cần thiết lập cơ chế kiểm soát hiệu quả. Sau tuyên bố đó, năm 1963, Mỹ và Liên Xô đã thiết lập "đường dây nóng". Cùng trong năm đó, hai bên ký hiệp ước cấm thử vũ khí hạt trên cả trên bộ, trên không và trên biển.

Vụ khủng hoảng tên lửa tại Cuba kết thúc đã giúp Mỹ, Liên Xô và Cuba thoát khỏi một cuộc chiến tranh mà hậu quả của nó có thể hết sức nặng nề. Vụ khủng hoảng cũng cho thấy vai trò và trách nhiệm của Liên Xô trong việc bảo vệ các nước xã hội chủ nghĩa anh em cũng như việc tránh không để xảy ra cuộc chiến tranh tàn khốc.

Tài liệu tham khảo[sửa]

  1. 102 sự kiện nổi tiếng trên thế giới, Nxb Văn hóa Thông tin. Hà Nội.1996, tr.506-511.
  2. Từ điển tri thực lịch sử phổ thông thế kỷ XX, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.2003, tr 852-853.
  3. Bộ Quốc phòng,Bách khoa toàn thư quân sự Việt Nam. Quyển 1, Lịch sử quân sự, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.2015, tr.1108-1109.
  4. Военнаяэнциклопедия, ToM 3, Bоениздат, M. 1995, c.485.
  5. Victor Lyubinov: Tình báo quân sự và cuộc khủng hoảng Caribe. T/C Militarry Parade (Nga), 3-4/1998.