(Không hiển thị 15 phiên bản của cùng người dùng ở giữa) | |||
Dòng 3: | Dòng 3: | ||
'''Hồng cầu''' là một loại [[tế bào máu]] được tạo ra trong [[tủy xương]].{{sfn|Corrons|Casafont|Frasnedo|2021|p=1}} Đây là loại tế bào có nhiều nhất trong máu người, chiếm khoảng 40 đến 45% thể tích.<ref name="ASH">{{cite web | url = https://www.hematology.org/education/patients/blood-basics | title = Blood Basics | publisher = American Society of Hematology | access-date = 16 July 2023}}</ref> Hồng cầu chứa một protein đặc biệt gọi là [[hemoglobin]] giúp vận chuyển oxy từ phổi đến phần còn lại của cơ thể và carbon dioxide theo chiều ngược lại để thải ra.<ref name="ASH"/> Máu có màu đỏ là màu của hemoglobin và bởi hồng cầu chiếm số lượng lớn.<ref name="ASH"/> Dưới điều kiện sinh lý bình thường, hàm lượng hồng cầu duy trì tương đối ổn định khoảng 5 triệu mỗi μl máu (nam 4,52–5,90; nữ 4,10–5,10).{{sfn|Thiagarajan|Parker|Prchal|2021|p=1}} | '''Hồng cầu''' là một loại [[tế bào máu]] được tạo ra trong [[tủy xương]].{{sfn|Corrons|Casafont|Frasnedo|2021|p=1}} Đây là loại tế bào có nhiều nhất trong máu người, chiếm khoảng 40 đến 45% thể tích.<ref name="ASH">{{cite web | url = https://www.hematology.org/education/patients/blood-basics | title = Blood Basics | publisher = American Society of Hematology | access-date = 16 July 2023}}</ref> Hồng cầu chứa một protein đặc biệt gọi là [[hemoglobin]] giúp vận chuyển oxy từ phổi đến phần còn lại của cơ thể và carbon dioxide theo chiều ngược lại để thải ra.<ref name="ASH"/> Máu có màu đỏ là màu của hemoglobin và bởi hồng cầu chiếm số lượng lớn.<ref name="ASH"/> Dưới điều kiện sinh lý bình thường, hàm lượng hồng cầu duy trì tương đối ổn định khoảng 5 triệu mỗi μl máu (nam 4,52–5,90; nữ 4,10–5,10).{{sfn|Thiagarajan|Parker|Prchal|2021|p=1}} | ||
− | Hồng cầu người là những tế bào biệt hóa cao đã mất tất cả [[bào quan]] và hầu hết bộ máy nội bào trong quá trình trưởng thành.{{sfn|Pretini et al.|2019|p=1}} [[Erythropoietin]], một hormone chủ yếu do thận sản sinh và một phần là gan, kích thích sự tạo hồng cầu.{{sfn|Turgeon|2012|p=90–91}} Một tế bào gốc biệt hóa vào dòng hồng cầu sẽ phát triển qua những giai đoạn tế bào có nhân trong 4–5 ngày để thành hồng cầu lưới rồi mất thêm 2,5 ngày để hoàn thiện.{{sfn|Turgeon|2012|p=91–92}} Hồng cầu trưởng thành có hình dạng đĩa lõm hai mặt và không có nhân.{{sfn|Turgeon|2012|p=126}} Chúng có đường kính 7–8 μm và giảm chút ít theo tuổi.{{sfn|Kaushansky et al.|2015|p=469}} | + | Hồng cầu người là những tế bào biệt hóa cao đã mất tất cả [[bào quan]] và hầu hết bộ máy nội bào trong quá trình trưởng thành.{{sfn|Pretini et al.|2019|p=1}} [[Erythropoietin]], một hormone chủ yếu do thận sản sinh và một phần là gan, kích thích sự tạo hồng cầu.{{sfn|Turgeon|2012|p=90–91}} Một tế bào gốc biệt hóa vào dòng hồng cầu sẽ phát triển qua những giai đoạn tế bào có nhân trong 4–5 ngày để thành hồng cầu lưới rồi mất thêm 2,5 ngày để hoàn thiện.{{sfn|Turgeon|2012|p=91–92}} Hồng cầu trưởng thành có hình dạng đĩa lõm hai mặt và không có nhân.{{sfn|Turgeon|2012|p=126}} Chúng có đường kính 7–8 μm và giảm chút ít theo tuổi.{{sfn|Kaushansky et al.|2015|p=469}} Hình thái và kích cỡ hồng cầu còn biến đổi đa dạng dưới những tình trạng rối loạn hay bệnh lý.{{sfn|Turgeon|2012|p=126}} |
+ | |||
+ | Sau khi vào hệ tuần hoàn, hồng cầu dành chủ yếu thời gian ở trong [[mao mạch]].{{sfn|Kaushansky et al.|2015|p=469}} Kết cấu mềm dẻo giúp hồng cầu có năng lực biến dạng để đi qua toàn bộ mạch máu kể cả những mao mạch rất nhỏ chưa bằng một nửa đường kính của chúng.{{sfn|Pretini et al.|2019|p=1}}{{sfn|Corrons|Casafont|Frasnedo|2021|p=4–5}} Trong quãng đời dài 120 ngày, hồng cầu di chuyển hơn 300 km nhờ lực bơm của tim, cung cấp oxy và dưỡng chất cho mọi tế bào.{{sfn|Corrons|Casafont|Frasnedo|2021|p=4}} Khi hồng cầu già đi, màng tế bào hao hụt và giảm độ linh hoạt, hàm lượng hemoglobin tế bào tăng, và hoạt tính enzyme giảm.{{sfn|Turgeon|2012|p=118}} Đến một điểm tới hạn thì hồng cầu suy kiệt và không còn có thể đi qua vi mạch.{{sfn|Corrons|Casafont|Frasnedo|2021|p=1}}{{sfn|Turgeon|2012|p=118}} [[Đại thực bào]] nhận diện những hồng cầu hỏng và [[thực bào|nuốt]] hoặc sửa chữa chúng bằng việc loại bỏ mảnh nhân và những chất vùi khác;{{sfn|Thiagarajan|Parker|Prchal|2021|p=2}} quá trình này diễn ra chủ yếu ở [[lách]].{{sfn|Thiagarajan|Parker|Prchal|2021|p=3}} Cứ mỗi giây có khoảng hai triệu hồng cầu bị dọn dẹp và hai triệu hồng cầu mới nhập tuần hoàn từ tủy xương.{{sfn|Higgins|2015|p=12}} | ||
+ | |||
+ | Cấu tạo hồng cầu là phức tạp, với màng bao gồm lipid và protein còn phần trong chứa bộ máy chuyển hóa đảm bảo duy trì sự sống và chức năng hemoglobin.{{sfn|Kaushansky et al.|2015|p=469}} Hồng cầu độc nhất trong số [[tế bào nhân thực]] bởi bộ phận chính là màng và mọi thuộc tính cấu tạo đều liên kết với màng bằng cách này hay cách khác.{{sfn|Kaushansky et al.|2015|p=461}} Trong suốt quãng đời, hồng cầu đi theo dòng máu và tương tác với nhiều loại tế bào khác nhau như tế bào biểu mô, tiểu cầu, đại thực bào, vi khuẩn.{{sfn|Pretini et al.|2019|p=1}} Hồng cầu còn tham gia vào duy trì huyết khối, cầm huyết và đóng vai trò quan trọng trong phản ứng miễn dịch chống mầm bệnh.{{sfn|Pretini et al.|2019|p=1}} | ||
{{clear}} | {{clear}} | ||
Dòng 16: | Dòng 20: | ||
*{{cite journal | last1 = Pretini | first1 = Virginia | last2 = Koenen | first2 = Mischa H. | last3 = Kaestner | first3 = Lars | last4 = Fens | first4 = Marcel H. A. M. | last5 = Schiffelers | first5 = Raymond M. | last6 = Bartels | first6 = Marije | last7 = Van Wijk | first7 = Richard | title = Red Blood Cells: Chasing Interactions | journal = Frontiers in Physiology | date = 31 July 2019 | volume = 10 | doi = 10.3389/fphys.2019.00945 | pmid = 31417415 | pmc = 6684843 | s2cid = 198980822 | doi-access = free | ref = {{harvid|Pretini et al.|2019}}}} | *{{cite journal | last1 = Pretini | first1 = Virginia | last2 = Koenen | first2 = Mischa H. | last3 = Kaestner | first3 = Lars | last4 = Fens | first4 = Marcel H. A. M. | last5 = Schiffelers | first5 = Raymond M. | last6 = Bartels | first6 = Marije | last7 = Van Wijk | first7 = Richard | title = Red Blood Cells: Chasing Interactions | journal = Frontiers in Physiology | date = 31 July 2019 | volume = 10 | doi = 10.3389/fphys.2019.00945 | pmid = 31417415 | pmc = 6684843 | s2cid = 198980822 | doi-access = free | ref = {{harvid|Pretini et al.|2019}}}} | ||
+ | |||
+ | *{{cite journal | last1 = Higgins | first1 = John M. | title = Red Blood Cell Population Dynamics | journal = Clinics in Laboratory Medicine | date = March 2015 | volume = 35 | issue = 1 | pages = 43–57 | doi = 10.1016/j.cll.2014.10.002 | pmid = 25676371 | pmc = 4717490 | s2cid = 24405720}} | ||
=== Sách === | === Sách === |
Bản hiện tại lúc 10:35, ngày 25 tháng 8 năm 2023
Hồng cầu là một loại tế bào máu được tạo ra trong tủy xương.[1] Đây là loại tế bào có nhiều nhất trong máu người, chiếm khoảng 40 đến 45% thể tích.[2] Hồng cầu chứa một protein đặc biệt gọi là hemoglobin giúp vận chuyển oxy từ phổi đến phần còn lại của cơ thể và carbon dioxide theo chiều ngược lại để thải ra.[2] Máu có màu đỏ là màu của hemoglobin và bởi hồng cầu chiếm số lượng lớn.[2] Dưới điều kiện sinh lý bình thường, hàm lượng hồng cầu duy trì tương đối ổn định khoảng 5 triệu mỗi μl máu (nam 4,52–5,90; nữ 4,10–5,10).[3]
Hồng cầu người là những tế bào biệt hóa cao đã mất tất cả bào quan và hầu hết bộ máy nội bào trong quá trình trưởng thành.[4] Erythropoietin, một hormone chủ yếu do thận sản sinh và một phần là gan, kích thích sự tạo hồng cầu.[5] Một tế bào gốc biệt hóa vào dòng hồng cầu sẽ phát triển qua những giai đoạn tế bào có nhân trong 4–5 ngày để thành hồng cầu lưới rồi mất thêm 2,5 ngày để hoàn thiện.[6] Hồng cầu trưởng thành có hình dạng đĩa lõm hai mặt và không có nhân.[7] Chúng có đường kính 7–8 μm và giảm chút ít theo tuổi.[8] Hình thái và kích cỡ hồng cầu còn biến đổi đa dạng dưới những tình trạng rối loạn hay bệnh lý.[7]
Sau khi vào hệ tuần hoàn, hồng cầu dành chủ yếu thời gian ở trong mao mạch.[8] Kết cấu mềm dẻo giúp hồng cầu có năng lực biến dạng để đi qua toàn bộ mạch máu kể cả những mao mạch rất nhỏ chưa bằng một nửa đường kính của chúng.[4][9] Trong quãng đời dài 120 ngày, hồng cầu di chuyển hơn 300 km nhờ lực bơm của tim, cung cấp oxy và dưỡng chất cho mọi tế bào.[10] Khi hồng cầu già đi, màng tế bào hao hụt và giảm độ linh hoạt, hàm lượng hemoglobin tế bào tăng, và hoạt tính enzyme giảm.[11] Đến một điểm tới hạn thì hồng cầu suy kiệt và không còn có thể đi qua vi mạch.[1][11] Đại thực bào nhận diện những hồng cầu hỏng và nuốt hoặc sửa chữa chúng bằng việc loại bỏ mảnh nhân và những chất vùi khác;[12] quá trình này diễn ra chủ yếu ở lách.[13] Cứ mỗi giây có khoảng hai triệu hồng cầu bị dọn dẹp và hai triệu hồng cầu mới nhập tuần hoàn từ tủy xương.[14]
Cấu tạo hồng cầu là phức tạp, với màng bao gồm lipid và protein còn phần trong chứa bộ máy chuyển hóa đảm bảo duy trì sự sống và chức năng hemoglobin.[8] Hồng cầu độc nhất trong số tế bào nhân thực bởi bộ phận chính là màng và mọi thuộc tính cấu tạo đều liên kết với màng bằng cách này hay cách khác.[15] Trong suốt quãng đời, hồng cầu đi theo dòng máu và tương tác với nhiều loại tế bào khác nhau như tế bào biểu mô, tiểu cầu, đại thực bào, vi khuẩn.[4] Hồng cầu còn tham gia vào duy trì huyết khối, cầm huyết và đóng vai trò quan trọng trong phản ứng miễn dịch chống mầm bệnh.[4]
Tham khảo[sửa]
- ↑ a b Corrons, Casafont & Frasnedo 2021, tr. 1.
- ↑ a b c Blood Basics, American Society of Hematology, truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2023
- ↑ Thiagarajan, Parker & Prchal 2021, tr. 1.
- ↑ a b c d Pretini et al. 2019, tr. 1.
- ↑ Turgeon 2012, tr. 90–91.
- ↑ Turgeon 2012, tr. 91–92.
- ↑ a b Turgeon 2012, tr. 126.
- ↑ a b c Kaushansky et al. 2015, tr. 469.
- ↑ Corrons, Casafont & Frasnedo 2021, tr. 4–5.
- ↑ Corrons, Casafont & Frasnedo 2021, tr. 4.
- ↑ a b Turgeon 2012, tr. 118.
- ↑ Thiagarajan, Parker & Prchal 2021, tr. 2.
- ↑ Thiagarajan, Parker & Prchal 2021, tr. 3.
- ↑ Higgins 2015, tr. 12.
- ↑ Kaushansky et al. 2015, tr. 461.
Tạp chí[sửa]
- Corrons, J.L. Vives; Casafont, L. Berga; Frasnedo, E. Feliu (ngày 3 tháng 8 năm 2021), "Concise review: how do red blood cells born, live, and die?", Annals of Hematology, 100 (10): 2425–2433, doi:10.1007/s00277-021-04575-z, PMID 34342697, S2CID 236780880
- Thiagarajan, Perumal; Parker, Charles J.; Prchal, Josef T. (ngày 15 tháng 3 năm 2021), "How Do Red Blood Cells Die?", Frontiers in Physiology, 12, doi:10.3389/fphys.2021.655393, PMC 8006275, PMID 33790808, S2CID 232223948
- Pretini, Virginia; Koenen, Mischa H.; Kaestner, Lars; Fens, Marcel H. A. M.; Schiffelers, Raymond M.; Bartels, Marije; Van Wijk, Richard (ngày 31 tháng 7 năm 2019), "Red Blood Cells: Chasing Interactions", Frontiers in Physiology, 10, doi:10.3389/fphys.2019.00945, PMC 6684843, PMID 31417415, S2CID 198980822
- Higgins, John M. (tháng 3 năm 2015), "Red Blood Cell Population Dynamics", Clinics in Laboratory Medicine, 35 (1): 43–57, doi:10.1016/j.cll.2014.10.002, PMC 4717490, PMID 25676371, S2CID 24405720
Sách[sửa]
- Turgeon, Mary Louise (2012), Clinical Hematology (lxb. 5), Lippincott Williams & Wilkins, ISBN 978-1-60831-076-0
- Kaushansky, Kenneth; Lichtman, Marshall A.; Prchal, Josef; Levi, Marcel M.; Press, Oliver W; Burns, Linda J; Caligiuri, Michael (2015), Williams Hematology (lxb. 9), McGraw Hill Professional, ISBN 978-0-07-183301-1