Mục từ này cần được bình duyệt
Khác biệt giữa các bản “Dengue”
 
(Không hiển thị 53 phiên bản của cùng người dùng ở giữa)
Dòng 1: Dòng 1:
 
<indicator name="mới">[[File:UnderCon icon.svg|40px|link={{TALKPAGENAME}}#Bình duyệt|alt=Mục từ này cần được bình duyệt|Mục từ này cần được bình duyệt]]</indicator>
 
<indicator name="mới">[[File:UnderCon icon.svg|40px|link={{TALKPAGENAME}}#Bình duyệt|alt=Mục từ này cần được bình duyệt|Mục từ này cần được bình duyệt]]</indicator>
'''Sốt dengue''' hay '''dengue''' là bệnh do [[virus dengue]] gây ra và lây truyền qua muỗi.<ref name="WHO"/> Triệu chứng ở đa số người mắc là nhẹ hoặc không có, dù vậy cũng có khi bệnh nặng và gây tử vong.<ref name="WHO"/><ref name="Kularatne"/> Sau thời gian ủ bệnh 3 đến 7 ngày, triệu chứng đột ngột xuất hiện theo sau là ba giai đoạn: sốt, cao trào, và hồi phục.<ref name="Simmons"/><ref name="Kularatne"/> Giai đoạn đầu kéo dài 3–7 ngày và người bệnh thường sốt cao, ớn lạnh, nôn mửa, khó chịu, đau đầu, đau cơ xương khớp.<ref name="Wilder-Smith"/> Một tỷ lệ nhỏ bệnh nhân bước sang giai đoạn hai với [[hội chứng rò mạch hệ thống]] xảy ra khoảng lúc hạ sốt mà có thể dẫn đến [[hội chứng sốc dengue]] đe dọa tính mạng.<ref name="Simmons"/><ref name="Wilder-Smith"/> [[Xuất huyết]] hay gặp ở giai đoạn này nhưng thường là nhẹ.<ref name="Wilder-Smith"/> Nếu được chăm sóc hỗ trợ tốt, người bị biến chứng sẽ bình phục hoàn toàn sau 1–2 tuần.<ref name="Wilder-Smith"/>
+
{{Infobox medical condition
 +
| name            = Dengue
 +
| image          = Aedes_aegypti_feeding.jpg
 +
| alt            =
 +
| caption        = Muỗi ''Aedes aegypti'', vector chính truyền bệnh dengue, đang hút máu người.
 +
| pronounce      =
 +
| field          = [[Bệnh truyền nhiễm (chuyên khoa y tế)|Bệnh truyền nhiễm]]
 +
| synonyms        = Sốt dengue, sốt xuất huyết dengue, sốt dandy, sốt breakbone
 +
| symptoms        = Sốt, đau đầu, nôn, đau cơ xương khớp, ban dát, xuất huyết, ...
 +
| complications  =
 +
| onset          = Sau 3–7 ngày (tối đa 14 ngày)
 +
| duration        =
 +
| causes          = Virus dengue
 +
| risks          = Sống ở khu đô thị, bán đô thị vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới
 +
| diagnosis      = Xét nghiệm máu, xét nghiệm huyết thanh
 +
| differential    =
 +
| prevention      = Kiểm soát vector
 +
| treatment      = Chăm sóc hỗ trợ
 +
| medication      =
 +
| prognosis      =
 +
| frequency      = 390 triệu/năm
 +
| deaths          =
 +
}}
 +
'''Dengue''' hay '''sốt dengue''' là bệnh do [[virus dengue]] gây ra và lây truyền qua muỗi.<ref name="WHO"/> Triệu chứng ở đa số người mắc là nhẹ hoặc không có, dù vậy cũng có khi bệnh nặng và gây tử vong.<ref name="WHO"/><ref name="Kularatne"/> Sau thời gian ủ bệnh 3 đến 7 ngày, triệu chứng đột ngột xuất hiện theo sau là ba giai đoạn: sốt, cao trào, và hồi phục.<ref name="Simmons"/><ref name="Kularatne"/> Giai đoạn đầu kéo dài 3–7 ngày và người bệnh thường sốt cao, ớn lạnh, nôn mửa, khó chịu, đau đầu, đau cơ xương khớp.<ref name="Wilder-Smith"/> Một tỷ lệ nhỏ bệnh nhân bước sang giai đoạn hai với [[hội chứng rò mạch hệ thống]] xảy ra khoảng lúc hạ sốt mà có thể dẫn đến [[hội chứng sốc dengue]] đe dọa tính mạng.<ref name="Simmons"/><ref name="Wilder-Smith"/> [[Xuất huyết]] hay gặp ở giai đoạn này nhưng thường là nhẹ.<ref name="Wilder-Smith"/> Nếu được chăm sóc hỗ trợ tốt, người bị biến chứng sẽ bình phục hoàn toàn sau 1–2 tuần.<ref name="Wilder-Smith"/>
  
Virus dengue là virus RNA sợi đơn thuộc chi ''[[Flavivirus]]'', họ ''[[Flaviviridae]]'', bao gồm bốn loại DEN1 đến DEN4.<ref name="Kularatne"/> Muỗi ''[[Aedes aegypti]]'' là vật trung gian truyền bệnh chính mang virus từ người sang người.<ref name="Guzman"/> Virus tồn tại ở môi trường đô thị chỉ có vật chủ là muỗi và người, ở rừng thì chủ yếu lây giữa linh trưởng qua muỗi, ở vùng cô lập (như đảo hay làng nhỏ) thì sẽ biến mất khi có [[miễn dịch cộng đồng]].<ref name="Kularatne"/><ref name="Simmons"/> Con đường lây khác là truyền máu, ghép tạng, chấn thương vật nhọn, mẹ truyền sang con lúc sinh.<ref name="Wilder-Smith"/> Khi muỗi đốt, virus được đưa vào [[trung bì]] hoặc [[biểu bì]], một số vào thẳng máu.<ref name="Guzman"/> Ở da, virus nhiễm vào [[đại thực bào]], [[tế bào tua]], và [[tế bào Langerhans]].<ref name="Guzman"/> Những tế bào này di chuyển đến [[hạch bạch huyết]] kích thích huy động [[bạch cầu đơn nhân]] và đại thực bào là những mục tiêu tiếp theo.<ref name="Guzman"/><ref name="Martina"/> Kết quả ngày càng nhiều tế bào bị nhiễm và virus phân tán khắp [[hệ bạch huyết]].<ref name="Guzman"/><ref name="Martina"/>
+
Virus dengue là virus RNA sợi đơn thuộc chi ''[[Flavivirus]]'', họ ''[[Flaviviridae]]'', bao gồm bốn loại DEN1 đến DEN4.<ref name="WHO2009"/>{{rp|14}} Muỗi ''[[Aedes aegypti]]'' là vật trung gian truyền bệnh chính mang virus từ người sang người.<ref name="Guzman"/> Virus tồn tại ở môi trường đô thị chỉ có vật chủ là muỗi và người, ở rừng thì chủ yếu lây giữa linh trưởng qua muỗi, ở vùng cô lập (như đảo hay làng nhỏ) thì sẽ biến mất khi có [[miễn dịch cộng đồng]].<ref name="Kularatne"/><ref name="Simmons"/> Con đường lây khác là truyền máu, ghép tạng, chấn thương vật nhọn, mẹ truyền sang con lúc sinh.<ref name="Wilder-Smith"/> Khi muỗi đốt, virus được đưa vào [[trung bì]] hoặc [[biểu bì]], một số vào thẳng máu.<ref name="Guzman"/> Ở da, virus nhiễm vào [[đại thực bào]], [[tế bào tua]], và [[tế bào Langerhans]].<ref name="Guzman"/> Những tế bào này di trú đến [[hạch bạch huyết]] kích thích huy động [[bạch cầu đơn nhân]] và đại thực bào là những mục tiêu tiếp theo.<ref name="Martina"/> Kết quả ngày càng nhiều tế bào bị nhiễm và virus phân tán khắp [[hệ bạch huyết]].<ref name="Martina"/>
  
Theo hướng dẫn của [[Tổ chức Y tế Thế giới]] (WHO) ban hành năm 1975 và cập nhật năm 1997, dengue lâm sàng được phân thành sốt dengue và sốt xuất huyết dengue. Tuy nhiên cách phân loại này bị chê không hợp lý, như là định nghĩa sốt xuất huyết dengue quá cứng nhắc và khó áp dụng trong bối cảnh hạn chế nguồn lực, hoặc nó bỏ qua một tỷ lệ đáng kể ca bệnh nặng. Vào năm 2009 WHO ban hành hướng dẫn mới phân loại theo mức độ bệnh, bao gồm dengue (thể không nặng) và dengue thể nặng.  
+
Theo hướng dẫn của [[Tổ chức Y tế Thế giới]] (WHO) ban hành năm 1975 và cập nhật năm 1997, dengue lâm sàng được phân thành sốt dengue và sốt xuất huyết dengue.<ref name="Srikiatkhachorn"/> Tuy nhiên cách phân loại này bị cho có những điểm không hợp lý, như là định nghĩa sốt xuất huyết dengue quá cứng nhắc và khó áp dụng trong bối cảnh hạn chế nguồn lực, hoặc nó bỏ qua một tỷ lệ đáng kể ca bệnh nặng.<ref name="Srikiatkhachorn"/> Vào năm 2009 WHO ban hành hướng dẫn mới phân loại theo mức độ bệnh, bao gồm dengue (thể không nặng) và dengue thể nặng.<ref name="WHO2009"/>{{rp|11}} Kiểu phân loại này chủ yếu phục vụ quản trị bệnh nhân, ít chú trọng đến sinh lý bệnh ẩn sau.<ref name="Srikiatkhachorn"/> Việc nới lỏng tiêu chí phân loại và gộp chung những biểu hiện và cơ chế khác biệt vào cùng một loại là điểm trừ khiến những khía cạnh không được hiểu sâu và gây trở ngại cho nghiên cứu.<ref name="Srikiatkhachorn"/>
 +
 
 +
Vì nhiều triệu chứng của dengue là không đặc trưng nên chẩn đoán dựa trên lâm sàng là khó tin cậy.<ref name="WHO2009"/>{{rp|93}} Trước ngày bệnh thứ 5, vào giai đoạn sốt, dengue có thể được chẩn đoán bằng cô lập virus trong tế bào nuôi, bằng tìm RNA virus nhờ [[xét nghiệm khuếch đại nucleic acid]], hoặc bằng tìm kháng nguyên virus nhờ [[ELISA]] hoặc [[xét nghiệm nhanh]].<ref name="WHO2009"/>{{rp|93}} Sau ngày 5, virus và kháng nguyên biến mất khỏi máu trùng lúc xuất hiện kháng thể đặc hiệu, dù vậy kháng nguyên NS1 có thể tồn tại lâu hơn.<ref name="WHO2009"/>{{rp|94}} Lúc này nên áp dụng các xét nghiệm huyết thanh, ưu tiên ELISA IgM hơn xét nghiệm nhanh IgM.<ref name="Wilder-Smith"/> Mức IgG tăng gấp 4 hoặc hơn đo bởi ELISA hoặc HI chỉ ra nhiễm flavivirus lần hai, dù vậy cần huyết thanh giai đoạn hồi phục nên không có tác dụng chẩn đoán hay quản lý lâm sàng mà chỉ cung cấp một kết quả hồi cứu.<ref name="WHO2009"/>{{rp|94}}
 +
 
 +
Chỉ dẫn của WHO chia bệnh nhân thành ba nhóm A, B, C căn cứ vào tình trạng để quyết định quản lý tại nhà hay bệnh viện, trong đó nhóm A có thể ở nhà còn nhóm C phải điều trị khẩn cấp.<ref name="WHO2009"/>{{rp|52, 53}} Với dengue không có điều trị đặc hiệu mà chỉ có chăm sóc hỗ trợ.<ref name="Guzman"/> Tính đến nay (2023) vẫn chưa có thuốc kháng virus<ref name="Ackaert"/> hay vaccine hữu hiệu.<ref name="Thomas"/> Việc ngăn chặn hay giảm thiểu lây nhiễm hoàn toàn phụ thuộc vào kiểm soát vật truyền (muỗi) hoặc ngăn vật truyền tiếp xúc với người.<ref name="WHO2009"/>{{rp|59}} Tuy nhiên phương pháp này đã được tiến hành trong quá khứ và thất bại, để lại những bài học giá trị.<ref name="Guzman"/> Hiện nhiều công cụ mới đã đang được phát triển và thay vì chỉ dùng một, cần kết hợp chúng một cách bài bản mới hy vọng khống chế hiệu quả căn bệnh.<ref name="Gubler"/>
 +
 
 +
Dengue thịnh hành ở nơi khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, đặc biệt ở các khu đô thị và bán đô thị.<ref name="WHO"/> [[Toàn cầu hóa]] và [[đô thị hóa]] trong thế kỷ 20 và 21 đã giúp bệnh lây lan nhanh chóng và rộng khắp, dẫn đến gia tăng tần suất và cấp độ các đợt dịch.<ref name="Guzman"/> Số ca bệnh được báo cáo tăng mạnh trong những thập kỷ gần đây, từ hơn 500.000 năm 2000 lên 5,2 triệu năm 2019.<ref name="WHO"/> Ước tính mỗi năm có 390 triệu ca mắc<ref name="Bhatt"/> và 3,9 tỷ người ở 128 quốc gia đối diện nguy cơ.<ref name="Brady"/> Gánh nặng bệnh chủ yếu nằm ở châu Á, đặc biệt là Nam Á và Đông Nam Á, tiếp đến là châu Mỹ và châu Phi.<ref name="Bhatt"/> Tổng quan bệnh tác động không lớn về mặt sức khỏe nhưng đặt áp lực đáng kể lên hệ thống chăm sóc y tế.<ref name="Simmons"/> Tỷ lệ tử vong là dưới 1% và WHO đặt mục tiêu đến năm 2030 giảm xuống 0% trong nỗ lực kiểm soát căn bệnh thuộc nhóm [[các bệnh nhiệt đới bị lãng quên]].<ref name="WHOUCNNTD"/>
 +
 
 +
Về từ nguyên, không rõ nguồn gốc của ''dengue'', nhưng khả năng nó bắt nguồn từ "Ka-dinga pepo", cụm từ [[tiếng Swahili]] có nghĩa "co giật như chuột rút do linh hồn ác quỷ".<ref name="Saeed"/> Từ ''dengue'' lần đầu được dùng để mô tả một chứng bệnh là ở Tây Ban Nha vào năm 1801.<ref name="Saeed"/> Sau đợt dịch năm 1828 ở Cuba, ''dengue'' trở nên được dùng phổ biến đến ngày nay.<ref name="Saeed"/> Từ này được Việt hóa thành '''đăng gơ'''.<ref name="vncdc"/>
 +
 
 +
{{clear}}
  
 
== Tham khảo ==
 
== Tham khảo ==
Dòng 11: Dòng 44:
 
<ref name="WHO">{{cite web | url = https://www.who.int/en/news-room/fact-sheets/detail/dengue-and-severe-dengue | title = Dengue and severe dengue | date = 17 March 2023 | publisher = World Health Organization | access-date = 2 June 2023}}</ref>
 
<ref name="WHO">{{cite web | url = https://www.who.int/en/news-room/fact-sheets/detail/dengue-and-severe-dengue | title = Dengue and severe dengue | date = 17 March 2023 | publisher = World Health Organization | access-date = 2 June 2023}}</ref>
  
<ref name="Simmons">{{cite journal | last1 = Simmons | first1 = Cameron P. | last2 = Farrar | first2 = Jeremy J. | last3 = van Vinh Chau | first3 = Nguyen | last4 = Wills | first4 = Bridget | title = Dengue | journal = New England Journal of Medicine | date = 12 April 2012 | volume = 366 | issue = 15 | pages = 1423–1432 | doi = 10.1056/NEJMra1110265 | pmid = 22494122 | pmc = 9253990 | s2cid = 53143209 | doi-access = free}}</ref>
+
<ref name="WHO2009">{{cite book | date = 2009 | title = Dengue Guidelines for Diagnosis, Treatment, Prevention and Control: New edition | url = https://apps.who.int/iris/handle/10665/44188?locale-attribute=en& | publisher = World Health Organization | isbn = 978-92-4-154787-1}}</ref>
 +
 
 +
<ref name="WHOUCNNTD">{{cite web | url = https://apps.who.int/iris/handle/10665/332094 | title = Ending the neglect to attain the Sustainable Development Goals: A road map for neglected tropical diseases 2021–2030: Overview | date = 2020 | publisher = World Health Organization | isbn = 978-92-4-001879-2}}</ref>
 +
 
 +
<ref name="Simmons">{{cite journal | last1 = Simmons | first1 = Cameron P. | last2 = Farrar | first2 = Jeremy J. | last3 = van Vinh Chau | first3 = Nguyen | last4 = Wills | first4 = Bridget | title = Dengue | journal = New England Journal of Medicine | publisher = Massachusetts Medical Society | date = 12 April 2012 | volume = 366 | issue = 15 | pages = 1423–1432 | doi = 10.1056/NEJMra1110265 | pmid = 22494122 | pmc = 9253990 | s2cid = 53143209 | doi-access = free}}</ref>
 +
 
 +
<ref name="Wilder-Smith">{{cite journal | last1 = Wilder-Smith | first1 = Annelies | last2 = Ooi | first2 = Eng-Eong | last3 = Horstick | first3 = Olaf | last4 = Wills | first4 = Bridget | title = Dengue | journal = The Lancet | publisher = Elsevier BV | date = January 2019 | volume = 393 | issue = 10169 | pages = 350–363 | doi = 10.1016/S0140-6736(18)32560-1 | pmid = 30696575 | s2cid = 208789595}}</ref>
 +
 
 +
<ref name="Kularatne">{{cite journal | last1 = Kularatne | first1 = Senanayake Abeysinghe | last2 = Dalugama | first2 = Chamara | title = Dengue infection: Global importance, immunopathology and management | journal = Clinical Medicine | publisher = Royal College of Physicians | date = January 2022 | volume = 22 | issue = 1 | pages = 9–13 | doi = 10.7861/clinmed.2021-0791 | pmid = 35078789 | pmc = 8813012 | s2cid = 246286932 | doi-access = free}}</ref>
 +
 
 +
<ref name="Guzman">{{cite journal | last1 = Guzman | first1 = Maria G. | last2 = Gubler | first2 = Duane J. | last3 = Izquierdo | first3 = Alienys | last4 = Martinez | first4 = Eric | last5 = Halstead | first5 = Scott B. | title = Dengue infection | journal = Nature Reviews Disease Primers | publisher = Springer Science and Business Media LLC | date = 18 August 2016 | volume = 2 | issue = 1 | doi = 10.1038/nrdp.2016.55 | pmid = 27534439 | s2cid = 248510 | doi-access = free}}</ref>
 +
 
 +
<ref name="Martina">{{cite journal | last1 = Martina | first1 = Byron E. E. | last2 = Koraka | first2 = Penelope | last3 = Osterhaus | first3 = Albert D. M. E. | title = Dengue Virus Pathogenesis: an Integrated View | journal = Clinical Microbiology Reviews | publisher = American Society for Microbiology | date = October 2009 | volume = 22 | issue = 4 | pages = 564–581 | doi = 10.1128/cmr.00035-09 | pmc = 2772360 | pmid = 19822889 | s2cid = 3256459 | doi-access = free}}</ref>
 +
 
 +
<ref name="Srikiatkhachorn">{{cite journal | last = Srikiatkhachorn | first = A. | last2 = Rothman | first2 = A. L. | last3 = Gibbons | first3 = R. V. | last4 = Sittisombut | first4 = N. | last5 = Malasit | first5 = P. | last6 = Ennis | first6 = F. A. | last7 = Nimmannitya | first7 = S. | last8 = Kalayanarooj | first8 = S. | title = Dengue—How Best to Classify It | journal = Clinical Infectious Diseases | publisher = Oxford University Press (OUP) | date = 15 October 2011 | volume = 53 | issue = 6 | pages = 563–567 | doi = 10.1093/cid/cir451 | pmc = 3202316 | pmid = 21832264 | s2cid = 39539803 | doi-access = free}}</ref>
 +
 
 +
<ref name="Bhatt">{{cite journal | last = Bhatt | first = Samir | last2 = Gething | first2 = Peter W. | last3 = Brady | first3 = Oliver J. | last4 = Messina | first4 = Jane P. | last5 = Farlow | first5 = Andrew W. | last6 = Moyes | first6 = Catherine L. | last7 = Drake | first7 = John M. | last8 = Brownstein | first8 = John S. | last9 = Hoen | first9 = Anne G. | last10 = Sankoh | first10 = Osman | last11 = Myers | first11 = Monica F. | last12 = George | first12 = Dylan B. | last13 = Jaenisch | first13 = Thomas | last14 = Wint | first14 = G. R. William | last15 = Simmons | first15 = Cameron P. | last16 = Scott | first16 = Thomas W. | last17 = Farrar | first17 = Jeremy J. | last18 = Hay | first18 = Simon I. | title = The global distribution and burden of dengue | journal = Nature | publisher = Springer Science and Business Media LLC | date = 7 April 2013 | volume = 496 | issue = 7446 | pages = 504–507 | doi = 10.1038/nature12060 | pmc = 3651993 | pmid = 23563266 | s2cid = 205233560 | doi-access = free}}</ref>
 +
 
 +
<ref name="Brady">{{cite journal | last = Brady | first = Oliver J. | last2 = Gething | first2 = Peter W. | last3 = Bhatt | first3 = Samir | last4 = Messina | first4 = Jane P. | last5 = Brownstein | first5 = John S. | last6 = Hoen | first6 = Anne G. | last7 = Moyes | first7 = Catherine L. | last8 = Farlow | first8 = Andrew W. | last9 = Scott | first9 = Thomas W. | last10 = Hay | first10 = Simon I. | title = Refining the Global Spatial Limits of Dengue Virus Transmission by Evidence-Based Consensus | journal = PLoS Neglected Tropical Diseases | publisher = Public Library of Science (PLoS) | date = 7 August 2012 | volume = 6 | issue = 8 | page = e1760 | doi = 10.1371/journal.pntd.0001760 | pmc = 3413714 | pmid = 22880140 | s2cid = 11307090 | doi-access = free}}</ref>
 +
 
 +
<ref name="Thomas">{{cite journal | last1 = Thomas | first1 = Stephen J. | title = Is new dengue vaccine efficacy data a relief or cause for concern? | journal = npj Vaccines | publisher = Springer Science and Business Media LLC | date = 15 April 2023 | volume = 8 | issue = 1 | doi = 10.1038/s41541-023-00658-2 | pmid = 37061527 | pmc = 10105158 | s2cid = 258171071 | doi-access = free}}</ref>
 +
 
 +
<ref name="Ackaert">{{cite journal | last1 = Ackaert | first1 = Oliver | last2 = Vanhoutte | first2 = Frédéric | last3 = Verpoorten | first3 = Nathalie | last4 = Buelens | first4 = Annemie | last5 = Lachau-Durand | first5 = Sophie | last6 = Lammens | first6 = Lieve | last7 = Hoetelmans | first7 = Richard | last8 = Van Loock | first8 = Marnix | last9 = Herrera-Taracena | first9 = Guillermo | title = Safety, Tolerability, and Pharmacokinetics of JNJ-1802, a Pan-serotype Dengue Direct Antiviral Small Molecule, in a Phase 1, Double-Blind, Randomized, Dose-Escalation Study in Healthy Volunteers | journal = Clinical Infectious Diseases | publisher = Oxford University Press (OUP) | date = 10 May 2023 | doi = 10.1093/cid/ciad284 | pmid = 37161721 | s2cid = 258588837 | doi-access = free}}</ref>
  
<ref name="Wilder-Smith">{{cite journal | last1 = Wilder-Smith | first1 = Annelies | last2 = Ooi | first2 = Eng-Eong | last3 = Horstick | first3 = Olaf | last4 = Wills | first4 = Bridget | title = Dengue | journal = The Lancet | date = January 2019 | volume = 393 | issue = 10169 | pages = 350–363 | doi = 10.1016/S0140-6736(18)32560-1 | pmid = 30696575 | s2cid = 208789595}}</ref>
+
<ref name="Gubler">{{cite journal | last1 = Gubler | first1 = Duane J. | title = The partnership for dengue control – A new global alliance for the prevention and control of dengue | journal = Vaccine | publisher = Elsevier BV | date = March 2015 | volume = 33 | issue = 10 | page = 1233 | doi = 10.1016/j.vaccine.2015.01.002 | pmid = 25597939 | s2cid = 40755285}}</ref>
  
<ref name="Kularatne">{{cite journal | last1 = Kularatne | first1 = Senanayake Abeysinghe | last2 = Dalugama | first2 = Chamara | title = Dengue infection: Global importance, immunopathology and management | journal = Clinical Medicine | date = January 2022 | volume = 22 | issue = 1 | pages = 9–13 | doi = 10.7861/clinmed.2021-0791 | pmid = 35078789 | pmc = 8813012 | s2cid = 246286932 | doi-access = free}}</ref>
+
<ref name="Saeed">{{cite book | editor1-last = Qureshi | editor1-first = Adnan I. | editor2-last = Saeed | editor2-first = Omar | title = Dengue Virus Disease: From Origin to Outbreak | last1 = Saeed | first1 = Omar | last2 = Asif | first2 = Ahmer | chapter = Dengue virus disease; the origins | date = 2020 | pages = 9–16 | publisher = Elsevier | doi = 10.1016/B978-0-12-818270-3.00002-3}}</ref>
  
<ref name="Guzman">{{cite journal | last1 = Guzman | first1 = Maria G. | last2 = Gubler | first2 = Duane J. | last3 = Izquierdo | first3 = Alienys | last4 = Martinez | first4 = Eric | last5 = Halstead | first5 = Scott B. | title = Dengue infection | journal = Nature Reviews Disease Primers | date = 18 August 2016 | volume = 2 | issue = 1 | doi = 10.1038/nrdp.2016.55 | pmid = 27534439 | s2cid = 248510 | doi-access = free}}</ref>
+
<ref name="vncdc">{{cite web | url = https://vncdc.gov.vn/benh-sot-dang-go-sot-xuat-huyet-dang-go-nd14509.html | title = BÊNH SỐT ĐĂNG GƠ, SỐT XUẤT HUYẾT ĐĂNG GƠ | date = 30 tháng 6 năm 2016 | publisher = Cục Y tế Dự phòng | access-date = 15 tháng 6 năm 2023 | archive-url = https://web.archive.org/web/20230615162818/https://vncdc.gov.vn/benh-sot-dang-go-sot-xuat-huyet-dang-go-nd14509.html | archive-date = 15 June 2023 | url-status = live}}</ref>
  
<ref name="Martina">{{cite journal | last1 = Martina | first1 = Byron E. E. | last2 = Koraka | first2 = Penelope | last3 = Osterhaus | first3 = Albert D. M. E. | title = Dengue Virus Pathogenesis: an Integrated View | journal = Clinical Microbiology Reviews | date = October 2009 | volume = 22 | issue = 4 | pages = 564–581 | doi = 10.1128/cmr.00035-09 | pmc = 2772360 | pmid = 19822889 | s2cid = 3256459 | doi-access = free}}</ref>
 
 
}}
 
}}

Bản hiện tại lúc 23:30, ngày 15 tháng 6 năm 2023

Dengue
Tên khácSốt dengue, sốt xuất huyết dengue, sốt dandy, sốt breakbone
Aedes aegypti feeding.jpg
Muỗi Aedes aegypti, vector chính truyền bệnh dengue, đang hút máu người.
Chuyên khoaBệnh truyền nhiễm
Triệu chứngSốt, đau đầu, nôn, đau cơ xương khớp, ban dát, xuất huyết, ...
Khởi phátSau 3–7 ngày (tối đa 14 ngày)
Nguyên nhânVirus dengue
Yếu tố nguy cơSống ở khu đô thị, bán đô thị vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới
Chẩn đoánXét nghiệm máu, xét nghiệm huyết thanh
Phòng ngừaKiểm soát vector
Điều trịChăm sóc hỗ trợ
Số người mắc390 triệu/năm

Dengue hay sốt dengue là bệnh do virus dengue gây ra và lây truyền qua muỗi.[1] Triệu chứng ở đa số người mắc là nhẹ hoặc không có, dù vậy cũng có khi bệnh nặng và gây tử vong.[1][2] Sau thời gian ủ bệnh 3 đến 7 ngày, triệu chứng đột ngột xuất hiện theo sau là ba giai đoạn: sốt, cao trào, và hồi phục.[3][2] Giai đoạn đầu kéo dài 3–7 ngày và người bệnh thường sốt cao, ớn lạnh, nôn mửa, khó chịu, đau đầu, đau cơ xương khớp.[4] Một tỷ lệ nhỏ bệnh nhân bước sang giai đoạn hai với hội chứng rò mạch hệ thống xảy ra khoảng lúc hạ sốt mà có thể dẫn đến hội chứng sốc dengue đe dọa tính mạng.[3][4] Xuất huyết hay gặp ở giai đoạn này nhưng thường là nhẹ.[4] Nếu được chăm sóc hỗ trợ tốt, người bị biến chứng sẽ bình phục hoàn toàn sau 1–2 tuần.[4]

Virus dengue là virus RNA sợi đơn thuộc chi Flavivirus, họ Flaviviridae, bao gồm bốn loại DEN1 đến DEN4.[5]:14 Muỗi Aedes aegypti là vật trung gian truyền bệnh chính mang virus từ người sang người.[6] Virus tồn tại ở môi trường đô thị chỉ có vật chủ là muỗi và người, ở rừng thì chủ yếu lây giữa linh trưởng qua muỗi, ở vùng cô lập (như đảo hay làng nhỏ) thì sẽ biến mất khi có miễn dịch cộng đồng.[2][3] Con đường lây khác là truyền máu, ghép tạng, chấn thương vật nhọn, mẹ truyền sang con lúc sinh.[4] Khi muỗi đốt, virus được đưa vào trung bì hoặc biểu bì, một số vào thẳng máu.[6] Ở da, virus nhiễm vào đại thực bào, tế bào tua, và tế bào Langerhans.[6] Những tế bào này di trú đến hạch bạch huyết kích thích huy động bạch cầu đơn nhân và đại thực bào là những mục tiêu tiếp theo.[7] Kết quả ngày càng nhiều tế bào bị nhiễm và virus phân tán khắp hệ bạch huyết.[7]

Theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ban hành năm 1975 và cập nhật năm 1997, dengue lâm sàng được phân thành sốt dengue và sốt xuất huyết dengue.[8] Tuy nhiên cách phân loại này bị cho có những điểm không hợp lý, như là định nghĩa sốt xuất huyết dengue quá cứng nhắc và khó áp dụng trong bối cảnh hạn chế nguồn lực, hoặc nó bỏ qua một tỷ lệ đáng kể ca bệnh nặng.[8] Vào năm 2009 WHO ban hành hướng dẫn mới phân loại theo mức độ bệnh, bao gồm dengue (thể không nặng) và dengue thể nặng.[5]:11 Kiểu phân loại này chủ yếu phục vụ quản trị bệnh nhân, ít chú trọng đến sinh lý bệnh ẩn sau.[8] Việc nới lỏng tiêu chí phân loại và gộp chung những biểu hiện và cơ chế khác biệt vào cùng một loại là điểm trừ khiến những khía cạnh không được hiểu sâu và gây trở ngại cho nghiên cứu.[8]

Vì nhiều triệu chứng của dengue là không đặc trưng nên chẩn đoán dựa trên lâm sàng là khó tin cậy.[5]:93 Trước ngày bệnh thứ 5, vào giai đoạn sốt, dengue có thể được chẩn đoán bằng cô lập virus trong tế bào nuôi, bằng tìm RNA virus nhờ xét nghiệm khuếch đại nucleic acid, hoặc bằng tìm kháng nguyên virus nhờ ELISA hoặc xét nghiệm nhanh.[5]:93 Sau ngày 5, virus và kháng nguyên biến mất khỏi máu trùng lúc xuất hiện kháng thể đặc hiệu, dù vậy kháng nguyên NS1 có thể tồn tại lâu hơn.[5]:94 Lúc này nên áp dụng các xét nghiệm huyết thanh, ưu tiên ELISA IgM hơn xét nghiệm nhanh IgM.[4] Mức IgG tăng gấp 4 hoặc hơn đo bởi ELISA hoặc HI chỉ ra nhiễm flavivirus lần hai, dù vậy cần huyết thanh giai đoạn hồi phục nên không có tác dụng chẩn đoán hay quản lý lâm sàng mà chỉ cung cấp một kết quả hồi cứu.[5]:94

Chỉ dẫn của WHO chia bệnh nhân thành ba nhóm A, B, C căn cứ vào tình trạng để quyết định quản lý tại nhà hay bệnh viện, trong đó nhóm A có thể ở nhà còn nhóm C phải điều trị khẩn cấp.[5]:52, 53 Với dengue không có điều trị đặc hiệu mà chỉ có chăm sóc hỗ trợ.[6] Tính đến nay (2023) vẫn chưa có thuốc kháng virus[9] hay vaccine hữu hiệu.[10] Việc ngăn chặn hay giảm thiểu lây nhiễm hoàn toàn phụ thuộc vào kiểm soát vật truyền (muỗi) hoặc ngăn vật truyền tiếp xúc với người.[5]:59 Tuy nhiên phương pháp này đã được tiến hành trong quá khứ và thất bại, để lại những bài học giá trị.[6] Hiện nhiều công cụ mới đã đang được phát triển và thay vì chỉ dùng một, cần kết hợp chúng một cách bài bản mới hy vọng khống chế hiệu quả căn bệnh.[11]

Dengue thịnh hành ở nơi khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, đặc biệt ở các khu đô thị và bán đô thị.[1] Toàn cầu hóađô thị hóa trong thế kỷ 20 và 21 đã giúp bệnh lây lan nhanh chóng và rộng khắp, dẫn đến gia tăng tần suất và cấp độ các đợt dịch.[6] Số ca bệnh được báo cáo tăng mạnh trong những thập kỷ gần đây, từ hơn 500.000 năm 2000 lên 5,2 triệu năm 2019.[1] Ước tính mỗi năm có 390 triệu ca mắc[12] và 3,9 tỷ người ở 128 quốc gia đối diện nguy cơ.[13] Gánh nặng bệnh chủ yếu nằm ở châu Á, đặc biệt là Nam Á và Đông Nam Á, tiếp đến là châu Mỹ và châu Phi.[12] Tổng quan bệnh tác động không lớn về mặt sức khỏe nhưng đặt áp lực đáng kể lên hệ thống chăm sóc y tế.[3] Tỷ lệ tử vong là dưới 1% và WHO đặt mục tiêu đến năm 2030 giảm xuống 0% trong nỗ lực kiểm soát căn bệnh thuộc nhóm các bệnh nhiệt đới bị lãng quên.[14]

Về từ nguyên, không rõ nguồn gốc của dengue, nhưng khả năng nó bắt nguồn từ "Ka-dinga pepo", cụm từ tiếng Swahili có nghĩa "co giật như chuột rút do linh hồn ác quỷ".[15] Từ dengue lần đầu được dùng để mô tả một chứng bệnh là ở Tây Ban Nha vào năm 1801.[15] Sau đợt dịch năm 1828 ở Cuba, dengue trở nên được dùng phổ biến đến ngày nay.[15] Từ này được Việt hóa thành đăng gơ.[16]

Tham khảo[sửa]

  1. a b c d Dengue and severe dengue, World Health Organization, ngày 17 tháng 3 năm 2023, truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2023
  2. a b c Kularatne, Senanayake Abeysinghe; Dalugama, Chamara (tháng 1 năm 2022), "Dengue infection: Global importance, immunopathology and management", Clinical Medicine, Royal College of Physicians, 22 (1): 9–13, doi:10.7861/clinmed.2021-0791, PMC 8813012, PMID 35078789, S2CID 246286932
  3. a b c d Simmons, Cameron P.; Farrar, Jeremy J.; van Vinh Chau, Nguyen; Wills, Bridget (ngày 12 tháng 4 năm 2012), "Dengue", New England Journal of Medicine, Massachusetts Medical Society, 366 (15): 1423–1432, doi:10.1056/NEJMra1110265, PMC 9253990, PMID 22494122, S2CID 53143209
  4. a b c d e f Wilder-Smith, Annelies; Ooi, Eng-Eong; Horstick, Olaf; Wills, Bridget (tháng 1 năm 2019), "Dengue", The Lancet, Elsevier BV, 393 (10169): 350–363, doi:10.1016/S0140-6736(18)32560-1, PMID 30696575, S2CID 208789595
  5. a b c d e f g h Dengue Guidelines for Diagnosis, Treatment, Prevention and Control: New edition, World Health Organization, 2009, ISBN 978-92-4-154787-1
  6. a b c d e f Guzman, Maria G.; Gubler, Duane J.; Izquierdo, Alienys; Martinez, Eric; Halstead, Scott B. (ngày 18 tháng 8 năm 2016), "Dengue infection", Nature Reviews Disease Primers, Springer Science and Business Media LLC, 2 (1), doi:10.1038/nrdp.2016.55, PMID 27534439, S2CID 248510
  7. a b Martina, Byron E. E.; Koraka, Penelope; Osterhaus, Albert D. M. E. (tháng 10 năm 2009), "Dengue Virus Pathogenesis: an Integrated View", Clinical Microbiology Reviews, American Society for Microbiology, 22 (4): 564–581, doi:10.1128/cmr.00035-09, PMC 2772360, PMID 19822889, S2CID 3256459
  8. a b c d Srikiatkhachorn, A.; Rothman, A. L.; Gibbons, R. V.; Sittisombut, N.; Malasit, P.; Ennis, F. A.; Nimmannitya, S.; Kalayanarooj, S. (ngày 15 tháng 10 năm 2011), "Dengue—How Best to Classify It", Clinical Infectious Diseases, Oxford University Press (OUP), 53 (6): 563–567, doi:10.1093/cid/cir451, PMC 3202316, PMID 21832264, S2CID 39539803
  9. Ackaert, Oliver; Vanhoutte, Frédéric; Verpoorten, Nathalie; Buelens, Annemie; Lachau-Durand, Sophie; Lammens, Lieve; Hoetelmans, Richard; Van Loock, Marnix; Herrera-Taracena, Guillermo (ngày 10 tháng 5 năm 2023), "Safety, Tolerability, and Pharmacokinetics of JNJ-1802, a Pan-serotype Dengue Direct Antiviral Small Molecule, in a Phase 1, Double-Blind, Randomized, Dose-Escalation Study in Healthy Volunteers", Clinical Infectious Diseases, Oxford University Press (OUP), doi:10.1093/cid/ciad284, PMID 37161721, S2CID 258588837
  10. Thomas, Stephen J. (ngày 15 tháng 4 năm 2023), "Is new dengue vaccine efficacy data a relief or cause for concern?", npj Vaccines, Springer Science and Business Media LLC, 8 (1), doi:10.1038/s41541-023-00658-2, PMC 10105158, PMID 37061527, S2CID 258171071
  11. Gubler, Duane J. (tháng 3 năm 2015), "The partnership for dengue control – A new global alliance for the prevention and control of dengue", Vaccine, Elsevier BV, 33 (10): 1233, doi:10.1016/j.vaccine.2015.01.002, PMID 25597939, S2CID 40755285
  12. a b Bhatt, Samir; Gething, Peter W.; Brady, Oliver J.; Messina, Jane P.; Farlow, Andrew W.; Moyes, Catherine L.; Drake, John M.; Brownstein, John S.; Hoen, Anne G.; Sankoh, Osman; Myers, Monica F.; George, Dylan B.; Jaenisch, Thomas; Wint, G. R. William; Simmons, Cameron P.; Scott, Thomas W.; Farrar, Jeremy J.; Hay, Simon I. (ngày 7 tháng 4 năm 2013), "The global distribution and burden of dengue", Nature, Springer Science and Business Media LLC, 496 (7446): 504–507, doi:10.1038/nature12060, PMC 3651993, PMID 23563266, S2CID 205233560
  13. Brady, Oliver J.; Gething, Peter W.; Bhatt, Samir; Messina, Jane P.; Brownstein, John S.; Hoen, Anne G.; Moyes, Catherine L.; Farlow, Andrew W.; Scott, Thomas W.; Hay, Simon I. (ngày 7 tháng 8 năm 2012), "Refining the Global Spatial Limits of Dengue Virus Transmission by Evidence-Based Consensus", PLoS Neglected Tropical Diseases, Public Library of Science (PLoS), 6 (8): e1760, doi:10.1371/journal.pntd.0001760, PMC 3413714, PMID 22880140, S2CID 11307090
  14. Ending the neglect to attain the Sustainable Development Goals: A road map for neglected tropical diseases 2021–2030: Overview, World Health Organization, 2020, ISBN 978-92-4-001879-2
  15. a b c Saeed, Omar; Asif, Ahmer (2020), "Dengue virus disease; the origins", trong Qureshi, Adnan I.; Saeed, Omar (bt.), Dengue Virus Disease: From Origin to Outbreak, Elsevier, tr. 9–16, doi:10.1016/B978-0-12-818270-3.00002-3
  16. BÊNH SỐT ĐĂNG GƠ, SỐT XUẤT HUYẾT ĐĂNG GƠ, Cục Y tế Dự phòng, 30 tháng 6 năm 2016, lưu trữ từ tài liệu gốc ngày 15 tháng 6 năm 2023, truy cập 15 tháng 6 năm 2023