n |
|||
(Không hiển thị 6 phiên bản của cùng người dùng ở giữa) | |||
Dòng 1: | Dòng 1: | ||
{{mới}} | {{mới}} | ||
− | '''Cao | + | '''Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc''' là viên chức cao cấp nhất của [[Liên Hợp Quốc]] về vấn đề nhân quyền, do [[Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc]] bầu ra, giữ hàm Phó Tổng thư ký Liên Hợp Quốc. |
− | Cao | + | Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc lãnh đạo Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc (OHCHR) – cơ quan nòng cốt có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các hoạt động về quyền con người của toàn bộ hệ thống Liên Hợp Quốc. |
− | Đại | + | Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc ủy thác cho Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc và OHCHR chức năng duy nhất là thúc đẩy và bảo vệ tất cả các quyền con người cho tất cả mọi người trên thế giới. Chức năng đó được thể hiện cụ thể qua ba nhiệm vụ: Hỗ trợ Liên Hợp Quốc trong việc thiết lập các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế; giám sát và hỗ trợ thực thi nghĩa vụ nhân quyền của các quốc gia. |
− | Để hoàn thành những nhiệm vụ nêu trên, Cao | + | Để hoàn thành những nhiệm vụ nêu trên, Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc và OHCHR thực hiện các chương trình cung cấp hỗ trợ về chuyên môn và kỹ thuật nhằm tăng cường năng lực cho các quốc gia trong việc bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền. Một số chương trình này cũng hỗ trợ các quốc gia, tổ chức và cá nhân trong việc nghiên cứu, giáo dục, thông tin công cộng về nhân quyền và vận động lên án các vi phạm nhân quyền trên thế giới. |
− | Khi triển khai thực hiện các chương trình nêu trên, Cao | + | Khi triển khai thực hiện các chương trình nêu trên, Cao ủy Liên Hợp Quốc về Nhân quyền và OHCHR hợp tác với các cơ quan khác của Liên Hợp Quốc, các cơ quan nhà nước (nghị viện, chính phủ, toà án, cảnh sát, cơ quan quản lý trại giam..), các cơ quan nhân quyền quốc gia, các tổ chức phi chính phủ quốc gia, quốc tế và các cá nhân trong những trường hợp nhất định. |
− | OHCHR là một bộ phận của Ban thư ký Liên | + | OHCHR là một bộ phận của Ban thư ký Liên Hợp Quốc, có trụ sở chính ở Geneva (Thuỵ Sĩ) và một trụ sở khác ở New York (Hoa Kỳ). OHCHR còn có các văn phòng đại diện ở một số khu vực và quốc gia. Ngân sách hoạt động của OHCHR (bao gồm cho Cao ủy Liên Hợp Quốc về nhân quyền) một phần lấy từ ngân sách thường xuyên của Liên Hợp Quốc và một phần từ sự đóng góp của các nhà tài trợ (chủ yếu là các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc). |
− | Cao | + | Cao ủy Liên Hợp Quốc về nhân quyền và Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc là hai thiết chế khác nhau, mặc dù cùng là các cơ quan nhân quyền của Liên Hợp Quốc. Văn phòng chính của OHCHR tại Geneva có nhiệm vụ cung cấp dịch vụ hành chính cho các cơ quan nhân quyền của Liên Hợp Quốc, trong đó có Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc. |
== Tài liệu tham khảo == | == Tài liệu tham khảo == | ||
− | * Khoa Luật ĐHQG Hà Nội, Giáo trình Lý luận và Pháp luật về Quyền con người, Nhà xuất bản ĐHQG Hà Nội,2013. | + | * Khoa Luật ĐHQG Hà Nội, Giáo trình Lý luận và Pháp luật về Quyền con người, Nhà xuất bản ĐHQG Hà Nội, 2013. |
* Winston Langley, Encyclopedia of Human Rights Issues since 1945, Greenwood Publisher, 1999 | * Winston Langley, Encyclopedia of Human Rights Issues since 1945, Greenwood Publisher, 1999 | ||
*James Lewis and Carls Kutsch, Human Rights Encyclopedia, Sharpe Reference Publisher, 2001 | *James Lewis and Carls Kutsch, Human Rights Encyclopedia, Sharpe Reference Publisher, 2001 |
Bản hiện tại lúc 10:17, ngày 10 tháng 7 năm 2022
Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc là viên chức cao cấp nhất của Liên Hợp Quốc về vấn đề nhân quyền, do Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc bầu ra, giữ hàm Phó Tổng thư ký Liên Hợp Quốc.
Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc lãnh đạo Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc (OHCHR) – cơ quan nòng cốt có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các hoạt động về quyền con người của toàn bộ hệ thống Liên Hợp Quốc.
Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc ủy thác cho Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc và OHCHR chức năng duy nhất là thúc đẩy và bảo vệ tất cả các quyền con người cho tất cả mọi người trên thế giới. Chức năng đó được thể hiện cụ thể qua ba nhiệm vụ: Hỗ trợ Liên Hợp Quốc trong việc thiết lập các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế; giám sát và hỗ trợ thực thi nghĩa vụ nhân quyền của các quốc gia.
Để hoàn thành những nhiệm vụ nêu trên, Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc và OHCHR thực hiện các chương trình cung cấp hỗ trợ về chuyên môn và kỹ thuật nhằm tăng cường năng lực cho các quốc gia trong việc bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền. Một số chương trình này cũng hỗ trợ các quốc gia, tổ chức và cá nhân trong việc nghiên cứu, giáo dục, thông tin công cộng về nhân quyền và vận động lên án các vi phạm nhân quyền trên thế giới.
Khi triển khai thực hiện các chương trình nêu trên, Cao ủy Liên Hợp Quốc về Nhân quyền và OHCHR hợp tác với các cơ quan khác của Liên Hợp Quốc, các cơ quan nhà nước (nghị viện, chính phủ, toà án, cảnh sát, cơ quan quản lý trại giam..), các cơ quan nhân quyền quốc gia, các tổ chức phi chính phủ quốc gia, quốc tế và các cá nhân trong những trường hợp nhất định.
OHCHR là một bộ phận của Ban thư ký Liên Hợp Quốc, có trụ sở chính ở Geneva (Thuỵ Sĩ) và một trụ sở khác ở New York (Hoa Kỳ). OHCHR còn có các văn phòng đại diện ở một số khu vực và quốc gia. Ngân sách hoạt động của OHCHR (bao gồm cho Cao ủy Liên Hợp Quốc về nhân quyền) một phần lấy từ ngân sách thường xuyên của Liên Hợp Quốc và một phần từ sự đóng góp của các nhà tài trợ (chủ yếu là các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc).
Cao ủy Liên Hợp Quốc về nhân quyền và Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc là hai thiết chế khác nhau, mặc dù cùng là các cơ quan nhân quyền của Liên Hợp Quốc. Văn phòng chính của OHCHR tại Geneva có nhiệm vụ cung cấp dịch vụ hành chính cho các cơ quan nhân quyền của Liên Hợp Quốc, trong đó có Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc.
Tài liệu tham khảo[sửa]
- Khoa Luật ĐHQG Hà Nội, Giáo trình Lý luận và Pháp luật về Quyền con người, Nhà xuất bản ĐHQG Hà Nội, 2013.
- Winston Langley, Encyclopedia of Human Rights Issues since 1945, Greenwood Publisher, 1999
- James Lewis and Carls Kutsch, Human Rights Encyclopedia, Sharpe Reference Publisher, 2001