Mục từ này cần được bình duyệt
Khác biệt giữa các bản “Kháng thể”
n
Dòng 7: Dòng 7:
 
Kháng thể cùng với [[tế bào B]] và [[tế bào T]] làm thành bộ phận quan trọng nhất của [[hệ miễn dịch thích nghi]]. Chúng hiện hữu ở hai dạng: một là gắn với [[tế bào B]] còn kia là dạng tan, không gắn và được thấy trong [[dịch ngoại bào]] như [[huyết tương]]. Ban đầu, tất cả kháng thể đều ở dạng thứ nhất, gắn vào bề mặt của tế bào B và khi ấy chúng được gọi là [[thụ thể tế bào B]] (BCR). Sau khi một kháng nguyên bám vào BCR, tế bào B hoạt hóa để tăng sinh và biệt hóa thành [[tế bào huyết tương]] tiết kháng thể tan với cùng paratope, hoặc [[tế bào B ký ức]] sống sót trong cơ thể để tạo miễn dịch lâu dài với kháng nguyên.<ref name="pmid17337763">{{cite journal|vauthors=Borghesi L, Milcarek C|year=2006|title=From B cell to plasma cell: regulation of V(D)J recombination and antibody secretion|journal=Immunologic Research|volume=36|issue=1–3|pages=27–32|doi=10.1385/IR:36:1:27|pmid=17337763|s2cid=27041937}}</ref> Các kháng thể tan được giải phóng vào máu, dịch mô, hay nhiều [[chất tiết]]. Miễn dịch trung gian kháng thể đôi khi được gọi, hay được xem là một phần của [[miễn dịch dịch thể]].<ref name=Pier>{{cite book | vauthors = Pier GB, Lyczak JB, Wetzler LM | title = Immunology, Infection, and Immunity | publisher = ASM Press| year = 2004 | isbn = 978-1-55581-246-1}}</ref>  
 
Kháng thể cùng với [[tế bào B]] và [[tế bào T]] làm thành bộ phận quan trọng nhất của [[hệ miễn dịch thích nghi]]. Chúng hiện hữu ở hai dạng: một là gắn với [[tế bào B]] còn kia là dạng tan, không gắn và được thấy trong [[dịch ngoại bào]] như [[huyết tương]]. Ban đầu, tất cả kháng thể đều ở dạng thứ nhất, gắn vào bề mặt của tế bào B và khi ấy chúng được gọi là [[thụ thể tế bào B]] (BCR). Sau khi một kháng nguyên bám vào BCR, tế bào B hoạt hóa để tăng sinh và biệt hóa thành [[tế bào huyết tương]] tiết kháng thể tan với cùng paratope, hoặc [[tế bào B ký ức]] sống sót trong cơ thể để tạo miễn dịch lâu dài với kháng nguyên.<ref name="pmid17337763">{{cite journal|vauthors=Borghesi L, Milcarek C|year=2006|title=From B cell to plasma cell: regulation of V(D)J recombination and antibody secretion|journal=Immunologic Research|volume=36|issue=1–3|pages=27–32|doi=10.1385/IR:36:1:27|pmid=17337763|s2cid=27041937}}</ref> Các kháng thể tan được giải phóng vào máu, dịch mô, hay nhiều [[chất tiết]]. Miễn dịch trung gian kháng thể đôi khi được gọi, hay được xem là một phần của [[miễn dịch dịch thể]].<ref name=Pier>{{cite book | vauthors = Pier GB, Lyczak JB, Wetzler LM | title = Immunology, Infection, and Immunity | publisher = ASM Press| year = 2004 | isbn = 978-1-55581-246-1}}</ref>  
  
Kháng thể là [[glycoprotein]] thuộc [[siêu họ globulin miễn dịch]]. Các thuật ngữ kháng thể và globulin miễn dịch thường được xem như đồng nghĩa và có thể dùng hoán đổi,<ref name="Rhoades"/> dù vậy 'kháng thể' đôi khi chỉ nói đến dạng tan được tiết ra, tức là loại đi thụ thể tế bào B.<ref>{{Cite web |title=MeSH Browser – Immunoglobulins |url=https://meshb.nlm.nih.gov/record/ui?ui=D007136 |access-date=2020-10-25 |website=meshb.nlm.nih.gov}}</ref>
+
Kháng thể là [[glycoprotein]] thuộc [[siêu họ globulin miễn dịch]]. Các thuật ngữ 'kháng thể' 'globulin miễn dịch' thường được xem như đồng nghĩa và có thể dùng hoán đổi,<ref name="Rhoades"/> dù vậy ''kháng thể'' đôi khi chỉ nói đến dạng tan được tiết ra, tức là loại đi thụ thể tế bào B.<ref>{{Cite web |title=MeSH Browser – Immunoglobulins |url=https://meshb.nlm.nih.gov/record/ui?ui=D007136 |access-date=2020-10-25 |website=meshb.nlm.nih.gov}}</ref>
 
{{clear}}
 
{{clear}}
 
== Tham khảo ==
 
== Tham khảo ==
 
{{Reflist}}
 
{{Reflist}}

Phiên bản lúc 15:06, ngày 5 tháng 11 năm 2021

Mỗi một kháng thể gắn với một kháng nguyên đặc thù, tương tác giống như khóa và chìa (ấn vào hình)

Kháng thể (Ab), còn gọi là globulin miễn dịch (Ig),[1] là một protein hình chữ Y lớn được hệ miễn dịch dùng để nhận diện và vô hiệu những đối tượng ngoại xâm như vi khuẩn gây bệnhvirus. Kháng thể nhận diện một phân tử độc nhất của mầm bệnh, gọi là kháng nguyên.[2][3] Mỗi đầu chữ Y của kháng thể chứa một paratope (giống như khóa) duy chỉ ứng với một epitope (giống như chìa) của kháng nguyên, cho phép hai cấu trúc này gắn khớp vào nhau. Vận dụng cơ chế gắn này, kháng thể có thể đánh dấu một vi sinh vật hay một tế bào nhiễm để cho những thành phần khác của hệ miễn dịch tấn công chúng. Kháng thể cũng có thể trực tiếp vô hiệu vật lạ, ví dụ như chặn một bộ phận của virus khiến nó không thể tấn công hiệu quả.

Để hệ miễn dịch nhận diện hàng triệu kháng nguyên khác nhau, chỗ gắn kháng nguyên tại hai đầu của kháng thể phải đa dạng tương xứng. Trái ngược, phần còn lại của kháng thể lại khá đồng nhất, nó chỉ có một vài biến thể xác định lớp (loại) hay isotype (đồng kiểu) gồm IgA, IgD, IgE, IgG, IgM. Vùng bất biến tại thân kháng thể bao gồm những vị trí tham gia tương tác với thành phần khác của hệ miễn dịch. Các kháng thể khác lớp khác biệt ở nơi chúng được giải phóng trong cơ thể và giai đoạn của phản ứng miễn dịch.

Kháng thể cùng với tế bào Btế bào T làm thành bộ phận quan trọng nhất của hệ miễn dịch thích nghi. Chúng hiện hữu ở hai dạng: một là gắn với tế bào B còn kia là dạng tan, không gắn và được thấy trong dịch ngoại bào như huyết tương. Ban đầu, tất cả kháng thể đều ở dạng thứ nhất, gắn vào bề mặt của tế bào B và khi ấy chúng được gọi là thụ thể tế bào B (BCR). Sau khi một kháng nguyên bám vào BCR, tế bào B hoạt hóa để tăng sinh và biệt hóa thành tế bào huyết tương tiết kháng thể tan với cùng paratope, hoặc tế bào B ký ức sống sót trong cơ thể để tạo miễn dịch lâu dài với kháng nguyên.[4] Các kháng thể tan được giải phóng vào máu, dịch mô, hay nhiều chất tiết. Miễn dịch trung gian kháng thể đôi khi được gọi, hay được xem là một phần của miễn dịch dịch thể.[5]

Kháng thể là glycoprotein thuộc siêu họ globulin miễn dịch. Các thuật ngữ 'kháng thể' và 'globulin miễn dịch' thường được xem như đồng nghĩa và có thể dùng hoán đổi,[1] dù vậy kháng thể đôi khi chỉ nói đến dạng tan được tiết ra, tức là loại đi thụ thể tế bào B.[6]

Tham khảo

  1. a b Rhoades RA, Pflanzer RG (2002), Human Physiology (lxb. 5th), Thomson Learning, tr. 584, ISBN 978-0-534-42174-8
  2. Janeway C (2001), Immunobiology (lxb. 5th), Garland Publishing, ISBN 978-0-8153-3642-6
  3. Litman GW, Rast JP, Shamblott MJ, Haire RN, Hulst M, Roess W, Litman RT, Hinds-Frey KR, Zilch A, Amemiya CT (tháng 1 năm 1993), "Phylogenetic diversification of immunoglobulin genes and the antibody repertoire", Molecular Biology and Evolution, 10 (1): 60–72, doi:10.1093/oxfordjournals.molbev.a040000, PMID 8450761
  4. Borghesi L, Milcarek C (2006), "From B cell to plasma cell: regulation of V(D)J recombination and antibody secretion", Immunologic Research, 36 (1–3): 27–32, doi:10.1385/IR:36:1:27, PMID 17337763, S2CID 27041937
  5. Pier GB, Lyczak JB, Wetzler LM (2004), Immunology, Infection, and Immunity, ASM Press, ISBN 978-1-55581-246-1
  6. "MeSH Browser – Immunoglobulins", meshb.nlm.nih.gov, truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2020