Khác biệt giữa các bản “Louis Pasteur”
Dòng 56: Dòng 56:
  
 
Chủng ngừa tả gà hay bệnh than khác đậu mùa ở chỗ là những sinh vật gây bệnh được làm yếu nhân tạo, vậy nên không cần phải đi tìm thể bệnh yếu ngoài tự nhiên.<ref name=Giese /> Khám phá này có tính cách mạng trong lĩnh vực bệnh truyền nhiễm và Pasteur đã đặt cho những dạng bệnh bị làm yếu nhân tạo này tên chung là [[vắc-xin]] nhằm vinh danh khám phá của Jenner.<ref>{{cite book|last1=Vallery-Radot|first1=René|translator-last=Devonshire|translator-first=R. L.|title=The Life of Pasteur|date=1919|publisher=Constable & Company|location=London|page=332|url=https://archive.org/stream/in.ernet.dli.2015.173907/2015.173907.The-Life-Of-Pasteur#page/n351/mode/2up}}</ref>
 
Chủng ngừa tả gà hay bệnh than khác đậu mùa ở chỗ là những sinh vật gây bệnh được làm yếu nhân tạo, vậy nên không cần phải đi tìm thể bệnh yếu ngoài tự nhiên.<ref name=Giese /> Khám phá này có tính cách mạng trong lĩnh vực bệnh truyền nhiễm và Pasteur đã đặt cho những dạng bệnh bị làm yếu nhân tạo này tên chung là [[vắc-xin]] nhằm vinh danh khám phá của Jenner.<ref>{{cite book|last1=Vallery-Radot|first1=René|translator-last=Devonshire|translator-first=R. L.|title=The Life of Pasteur|date=1919|publisher=Constable & Company|location=London|page=332|url=https://archive.org/stream/in.ernet.dli.2015.173907/2015.173907.The-Life-Of-Pasteur#page/n351/mode/2up}}</ref>
 +
 +
Vào năm 1876 [[Robert Koch]] chứng minh ''[[Bacillus anthracis]]'' là tác nhân gây bệnh than.<ref name="De Paolo">{{cite book|last1=De Paolo|first1=Charles|title=Epidemic Disease and Human Understanding: A Historical Analysis of Scientific and Other Writings|date=2006|publisher=McFarland|isbn=978-0-7864-2506-8|pages=103, 111–114|url=https://books.google.com/books?id=Xcz7Y9qVGQMC&pg=PA103}}</ref> Trong những tài liệu công bố giai đoạn 1878-1880, Pasteur chỉ nhắc đến công trình của Koch ở chú thích cuối trang. Koch gặp Pasteur tại Đại hội Y khoa Quốc tế lần thứ bảy năm 1881. Vài tháng sau, Koch viết rằng Pasteur đã dùng những mẻ cấy không sạch và mắc lỗi. Vào năm 1882, Pasteur đáp trả Koch trong một bài phát biểu mà vì thế Koch đã phản ứng gay gắt.<ref name="ullmann" /> Koch nói Pasteur thử nghiệm vắc-xin trên động vật không phù hợp và nghiên cứu của Pasteur không đúng khoa học.<ref name=Ligon /> Cùng năm Koch viết tiểu luận "Về Chủng ngừa Bệnh than" trong đó phản bác một số kết luận của Pasteur về bệnh than và chỉ trích Pasteur vì đã giấu kín phương pháp của mình, đi tới kết luận và sai lầm. Một năm sau Pasteur viết ông đã dùng những mẻ cấy chuẩn bị theo cách giống như những thí nghiệm lên men thành công của ông trước đó và rằng Koch đã hiểu sai những số liệu thống kê và phớt lờ công trình về tằm của Pasteur.<ref name="De Paolo" />
  
 
== Tham khảo ==
 
== Tham khảo ==
 
{{Reflist}}
 
{{Reflist}}

Phiên bản lúc 22:33, ngày 22 tháng 1 năm 2021

Louis Pasteur
Louis Pasteur, foto av Paul Nadar, Crisco edit.jpg
Ảnh Nadar chụp
Sinh27 tháng 12 năm 1822
Dole, Jura, Pháp
Mất28 tháng 9 năm 1895 (72 tuổi)
Quốc tịchPháp
Trường học
Được biết đến vìTạo ra vắc-xin bệnh dại đầu tiên
Vắc-xin bệnh tả[1]
Vắc-xin bệnh than
Diệt khuẩn Pasteur
Giải thưởng
Sự nghiệp khoa học
Lĩnh vực
Tổ chức
Học trò nổi bậtCharles Friedel[4]
Chữ ký
Louis Pasteur Signature.svg

Louis Pasteur (27 tháng 12 năm 1822 – 28 tháng 9 năm 1895) là nhà sinh học, vi sinh học, hóa học người Pháp lừng danh vì những phát hiện về nguyên lý vắc-xin, lên men, và diệt khuẩn Pasteur. Các phát hiện của ông đã tạo nên bước đột phát trong việc tìm hiểu căn nguyên và ngăn ngừa bệnh tật, đồng thời cứu sống rất nhiều sinh mạng. Ông làm giảm tỷ lệ tử vong do sốt hậu sản, tạo ra vắc-xin phòng dạithan đầu tiên. Thuyết mầm bệnh và những ứng dụng của nó trong y học lâm sàng nhận được sự ủng hộ cũng nhờ những khám phá của ông. Pasteur nổi tiếng nhất vì đã phát minh ra kỹ thuật xử lý sữa và rượu vang để ngăn nhiễm khuẩn mà nay gọi là diệt khuẩn Pasteur. Cùng với Ferdinand CohnRobert Koch, Pasteur được xem là một trong những nhà sáng lập của vi trùng học và "cha đẻ của vi sinh vật học".

Pasteur phản bác thuyết tự sinh; ông làm thí nghiệm chỉ ra rằng không có sự xâm nhiễm, vi sinh vật không thể sinh sôi. Dưới sự bảo trợ của Viện Hàn lâm Khoa học Pháp, ông đã chứng minh trong bình kín và tiệt trùng không xảy ra hiện tượng, còn trong bình tiệt trùng nhưng hở thì vi sinh vật có thể sinh trưởng.[5] Tuy không phải là người đầu tiên đề xuất thuyết mầm bệnh song các thí nghiệm của Pasteur đã chỉ ra tính đúng đắn của nó và thuyết phục được hầu hết châu Âu. Hiện ông được xem là một trong những cha đẻ của lý thuyết này.[6] Pasteur còn có những khám phá quan trọng trong hóa học, nổi bật nhất là tính bất đối xứng của những tinh thể nhất định và raxem hóa. Vào đầu sự nghiệp, nghiên cứu về tartaric acid đã mang đến những lời giải đầu tiên về đồng phân quang học. Công trình của ông dẫn hướng đến hiểu biết hiện tại về nguyên lý cơ bản trong cấu trúc của hợp chất hữu cơ.

Pasteur là giám đốc của Viện Pasteur thành lập năm 1887 đến khi qua đời. Thi thể ông được chôn trong căn hầm bên dưới viện. Tuy có nhiều đóng góp to lớn song danh tiếng của Pasteur lại đi kèm với những tranh cãi. Việc phân tích lại cuốn sổ tay cá nhân tiết lộ ông đã gian dối nhằm đánh bại địch thủ.[7][8]

Nghiên cứu

Miễn dịch học và chủng ngừa

Tả gà

Tả gà là một trong những căn bệnh thu hút sự quan tâm của Pasteur. Ông nhận mẻ cấy vi khuẩn từ Jean Joseph Henri Toussaint và nuôi chúng trong nước xuýt gà.[9] Trong quá trình nghiên cứu, một mẻ vi khuẩn đã bị hỏng và không thể gây bệnh ở một số con gà là đối tượng bị ông cố tình làm cho nhiễm bệnh. Khi sử dụng lại những con gà khỏe mạnh này, Pasteur phát hiện ra chúng không thể bị nhiễm vi khuẩn, kể cả vi khuẩn mới. Vi khuẩn suy yếu chỉ gây ra những triệu chứng nhẹ và đã giúp những con gà miễn nhiễm căn bệnh.[10][6]

Vào năm 1879 phụ tá của Pasteur là Charles Chamberland được hướng dẫn tiêm vi khuẩn cho gà trong thời gian Pasteur đi du lịch. Chamberland có lẽ do vội vã với kỳ nghỉ của mình nên đã không thực hiện. Khi quay về, những mẻ cấy đã để được một tháng khiến những con gà không khỏe, nhưng rồi chúng lại hồi phục hoàn toàn thay vì chết như thường lệ. Chamberland nghĩ chắc có vấn đề gì đó và muốn vứt mẻ cấy mà dường như bị hỏng đi nhưng Pasteur đã ngăn lại.[11] Ông tiêm vi khuẩn độc vào những con gà và chúng sống sót, từ đó ông kết luận những con gà này đã miễn nhiễm căn bệnh.[12]

Tháng 12 năm 1879, Pasteur sử dụng vi khuẩn suy yếu để tiêm vào gà và kết quả là chúng sống sót. Tiếp theo, ông tiêm vào những con gà này một chủng vi khuẩn độc nhưng chúng không bị bệnh. Vào năm 1880, Pasteur trình bày kết quả của mình lên Viện Hàn lâm Khoa học Pháp, nêu rằng vi khuẩn bị suy yếu bởi tiếp xúc với oxy.[9]

Bệnh than

Trong thập niên 1870 Pasteur áp dụng phương pháp tạo miễn dịch này với bệnh than đang ảnh hưởng đến bò và làm gợi lên mối quan tâm đến việc chiến đấu chống những căn bệnh khác. Ông nuôi vi khuẩn lấy từ máu của động vật mắc bệnh. Khi ông tiêm vi khuẩn vào động vật khác, bệnh than xảy ra chứng tỏ vi khuẩn là nguyên nhân gây bệnh.[13] Nhiều con bò đã mắc bệnh than và chết trên những "cánh đồng bị nguyền rủa".[14] Pasteur nghe nói cừu chết vì bệnh than được chôn ở cánh đồng. Ông nghĩ rằng giun đất có thể mang vi khuẩn lên trên mặt đất. Việc tìm thấy vi khuẩn than trong phân của giun đất đã chứng minh cho suy đoán của ông.[14] Ông bảo những người nông dân không chôn động vật chết ngoài đồng.[15]

Vào năm 1880, Jean Joseph Henri Toussaint, một bác sĩ thú y và đối thủ của Pasteur, đã sử dụng carbolic acid để giết trực khuẩn than và thử nghiệm vắc-xin trên cừu. Pasteur nghĩ rằng kiểu vắc-xin bất hoạt này sẽ không có tác dụng vì ông tin cơ chế là vi khuẩn suy yếu giành hết dinh dưỡng mà vi khuẩn bình thường cần để sinh sôi. Ông nghĩ để vi khuẩn tiếp xúc với oxy sẽ khiến chúng suy giảm độc lực.[16] Sang đầu năm 1881, Pasteur khám phá ra trực khuẩn than sinh trưởng ở khoảng 42 °C không thể sinh bào tử[17] và trình bày phương pháp này trong một bài phát biểu trước Viện Hàn lâm Khoa học Pháp vào ngày 28 tháng 2.[18] Cũng trong năm đó bác sĩ thú y Hippolyte Rossignol đề nghị Hội Nông nghiệp Melun tiến hành một thí nghiệm để kiểm tra vắc-xin của Pasteur. Pasteur đồng tình và thí nghiệm tiến hành tại Pouilly-le-Fort trên cừu, dê và bò đã thành công. Pasteur không tiết lộ rõ ràng làm thế nào mà ông có được vắc-xin sử dụng tại Pouilly-le-Fort.[19][17] Sổ tay phòng thí nghiệm của Pasteur mà hiện ở Thư viện Quốc gia Pháp chỉ ra ông đã dùng nhiệt và kali dicromat, tương tự phương pháp của Toussaint.[20][21][22]

Việc thể bệnh yếu tạo miễn dịch chống thể độc hại không phải mới, con người đã biết điều này từ lâu qua bệnh đậu mùa. Tiêm mầm bệnh đậu mùa (chủng đậu) dẫn đến một thể bệnh nhẹ hơn nhiều và tỷ lệ tử vong rất thấp so với bệnh mắc tự nhiên.[23] Edward Jenner cũng nghiên cứu chủng ngừa dùng bệnh đậu bò để tạo miễn dịch chéo với đậu mùa vào cuối thập niên 1790 và đến đầu thập niên 1800 chủng ngừa đã phổ biến hầu khắp châu Âu.[24]

Chủng ngừa tả gà hay bệnh than khác đậu mùa ở chỗ là những sinh vật gây bệnh được làm yếu nhân tạo, vậy nên không cần phải đi tìm thể bệnh yếu ngoài tự nhiên.[20] Khám phá này có tính cách mạng trong lĩnh vực bệnh truyền nhiễm và Pasteur đã đặt cho những dạng bệnh bị làm yếu nhân tạo này tên chung là vắc-xin nhằm vinh danh khám phá của Jenner.[25]

Vào năm 1876 Robert Koch chứng minh Bacillus anthracis là tác nhân gây bệnh than.[26] Trong những tài liệu công bố giai đoạn 1878-1880, Pasteur chỉ nhắc đến công trình của Koch ở chú thích cuối trang. Koch gặp Pasteur tại Đại hội Y khoa Quốc tế lần thứ bảy năm 1881. Vài tháng sau, Koch viết rằng Pasteur đã dùng những mẻ cấy không sạch và mắc lỗi. Vào năm 1882, Pasteur đáp trả Koch trong một bài phát biểu mà vì thế Koch đã phản ứng gay gắt.[6] Koch nói Pasteur thử nghiệm vắc-xin trên động vật không phù hợp và nghiên cứu của Pasteur không đúng khoa học.[27] Cùng năm Koch viết tiểu luận "Về Chủng ngừa Bệnh than" trong đó phản bác một số kết luận của Pasteur về bệnh than và chỉ trích Pasteur vì đã giấu kín phương pháp của mình, đi tới kết luận và sai lầm. Một năm sau Pasteur viết ông đã dùng những mẻ cấy chuẩn bị theo cách giống như những thí nghiệm lên men thành công của ông trước đó và rằng Koch đã hiểu sai những số liệu thống kê và phớt lờ công trình về tằm của Pasteur.[26]

Tham khảo

  1. "History of the Cholera Vaccine | Passport Health", www.passporthealthusa.com, truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2020
  2. Fellows of the Royal Society, London: Royal Society, lưu trữ từ nguyên tác ngày 16 tháng 3 năm 2015
  3. II. Abdülhamid'in Fransız kimyagere yaptığı yardım ortaya çıktı, CNN Türk, truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2016
  4. Asimov, Asimov's Biographical Encyclopedia of Science and Technology 2nd Revised edition
  5. Seckbach, Joseph (editor) (2004), Origins: Genesis, Evolution and Diversity of Life, Dordrecht, The Netherlands: Kluwer Academic Publishers, tr. 20, ISBN 978-1-4020-1813-8CS1 maint: extra text: authors list (link)
  6. a b c Ullmann, Agnes (tháng 8 năm 2007), "Pasteur-Koch: Distinctive Ways of Thinking about Infectious Diseases", Microbe, 2 (8): 383–387, lưu trữ từ nguyên tác ngày 10 tháng 5 năm 2016, truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2007
  7. Geison, Gerald L (1995), The Private Science of Louis Pasteur, Princeton, NJ: Princeton university press, ISBN 978-0-691-01552-1
  8. Anderson, C. (1993), "Pasteur Notebooks Reveal Deception", Science, 259 (5098): 1117, Bibcode:1993Sci...259.1117A, doi:10.1126/science.259.5098.1117-a, PMID 8438162
  9. a b Plotkin, Stanley A., bt. (2011), History of Vaccine Development, Springer, tr. 35–36, ISBN 978-1-4419-1339-5
  10. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên catholic intro
  11. Dixon, Bernard (1980), "The hundred years of Louis Pasteur", New Scientist, Reed Business Information, no. 1221, tr. 30–32
  12. Artenstein, Andrew W., bt. (2009), Vaccines: A Biography, Springer, tr. 75, ISBN 978-1-4419-1108-7
  13. Keim, Albert; Lumet, Louis (1914), Louis Pasteur, Frederick A. Stokes Company, tr. 123–125
  14. a b Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Schwartz
  15. Vallery-Radot, René (1919), The Life of Pasteur, dịch bởi Devonshire, R. L., London: Constable & Company, tr. 303–305
  16. Tizard, Ian (1998), "Grease, Anthraxgate, and Kennel Cough: A Revisionist History of Early Veterinary Vaccines", trong Schultz, Ronald D. (bt.), Veterinary Vaccines and Diagnostics, Academic Press, tr. 12–14, ISBN 978-0-08-052683-6
  17. a b Bazin, Hervé (2011), Vaccinations: a History: From Lady Montagu to Jenner and genetic engineering, John Libbey Eurotext, tr. 196–197, ISBN 978-2-7420-1344-9
  18. Pasteur, L.; Chamberland, C.; Roux, E. (1881), "Le vaccin de charbon", Comptes Rendus Hebdomadaires des Séances de l'Académie des Sciences (trong français), 92: 666–668
  19. Plotkin, Stanley A., bt. (2011), History of Vaccine Development, Springer, tr. 37–38, ISBN 978-1-4419-1339-5
  20. a b Giese, Matthias, bt. (2013), Molecular Vaccines: From Prophylaxis to Therapy, 1, Springer, tr. 4, ISBN 978-3-7091-1419-3
  21. Cohn, David V (ngày 18 tháng 12 năm 2006), Pasteur, University of Louisville, truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2007
  22. Loir, A (1938), "A l'ombre de Pasteur", Le mouvement sanitaire, tr. 18, 160
  23. Artenstein, Andrew W., bt. (2009), Vaccines: A Biography, Springer, tr. 10, ISBN 978-1-4419-1108-7
  24. Bazin, Hervé (2011), Vaccinations: a History: From Lady Montagu to Jenner and genetic engineering, John Libbey Eurotext, tr. 66–67, 82, ISBN 978-2-7420-1344-9
  25. Vallery-Radot, René (1919), The Life of Pasteur, dịch bởi Devonshire, R. L., London: Constable & Company, tr. 332
  26. a b De Paolo, Charles (2006), Epidemic Disease and Human Understanding: A Historical Analysis of Scientific and Other Writings, McFarland, tr. 103, 111–114, ISBN 978-0-7864-2506-8
  27. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Ligon