Mục từ này cần được bình duyệt
Khác biệt giữa các bản “Chiến tranh Lạnh”
(Tạm chỉ để phần tóm tắt do nội dung không kiểm chứng + quá dài)
Thẻ: Thay thế nội dung
 
Dòng 11: Dòng 11:
 
{{legend|#3465A4|[[Thế giới thứ Nhất]]: [[Khối Tây]] đứng đầu là [[Hoa Kỳ]] và đồng minh}}
 
{{legend|#3465A4|[[Thế giới thứ Nhất]]: [[Khối Tây]] đứng đầu là [[Hoa Kỳ]] và đồng minh}}
 
{{legend|#D40000|[[Thế giới thứ Hai]]: [[Khối Đông]] đứng đầu là [[Liên Xô]], [[Trung Quốc]] và đồng minh}}
 
{{legend|#D40000|[[Thế giới thứ Hai]]: [[Khối Đông]] đứng đầu là [[Liên Xô]], [[Trung Quốc]] và đồng minh}}
{{legend|#73D216|[[Thế giới thứ Ba]]: Các nước [[quốc gia trung lập|trung lập]] và [[phong trào không liên kết|không liên kết]]}}
+
{{legend|#C0C0C0|[[Thế giới thứ Ba]]: Các nước [[quốc gia trung lập|trung lập]] và [[phong trào không liên kết|không liên kết]]}}
 
}}
 
}}
 
'''Chiến tranh Lạnh''' là thời kỳ căng thẳng [[địa chính trị]] giữa [[Liên Xô]] cùng đồng minh ([[Khối Đông]]) và [[Hoa Kỳ]] cùng đồng minh ([[Khối Tây]]) sau [[Chiến tranh thế giới thứ Hai]]. Các nhà sử học không hoàn toàn thống nhất về thời điểm bắt đầu và kết thúc, nhưng nhìn chung giai đoạn này kéo dài từ lúc [[học thuyết Truman]] ra đời (12 tháng 3 năm 1947) đến khi [[Liên Xô tan rã]] (26 tháng 12 năm 1991). Sở dĩ gọi là "lạnh" bởi không có giao tranh quy mô lớn trực tiếp giữa hai [[siêu cường]] mà mỗi bên chỉ hỗ trợ những cuộc xung đột địa bàn lớn gọi là [[chiến tranh ủy nhiệm]]. Tình trạng đối đầu xuất phát từ tham vọng tranh giành sức ảnh hưởng về ý thức hệ và địa chính trị trên toàn cầu của cả hai sau mối liên minh tạm thời thành công với thắng lợi trước [[phe Trục]] vào năm 1945. Bên cạnh phát triển vũ khí hạt nhân và triển khai quân sự thông thường, cuộc đấu vì thế thống trị còn được thể hiện qua những phương thức gián tiếp như [[chiến tranh tâm lý]], hoạt động [[tuyên truyền]], [[tình báo]], [[cấm vận]], ganh đua tại những sự kiện thể thao và cạnh tranh về công nghệ như [[Chạy đua Không gian]].
 
'''Chiến tranh Lạnh''' là thời kỳ căng thẳng [[địa chính trị]] giữa [[Liên Xô]] cùng đồng minh ([[Khối Đông]]) và [[Hoa Kỳ]] cùng đồng minh ([[Khối Tây]]) sau [[Chiến tranh thế giới thứ Hai]]. Các nhà sử học không hoàn toàn thống nhất về thời điểm bắt đầu và kết thúc, nhưng nhìn chung giai đoạn này kéo dài từ lúc [[học thuyết Truman]] ra đời (12 tháng 3 năm 1947) đến khi [[Liên Xô tan rã]] (26 tháng 12 năm 1991). Sở dĩ gọi là "lạnh" bởi không có giao tranh quy mô lớn trực tiếp giữa hai [[siêu cường]] mà mỗi bên chỉ hỗ trợ những cuộc xung đột địa bàn lớn gọi là [[chiến tranh ủy nhiệm]]. Tình trạng đối đầu xuất phát từ tham vọng tranh giành sức ảnh hưởng về ý thức hệ và địa chính trị trên toàn cầu của cả hai sau mối liên minh tạm thời thành công với thắng lợi trước [[phe Trục]] vào năm 1945. Bên cạnh phát triển vũ khí hạt nhân và triển khai quân sự thông thường, cuộc đấu vì thế thống trị còn được thể hiện qua những phương thức gián tiếp như [[chiến tranh tâm lý]], hoạt động [[tuyên truyền]], [[tình báo]], [[cấm vận]], ganh đua tại những sự kiện thể thao và cạnh tranh về công nghệ như [[Chạy đua Không gian]].

Bản hiện tại lúc 08:11, ngày 14 tháng 5 năm 2024

Chiến tranh Lạnh
12 tháng 3 năm 194726 tháng 12 năm 1991
NATO vs. Warsaw (1949-1990).png

Cold War alliances mid-1975.svg Trên:   NATO  Khối Warszawa trong Chiến tranh Lạnh
Dưới: Thế giới thứ Ba thời Chiến tranh Lạnh, tháng 4 – tháng 8 năm 1975

  Thế giới thứ Nhất: Khối Tây đứng đầu là Hoa Kỳ và đồng minh
  Thế giới thứ Hai: Khối Đông đứng đầu là Liên Xô, Trung Quốc và đồng minh

Chiến tranh Lạnh là thời kỳ căng thẳng địa chính trị giữa Liên Xô cùng đồng minh (Khối Đông) và Hoa Kỳ cùng đồng minh (Khối Tây) sau Chiến tranh thế giới thứ Hai. Các nhà sử học không hoàn toàn thống nhất về thời điểm bắt đầu và kết thúc, nhưng nhìn chung giai đoạn này kéo dài từ lúc học thuyết Truman ra đời (12 tháng 3 năm 1947) đến khi Liên Xô tan rã (26 tháng 12 năm 1991). Sở dĩ gọi là "lạnh" bởi không có giao tranh quy mô lớn trực tiếp giữa hai siêu cường mà mỗi bên chỉ hỗ trợ những cuộc xung đột địa bàn lớn gọi là chiến tranh ủy nhiệm. Tình trạng đối đầu xuất phát từ tham vọng tranh giành sức ảnh hưởng về ý thức hệ và địa chính trị trên toàn cầu của cả hai sau mối liên minh tạm thời thành công với thắng lợi trước phe Trục vào năm 1945. Bên cạnh phát triển vũ khí hạt nhân và triển khai quân sự thông thường, cuộc đấu vì thế thống trị còn được thể hiện qua những phương thức gián tiếp như chiến tranh tâm lý, hoạt động tuyên truyền, tình báo, cấm vận, ganh đua tại những sự kiện thể thao và cạnh tranh về công nghệ như Chạy đua Không gian.

Khối Tây dẫn đầu là Hoa Kỳ và các quốc gia Thế giới thứ Nhất khác mà nhìn chung dân chủ tự do nhưng bị ràng buộc với một mạng lưới các nước chuyên chế mà đa phần là cựu thuộc địa của họ. Liên Xô và Đảng Cộng sản nước này lãnh đạo Khối Đông đồng thời có tầm ảnh hưởng khắp Thế giới thứ Hai. Chính phủ Hoa Kỳ hỗ trợ các chính phủ cánh hữu cùng những cuộc nổi dậy, trong khi chính phủ Liên Xô tài trợ các đảng cộng sản và những cuộc cách mạng trên thế giới. Sau khi hầu hết các nước thuộc địa giành độc lập vào thời kỳ 1945–1960 thì nơi đây đã biến thành chiến trường Thế giới thứ Ba của Chiến tranh Lạnh.

Giai đoạn đầu tiên của Chiến tranh Lạnh bắt đầu không lâu sau khi Chiến tranh thế giới thứ Hai kết thúc năm 1945. Hoa Kỳ sáng lập liên minh quân sự NATO vào năm 1949 trong nỗi e sợ Liên Xô tấn công và gọi chính sách toàn cầu đối đầu Liên Xô của họ là ngăn chặn. Hành động phản ứng của Liên Xô là thành lập Khối Warszawa vào năm 1955. Các cuộc khủng hoảng lớn giai đoạn này gồm Phong tỏa Berlin 1948–49, Nội chiến Trung Quốc 1927–1949, Chiến tranh Triều Tiên 1950–1953, Cách mạng Hungary 1956, Khủng hoảng Suez 1956, Khủng hoảng Berlin 1961, và Khủng hoảng Tên lửa Cuba 1962. Hoa Kỳ và Liên Xô cạnh tranh tầm ảnh hưởng ở Mỹ Latinh, Trung Đông, các nước châu Á và châu Phi phi thực dân.

Sau Khủng hoảng Tên lửa Cuba, một giai đoạn mới bắt đầu chứng kiến sự chia rẽ giữa Liên Xô và Trung Quốc làm phức tạp các mối quan hệ trong khối Cộng sản, trong khi đồng minh Pháp của Hoa Kỳ bắt đầu đòi thêm quyền tự chủ. Liên Xô xâm lược Tiệp Khắc để dập tắt Mùa xuân Praha 1968 còn Hoa Kỳ vấp phải tình trạng hỗn độn trong nước từ phong trào dân quyền và phản đối Chiến tranh Việt Nam. Thời kỳ 1960–70 nổi lên phong trào hòa bình quốc tế từ những người dân yêu chuộng hòa bình trên khắp thế giới. Các hành động phản đối thử nghiệm vũ khí hạt nhân và ủng hộ giải trừ hạt nhân diễn ra bên cạnh những cuộc biểu tình chống chiến tranh quy mô lớn. Sang thập niên 1970, cả hai bên bắt đầu tính đến hòa bình và an ninh, mở ra một thời kỳ hòa hoãn chứng kiến các cuộc Đàm phán Hạn chế Vũ khí Chiến lược cùng mối quan hệ của Hoa Kỳ với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sắm vai đối trọng chiến lược với Liên Xô. Một số chế độ Marxist tự xưng ra đời ở Thế giới thứ Ba trong nửa sau thập niên 1970, bao gồm Cộng hòa Nhân dân Angola, Cộng hòa Nhân dân Mozambique, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Ethiopia, Campuchia Dân chủ, Cộng hòa Dân chủ Afghanistan, và Cộng hòa Nicaragua.

Thập niên 1970 trôi qua cũng là lúc hòa hoãn kết thúc với Chiến tranh Liên Xô–Afghanistan năm 1979. Đầu thập niên 1980 là một giai đoạn căng thẳng leo thang khác. Hoa Kỳ gia tăng áp lực kinh tế, quân sự, ngoại giao lên Liên Xô trong lúc nước này đang trải qua sự trì trệ về kinh tế. Vào giữa thập niên 1980, nhà lãnh đạo mới của Liên Xô Mikhail Gorbachev đã giới thiệu những cải cách tự do hóa là glasnost (công khai, 1985), perestroika (cải tổ, 1987) và chấm dứt sự can thiệp của Liên Xô ở Afghanistan. Sức ép đòi chủ quyền quốc gia ngày càng lớn hơn ở Đông Âu và Gorbachev từ chối tiếp tục hỗ trợ quân sự những chính phủ này.

Vào năm 1989, sự sụp đổ của Bức màn Sắt cùng một làn sóng cách mạng hòa bình đã lật đổ hầu hết chính phủ cộng sản của Khối Đông (ngoại trừ Romania và Afghanistan). Đảng Cộng sản Liên Xô cũng đánh mất năng lực kiểm soát trong nước và bị cấm sau nỗ lực đảo chính bất thành vào tháng 8 năm 1991. Sự kiện này dẫn đến hệ quả Liên Xô chính thức tan rã vào tháng 12 năm đó, các nước cộng hòa cấu thành Liên Xô tuyên bố độc lập, và các chính quyền cộng sản trên hầu khắp châu Á và châu Phi sụp đổ. Hoa Kỳ còn lại là siêu cường duy nhất trên thế giới.

Chiến tranh Lạnh cùng những sự kiện của nó đã để lại một di sản quan trọng. Cuộc chiến thường được nhắc đến trong văn hóa đại chúng, nhất là liên quan đến đề tài gián điệp và hiểm họa chiến tranh hạt nhân.